Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình vắng mặt tại tòa: Thiếu trách nhiệm cả tình, lẫn lý

(Kiến Thức) - Sự vắng mặt của Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương tại phiên tòa xét xử liên quan sự cố y khoa tại chính bệnh viện và đúng thời điểm ông làm giám đốc thể hiện sự thiếu trách nhiệm, khiến dư luận hồ nghi…

Trong phiên tòa xét xử vụ tai biến y khoa làm 8 người chết ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, dù được HĐXX triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng cả hai lần, ông Trương Quý DươngNguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đều vắng mặt do đã xuất cảnh sang Canada. Sự vắng mặt của ông giám đốc này tại các phiên tòa xét xử khiến dư luận đặt ra câu hỏi.
Bởi trong phiên tòa trên, ông Trương Quý Dương dù không bị khởi tố hình sự, không bị cấm xuất cảnh nhưng được HĐXX triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên buộc phải có mặt tại phiên xét xử để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án với trách nhiệm của một công dân thượng tôn pháp luật.
Bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên xét xử ngày 15/5.
 Bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên xét xử ngày 15/5.
Hơn nữa, hiện nay vẫn đang trong quá trình làm rõ trách nhiệm của ông Trương Quý Dương liên quan vụ tai biến y khoa trên do thời điểm xảy ra vụ việc, ông Dương đang là giám đốc bệnh viện. Ông Dương cũng là người đại diện cho bệnh viện trong các quan hệ hợp đồng với Công ty Thiên Sơn.
Xét toàn diện trong bối cảnh vụ án này, ông Trương Quý Dương là người đứng đầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thời điểm xảy ra vụ việc, cũng là người trực tiếp ký các hợp đồng cung cấp thiết bị, các quy định giám sát thực hiện hợp đồng như thế nào nên phải là người chịu trách nhiệm chính khi xảy ra sự cố tai biến y khoa.
Ngay tại phiên xét xử sáng 15/5, Luật sư Lê Văn Thiệp - luật sư bào chữa cho bác sỹ Hoàng Công Lương đã đề nghị triệu tập ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình để làm rõ trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác chung của bệnh viên, trong đó có việc sửa chữa, mua sắm vật tư y tế của khoa hồi sức tích cực và đơn nguyên thận nhân tạo.
Theo luật sư Lê Văn Thiệp, sự vắng mặt của ông Dương sẽ làm khó khăn trong việc làm sáng tỏ nhiều tình tiết quan trọng bởi ông Dương là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Luật sư Thiệp đã đề nghị xác lập tư cách người làm chứng của ông Dương để tham gia tố tụng và ông Dương có thể bị áp giải tới tòa nếu ko có mặt. Bởi theo luật sư Thiệp, không triệu tập được ông Dương, không làm rõ các hành vi về trách nhiệm của ông Dương sẽ bỏ lọt tội phạm.
Ngay như các luật sư khác cũng đề nghị “bắt buộc phải triệu tập” ông Trương Quý Dương. Luật sư Nguyễn Hoàng Trung – người bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân cho rằng, các gia đình đều cho rằng những người trực tiếp ký hợp đồng, cung cấp thiết bị lọc thận phải chịu trách nhiệm về sự cố, trong đó các cá nhân trực tiếp là ông Trương Quý Dương, giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình và ông Đỗ Anh Tuấn, giám đốc công ty Thiên Sơn.
Tuy nhiên, HĐXX đã cho biết, dù đã hai lần triệu tập nhưng ông Trương Quý Dương vẫn không có mặt tại tòa.
Sự vắng mặt của ông Trương Quý Dương tại phiên tòa xét xử liên quan sự cố y khoa tại chính Bệnh viện và đúng thời điểm ông làm giám đốc không những thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà khiến dư luận hồ nghi về việc ông Dương lo ngại gì từ phiên tòa này mà phải “toan tính” xuất cảnh trong đúng thời gian diễn ra phiên tòa?
Ngoài ra, dư luận cũng đặt câu hỏi dù ông Dương không bị cấm xuất cảnh, không bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng nếu tòa thấy phải có sự có mặt của ông Dương tại phiên xét xử thì phải dừng phiên tòa để triệu tập ông Dương đến. Ngay trong quy định trong bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có. Tuy nhiên, vì sao tòa lại không có biện pháp gì để ông Dương buộc phải có mặt tại tòa để làm rõ những vấn đề liên quan?
Trong khi ông Trương Quý Dương đang ở nước ngoài ngắm cảnh, thư giãn, thì bác sĩ Hoàng Công Lương - từng là thuộc cấp của ông Dương bị đưa ra xét xử về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Như vậy, xét cả lý, lẫn tình, ông Dương đều thiếu trách nhiệm.

Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương: Đề nghị triệu tập nhiều cá nhân

(Kiến Thức) - Các luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương và hai bị cáo vụ án 8 người chạy thận tử vong ở BVĐK Hòa Bình đã đề nghị triệu tập hàng loạn người có liên quan gồm cả Bộ Y tế.

Ngày 15/5, TAND TP Hòa Bình mở lại phiên sơ thẩm xét xử vụ án "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 8 người chạy thận tử vong. HĐXX phiên sơ thẩm gồm 5 người. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Nghiêm Hoài Anh - phó chánh án TAND TP Hòa Bình.
Ngay từ sáng, nhiều người thân các nạn nhân đã mang di ảnh của các nạn nhân tử vong trong khi chạy thận nhân tạo đến tòa. An ninh phiên toà tiếp tục được siết chặt, lực lượng công an kiểm tra giấy tờ của các luật sư cũng như người được triệu tập khá chi tiết. Những người trong diện triệu tập được vào phòng xét xử. Trong khi đó, các phóng viên và những người khác theo dõi phiên xử qua tivi ở phòng riêng.

Luật sư của bác sĩ Lương: Thiếu người làm chứng sẽ ảnh hưởng tới sự thật

(Kiến Thức) - Luật sư Nguyễn Chiến bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án 8 người chạy thận tử vong cho rằng, nếu phiên tòa tiếp tục xét xử khi có những người làm chứng vắng mặt thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan. 

Trao đổi bên lề phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ 8 người chạy thận tử vong ở BVĐK Hòa Bình, Luật sư Nguyễn Chiến cho hay: “Đây là vụ án thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Tòa án phải thực hiện xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp kết hợp giữa tranh tung và thẩm vấn. Do vậy, để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng theo quy định pháp luật thì Tòa án phải triệu tập đầy đủ những người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án”.
“Đối với vụ án này cần phải xem xét về những đề nghị của luật sư đối với những người làm chứng quan trọng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra hậu quả, nguyên nhân của hành vi vi phạm. Những đề nghị kiến nghị của luật sư là phải có mặt họ là những người làm chứng, giám định, những chuyên gia liên quan đến vấn đề thiết bị y tế, máy lọc nước RO. Tôi cho rằng đây là những đề nghị hết sức cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật… ”, luật sư Chiến bày tỏ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới