Giảm đốc Sở Y tế TP HCM: Nhiều nhân viên y tế có thâm niên xin nghỉ việc

(Vietnamdaily) - Theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP HCM, dịch Covid-19 tạm yên nhưng ngành y tế TP HCM đối mặt với biến động nguồn nhân lực. 

Ngày 5/8, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP HCM có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên ngành y tế TP. Giám đốc Sở Y tế TP HCM đã trình bày những khó khăn, thách thức của ngành y tế địa phương.

Theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, từ đầu năm 2022 đến nay, TP HCM có 891 viên chức cơ sở xin nghỉ việc, nhưng cũng có nhiều nhân viên y tế mới xin vào làm.

Giam doc So Y te TP HCM: Nhieu nhan vien y te co tham nien xin nghi viec
 

Thống kê của Sở Y tế cho thấy, tổng số người làm việc năm 2021 của ngành y tế công TP là 42.914 người; số người làm việc 6 tháng đầu năm là 42.608 người, giảm 306 người.

“Hầu hết người nghỉ việc là người thâm niên, có kinh nghiệm. Còn những người mới được tuyển cần có thời gian đào tạo, thực hành. Do vậy, tuy số chênh lệch nghỉ không nhiều nhưng gây khó khăn không nhỏ cho cơ sở y tế công lập”, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng chia sẻ.

Ngành y tế TP HCM đã đề ra các giải pháp như tăng cường hỗ trợ nhân lực chuyên khoa và nhân lực quản lý đối với những đơn vị thiếu hụt nguồn nhân lực, ưu tiên cho các cơ sở gặp khó khăn như Bệnh viện Mắt TP HCM, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Q.7, Q.6, Trung tâm Y tế Q.10…

Để chủ động ổn định tâm trạng lo lắng của nhân viên y tế, lãnh đạo Sở Y tế sẽ luân phiên lắng nghe, tư vấn tâm lý, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên y tế về nghỉ dưỡng, tổ chức hội thi, giao lưu...

Ngoài ra, về công tác cung ứng thuốc, ngành y tế TP HCM sẽ triển khai công tác quản lý đấu thầu thuốc tại các bệnh viện và đơn vị trực thuộc.

Luân phiên đấu thầu tập trung cấp địa phương mỗi 2 năm tại các bệnh viện tuyến cuối của TP HCM, huy động nguồn lực của cả ngành y tế.

Tổ chức giám sát tình hình sử dụng thuốc, tổ chức điều phối giữa các bệnh viện. Chuẩn bị nguồn lực chuyên trách công tác quản lý và cung ứng thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại y tế cơ sở.

Lãnh đạo Y tế TP HCM đề xuất thi tuyển chức danh quản lý y tế

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng cho biết ngành y tế TP HCM sẽ tiếp tục vượt khó để chăm sóc sức khoẻ người dân, nhưng cần hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo TP HCM. Do vậy, PGS-TS Tăng Chí Thượng đề xuất 6 kiến nghị.

Trong đó có thí điểm thi tuyển các chức danh quản lý ngành y tế, trước hết là chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM.

Bên cạnh đó là không giảm biên chế của ngành y tế, đánh giá lại khả năng tự chủ của các đơn vị để cấp kinh phí hoạt động phù hợp.

Nhân viên y tế mắc Covid-19: 'Thầy thuốc sẽ không bào giờ chùn bước'

(VietnamDaily) - Đó là thông điệp mà ông Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) muốn nhắn nhủ. Ông kêu gọi mọi người hãy tiếp thêm sức mạnh để nhân viên y tế đứng vững nơi tuyến đầu chống Covid-19.

Theo Phó vụ trưởng Vũ Mạnh Cường, việc hai nhân viên y tế đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam là một trong những điều mà ngành y không mong muốn nhất đã xảy ra trong thời điểm dịch bệnh.
Hai nữ điều dưỡng mắc Covid-19 đó là: một phụ nữ 54 tuổi làm ở phòng khám ngoại trú HIV, nữ điều dưỡng kia kém chị 20 tuổi – người tiếp đón bệnh nhân ở Phòng khám sàng lọc. Hai đơn vị này đều thuộc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Cảm động nhân viên y tế dùng túi rác, áo mưa thay đồ bảo hộ

(VietnamDaily) - Các nhân viên y tế ở nhiều nước trên thế giới đã phải sử dụng túi rác, áo mưa,... làm đồ bảo hộ thay thế do bệnh viện thiếu hụt nghiêm trọng găng tay và quần áo bảo hộ y tế giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát.

Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho
 Theo Business Insider, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-2
 Những bức ảnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các y bác sĩ tại nhiều bệnh viện trên thế giới đã phải "tự chế" đồ bảo hộ bằng cách sử dụng túi rác trong lúc làm việc. Ảnh: Một y tá "mặc" túi đựng rác đứng trước cửa ra vào phòng cấp cứu của Bệnh viện San Jorge ở Huesca, Tây Ban Nha, ngày 31/3/2020. Ảnh: Getty. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-3
 Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số y tá ở Anh sử dụng túi đựng rác làm đồ bảo hộ khi làm việc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi một y tá ở New York (Mỹ) đã tử vong. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-4
 Tại Ấn Độ, việc thiếu hụt trang thiết bị bảo vệ buộc các y bác sĩ phải sử dụng mũ bảo hiểm xe máy và áo mưa thay đồ bảo hộ trong lúc làm việc. Ảnh: Chiếc áo mưa của một bác sĩ làm việc tại cơ sở chữa bệnh COVID-19 tại Kolkata, Ấn Độ, bị rách hôm 26/3/2020. Ảnh: Reuters.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-5
Lực lượng y tế Ấn Độ phải tự tạo cho mình bộ đồ bảo hộ y tế. Được biết, có nhiều trường hợp y bác sĩ Ấn Độ đã nhiễm bệnh do không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-6
Việc thiếu kính bảo hộ khiến một số bác sĩ phải sử dụng kính bơi khi làm việc. Ảnh: Twitter. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-7
 Tại Anh, một số bác sĩ mua kính trượt tuyết thay thế. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-8
Y bác sĩ Ấn Độ dùng miếng chắn từ mũ bảo hiểm để làm tấm che mặt thay cho đồ bảo hộ y tế. Ảnh: BBC. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-9
 Thiết bị được tìm kiếm nhiều nhất là mặt nạ FFP3, có độ an toàn cao nhất cho nhân viên y tế. Nhưng do mặt hàng này thiếu hụt trên toàn cầu, một số bác sĩ sử dụng mặt nạ phòng độc thay thế. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-10
 Bác sĩ Rhigel Jay Tan tự làm tấm che mặt chống COVID-19 tại nhà để tặng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Getty. 

Tin mới