Giám đốc thẩm kỳ án tử tù Hồ Duy Hải

(Vietnamdaily) - Sáng 6/5, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải - 34 tuổi, bị tuyên án tử hình về các tội "Giết người" và "Cướp tài sản" xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vào năm 2008. 
 
 

Phiên tòa giám đốc thẩm do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Ngoài thành viên hội đồng giám đốc thẩm còn có sự tham gia của đại diện Viện KSND tối cao, đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An (các cơ quan công tố, xét xử sơ thẩm) và đại diện TAND cấp cao tại TP.HCM, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (cơ quan công tố, xét xử phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải).

Đặc biệt, phiên tòa này còn có sự tham gia của luật sư Trần Hồng Phong (luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, luật sư được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Giam doc tham ky an tu tu Ho Duy Hai
Bị cáo Hồ Duy Hải tại toà. 

Theo nội dung vụ án, năm 2007 Hồ Duy Hải thường đến Bưu cục Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) đặt mua báo nên quen hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi. Sáng 14/1/2008, hai nữ nhân viên này bị sát hại dã man tại nơi làm việc.

Đến ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Hồ sơ thể hiện Hải là hung thủ duy nhất giết người tại Bưu điện Cầu Voi.

Cuối năm 2008, Hải bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt mức án tử hình, Hải kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 28/4/2009, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM.

Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, toà hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án. Việc thu nhập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.

Trong đó, cấp sơ thẩm và phúc thẩm không làm rõ được địa điểm, người tiêu thụ tài sản do Hải cướp được, kết luận giám định cho thấy dấu vân tay thu được ở hiện trường không phải là của Hải, nhưng là của ai cũng không được làm rõ…

Cụ thể, kết luận giám định cho thấy tại hiện trường vụ án thu được nhiều dấu vân tay trên cửa kính và trên vòi nước ở lavabo. Các dấu vân tay này không trùng với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải.

Sau đó, kết quả giám định dấu vân tay bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Tại phiên toà sơ thẩm, Viện KSND tỉnh Long An cho rằng "dấu vân tay không giám định được".

Ngoài ra, sau khi bắt giam Hồ Duy Hải, cơ quan điều tra mới cử người ra chợ mua dao, thớt dùng để làm chứng cứ buộc tội. Quá trình điều tra, bị cáo cũng không tự vẽ con dao, mà con dao do điều tra viên vẽ trước rồi đưa cho Hải nhận dạng.

Cơ quan tiến hành tố tụng không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu, là nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án. Ngoài các dấu vân tay tại hiện trường chưa xác định được của ai, thì còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, Nghị là người yêu của một trong hai nạn nhân. Trong đêm xảy ra vụ án, Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi. Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nghị, nhưng sau đó toàn bộ thông tin về Nghị bị rút khỏi hồ sơ vụ án.

Viện KSND tối cao cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng như không trưng cầu giám định vết máu, bỏ sót chứng cứ vụ án, không đưa lời khai của Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án.

Ngoài ra, Viện KSND tối cao xác định, lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008 của Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, dù những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan điều tra.

