Giám đốc Đại học Huế bị bắt vì chiếm đoạt tiền của sinh viên

Khi đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, PGS.TS Lê Anh Phương cùng thuộc cấp đã thực hiện vượt quá chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của sinh viên.

Liên quan đến vụ án ông Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế (ông Phương nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế) bị khởi tố, bắt tạm giam, chiều 18/01, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng có liên quan về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Trước đó, vào ngày 26/12/2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Công an TP Huế) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, khám xét và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Vinh, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo sau đại học thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3, Điều 355 Bộ luật Hình sự.

Giam doc Dai hoc Hue bi bat vi chiem doat tien cua sinh vien
 Cơ quan CSĐT đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Anh Phương.

Theo Cơ quan CSĐT xác định, từ năm 2020 đến năm 2021, Nguyễn Văn Vinh cùng với ông Lê Anh Phương thời điểm này đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã thực hiện vượt quá chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của sinh viên. Tổng số tiền 2 đối tượng chiếm đoạt là hơn 2,6 tỷ đồng.

Đến ngày 18/01, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Như Báo Tri thức & Cuộc sống đã đưa tin, sáng 18/01, Công an TP Huế và Viện KSND TP Huế đã có mặt tại trụ sở Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP Huế) để thực hiện các nhiệm vụ liên quan việc khám xét nơi làm việc của ông Phương.

Giam doc Dai hoc Hue bi bat vi chiem doat tien cua sinh vien-Hinh-2
 Lực lượng chức năng có mặt tại trụ sở Đại học Huế.

Trước khi bị bắt tạm giam, ông Phương có đơn gửi các trường đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc Đại học Huế thông báo về việc xin nghỉ ốm. Ông Phương ủy nhiệm cho ông Bùi Văn Lợi - Phó giám đốc Đại học Huế - quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này. Mọi hoạt động ở Đại học Huế vẫn diễn ra bình thường.

Được biết, PGS.TS Lê Anh Phương (SN 1974, quê Quảng Bình) từng học đại học tại Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế chuyên ngành sư phạm toán, sau đó học lên thạc sĩ, tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên ngành công nghệ thông tin. Năm 2017, ông Phương được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư.

Ông Phương từng giữ chức phó bí thư Đảng ủy Đại học Huế; Phó Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế). Tháng 7/2022, ông Lê Anh Phương được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026.

Hiện, vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an TP Huế tiếp tục điều tra, làm rõ.

Chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử có thể bị phạt 1-2 triệu đồng?

Hành vi chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể bị phạt 1-2 triệu đồng, nếu tái phạm thì phạt tăng gấp đôi

Theo Bộ Y tế, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hấp dẫn và thu hút giới trẻ như hướng đến phong cách sống thời thượng; kiểu dáng, hương vị đa dạng, hấp dẫn (gấu, hộp sữa, đồng hồ đeo tay..). Thuốc lá điện tử lại có giá rất rẻ, vài chục nghìn cũng có thể mua được, nên các em dễ dàng sở hữu các sản phẩm này.

Cẩn trọng bẫy lừa đảo tour du lịch giá siêu khuyến mãi dịp Tết

Nhu cầu về du lịch Tết Nguyên đán 2025 của người dân tăng cao nhưng cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo lợi dụng.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhu cầu đi du lịch theo dạng tour trọn gói và tự túc các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn… vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá dịp lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tung ra để thu hút khách, thị trường cũng đồng thời xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến. Dù các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo, song vẫn không ít người “sập bẫy” lừa đảo.
Theo PLO, chỉ cần rảo quanh các trang MXH như Facebook sẽ xuất hiện nhiều tài khoản hoặc fanpage đăng tải thông tin về các tour du lịch Tết với giá “siêu khuyến mãi”, “siêu hời”... Những bài viết này thường kèm theo hình ảnh bắt mắt, lịch trình hấp dẫn và cam kết “uy tín – chất lượng”. Để tạo lòng tin, các đối tượng sử dụng những bình luận giả mạo từ tài khoản ảo khen ngợi dịch vụ hoặc khoe đã tham gia và hài lòng.
Kèm theo đó, các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi khi giả mạo danh nghĩa các công ty du lịch uy tín hoặc lập ra những công ty “ma” không có thật. Chúng sử dụng MXH, tin nhắn hoặc các cuộc gọi không rõ nguồn gốc để đăng tải và chào bán các tour du lịch Tết với mức giá rẻ bất thường.
Những chiêu trò này thường đi kèm với yêu cầu thanh toán toàn bộ chi phí hoặc một khoản tiền lớn trước khi cung cấp dịch vụ, nhưng không kèm theo hợp đồng rõ ràng hay thông tin minh bạch về đơn vị tổ chức.
Tuy vậy, những hình thức này vẫn khiến không ít người dân mất cảnh giác và trở thành nạn nhân.
Chị Trịnh Thương, ngụ quận 12, TP.HCM, cho biết mới đây chị bị mất tiền vì tour giá rẻ. Thấy trên MXH có quảng cáo tour Quy Nhơn 3 ngày 2 đêm giá chỉ 1,5 triệu đồng, rẻ hơn hẳn so với các công ty du lịch chị từng tìm hiểu. Vì muốn tiết kiệm chi phí, chị liên hệ ngay qua số điện thoại trên bài đăng. Người tư vấn rất nhiệt tình, hướng dẫn chị chuyển khoản trước 100% để giữ chỗ, còn hứa sẽ tặng voucher ăn buffee miễn phí.
“Sau khi tôi chuyển tiền 3 triệu đồng đặt 2 suất cho tôi và người yêu, họ hẹn gửi thông tin chi tiết qua email. Đợi mãi không thấy, tôi gọi lại thì không liên lạc được, tài khoản mạng xã hội của họ cũng biến mất. Lúc này, tôi mới biết mình bị lừa. Tết cận kề, số tiền dành dụm cho chuyến đi cũng mất trắng. Các đối tượng quá tinh vi, không ngờ nạn nhân lại là mình".
Can trong bay lua dao tour du lich gia sieu khuyen mai dip Tet
Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch. (Ảnh minh họa/VTV). 

Điều đặc biệt ở xe Ferrari 12Cilindri hơn 11 tỷ đồng của Châu Kiệt Luân

Ferrari 12Cilindri được trang bị khối động cơ V12 6.5L hút khí tự nhiên, sản sinh công suất 819 mã lực và mô-men xoắn cực đại 678 Nm và có mức giá quy đổi hơn 11 tỷ đồng.

Dieu dac biet o xe Ferrari 12Cilindri hon 11 ty dong cua Chau Kiet Luan

Sau khi dừng sản xuất mẫu 812 Superfast, Ferrari đã ra mắt toàn cầu mẫu siêu xe mới để thay thế, mang tên gọi 12Cilindri (trong tiếng Ý tạm dịch là 12 xy-lanh). Ferrari 12Cilindri 2024 mới có 2 phiên bản gồm Coupe mui cố định, và Spider có thể xếp gọn mui.


Dieu dac biet o xe Ferrari 12Cilindri hon 11 ty dong cua Chau Kiet Luan-Hinh-2

Ngay sau khi ra mắt, 12Cilindri đã thu hút sự chú ý của rất nhiều đại gia giàu có trên thế giới. Tại Việt Nam, có tin đồn doanh nhân Cường Đô la đã đặt hàng mẫu siêu xe này.

Tin mới