Truy tố 2 nguyên cán bộ trại tạm giam T16 để 2 tử tù bỏ trốn

Hai nguyên cán bộ quản giáo trại tạm giam T16 Bộ Công an và một trung sĩ đã có nhiều vi phạm, thiếu trách nhiệm trong canh giữ phạm nhân để 2 tử tù đục tường bỏ trốn khỏi phòng biệt giam.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án "Thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn" xảy ra tại trại tạm giam T16 Bộ Công an.
Truy to 2 nguyen can bo trai tam giam T16 de 2 tu tu bo tron
 Trại tạm giam T16 - nơi xảy ra vụ việc 2 tử tù bỏ trốn khỏi phòng biệt giam - Ảnh: THÂN HOÀNG
Đồng thời Viện KSND tối cao truy tố 3 bị can gồm: Nguyễn Văn Kiên - nguyên thiếu úy, Nguyễn Đức Thắng - nguyên thiếu úy, đều là nguyên cán bộ quản giáo tại trại tạm giam T16 và Nguyễn Thái Hoàng, nguyên trung sĩ cảnh sát bảo vệ trại tạm giam T16 về cùng tội danh thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn.
Đục tường buồng giam bằng ốc vít
Theo cáo trạng, 8h15 ngày 11-9-2017, thiếu úy Nguyễn Đức Thắng điểm danh, kiểm diện buồng giam đã phát hiện 2 tử tù Lê Văn Thọ và Nguyễn Văn Tình đã đục tường bỏ trốn khỏi buồng giam số 3, khu D.
Căn cứ lời khai của Thọ và Tình, CQĐT xác định khoảng 10 ngày trước khi bỏ trốn, 2 tử tù này đã lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo khi mở cùm theo quy định để đi vệ sinh cá nhân, Tình đã vặn một ốc vít sắt trên tường, giấu trong buồng giam.
Sau đó Thọ và Tình rủ nhau cùng xé chăn tết thành dây để phục vụ việc bỏ trốn.
Ngày 9-9-2017, 2 tử tù đã rút dây chỉ ở khăn mặt để cắt nắp nhựa của âu cơm thành miếng nhỏ, dùng để phá khóa cùm cho Tình.
Chiều 10-9, sau khi ăn cơm xong, Thọ đã tự phá cùm chân bằng cách lắc mạnh cùm chân cho bản lề lỏng ra rồi lợi dụng khe hở giữa hai mảnh gỗ cùm để rút chân ra ngoài.
Thọ cũng giật mạnh chiếc cùm của mình để bung ra ngoài 1 chiếc bản lề sắt và một đinh vít.
Thọ đã lấy đinh vít mài mỏng đi cắm vào ổ khóa và mở cùm cho Tình.
Tiếp đó 2 tử tù trốn trại này dùng đinh và chiếc ốc vít đã giấu sẵn trước đó buộc vào bàn chải đánh răng rồi cạo tường theo mạch vữa giữa các viên gạch. Đến hàng gạch cuối cùng, Thọ dùng cùm thúc cho tường gạch rơi ra ngoài.
Khoảng 22h cùng ngày, 2 tử tù đã chui ra khỏi phòng biệt giam theo lỗ thủng trên tường rồi bám tường trèo lên nóc nhà khu C, tìm đường tẩu thoát.
Thọ và Tình nhặt một chiếc móc sắt để buộc vào dây được tết từ trước rồi lợi dụng cán bộ gác không có ở chòi, buộc vào hàng thép gai trèo ra ngoài.
Cơ quan điều tra đã thực nghiệm điều tra với kết quả phù hợp với lời khai của Thọ và Tình.
Trong thời gian bỏ trốn 2 tử tù này không phạm thêm tội nào mới. Về hành vi bỏ trốn khỏi phòng biệt giam, cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với Tình và Thọ về tội "trốn khỏi nơi giam, giữ".
Truy to 2 nguyen can bo trai tam giam T16 de 2 tu tu bo tron-Hinh-2
Tử tù Nguyễn Văn Tình tại cơ quan công an khi bị bắt giữ trong lúc bỏ trốn - Ảnh: HÀ PHƯƠNG 

Đưa thêm vụ Nhật Cường và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi

(Vietnamdaily) - Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thống nhất bổ sung 2 vụ án vào diện theo dõi Nhật Cường và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Ngày 18/11, tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nghe báo cáo kết quả xử lý các vụ án, vụ việc và thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc nổi cộm, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, từ sau Phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo đến nay đã xử lý dứt điểm 13 vụ án, 24 vụ việc; khởi tố mới 10 vụ án, phục hồi điều tra 7 vụ án; kết thúc điều tra 21 vụ án/127 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 18 vụ án /98 bị can; xét xử sơ thẩm 12 vụ án/41 bị cáo; xét xử phúc thẩm 13 vụ án/156 bị cáo; đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 10.000 tỷ đồng.

Tin mới