Giám định pháp y: Cái chết của George Floyd là vụ giết người

Kết quả giám định pháp y cho thấy George Floyd, người đàn ông Mỹ da đen tử vong khi bị cảnh sát ghì gối lên gáy, chết vì ngạt thở vì lực đè nén trên cổ và lưng ngăn máu lên não.

Giám định pháp y: Cái chết của George Floyd là vụ giết người
Theo Axios, cập nhật kết quả giám định pháp y chính thức của cơ quan y tế hạt Hennepin, bang Minnesota, ngày 1/6 kết luận cái chết của George Floyd ngày 25/5 mang tính chất "vụ án giết người".
Biên bản cho biết nguyên nhân tử vong là "ngừng trệ lưu thông máu tim phổi làm phức tạp việc khống chế, bắt giữ của lực lượng chấp pháp và áp lực lên cổ".
Kết quả giám định cũng phát hiện một số vấn đề sức khỏe đáng lưu ý của ông Floyd, bao gồm dấu hiệu sử dụng methamphetamine (một loại ma túy đá) và fentanyl (thuốc an thần giảm đau có khả năng gây nghiện).
Giam dinh phap y: Cai chet cua George Floyd la vu giet nguoi
 Hình ảnh cảnh sát da trắng Dereck Chauvin ghì đầu gối lên cổ George Floyd trong nhiều phút trước khi ông tử vong gây phẫn nộ tại Mỹ. Ảnh: Twitter.
Trước đó, kết quả sơ bộ giám định pháp y độc lập, do gia đình George Floyd yêu cầu tiến hành, cũng kết luận cái chết của người đàn ông da đen 46 tuổi là "vụ giết người". Nguyên nhân tử vong được mô tả là "ngạt thở vì áp lực trên cổ và lưng dẫn đến thiếu lưu thông máu lên não", theo thông báo từ luật sư gia đình ông Floyd.
George Floyd tử vong vào ngày 25/5 khi bị 4 cảnh sát bắt giữ tại thành phố Minneapolis. Floyd bị cảnh sát viên Dereck Chauvin ghì đầu gối lên cổ và giữ trong nhiều phút, dù ông đã kêu khóc rằng mình không thở được và cầu xin giúp đỡ.
Cả hai kết quả giám định pháp y nói trên đều mâu thuẫn với kết luận sơ bộ của chính cơ quan giám định y tế Hạt Hennepin. Văn bản ban đầu cho rằng "không có dấu hiệu ủng hộ chẩn đoán nghẹt thở hoặc hành động gây nghẹt thở", theo hồ sơ buộc tội cảnh sát viên Chauvin.
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi một làn sóng biểu tình quy mô lớn ở bang Minnesota, sau đó lan rộng trên khắp nước Mỹ. Người biểu tình phẫn nộ trước tình trạng phân biệt chủng tộc và lạm dụng vũ lực của cảnh sát nhắm vào người da đen.
Biểu tình leo thang thành bạo loạn với nhiều vụ đốt phá, hôi của. Hơn 40 thành phố tại Mỹ đã ban bố lệnh giới nghiêm. Khoảng 5.000 binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia được huy động để đối phó người biểu tình quá khích và tái lập trật tự.
Chính quyền Minnesota đã chỉ định lãnh đạo cơ quan tư pháp cấp bang dẫn đầu cuộc điều tra về cái chết của George Floyd. Cả 4 cảnh sát viên trong vụ việc đã bị sa thải, trong khi đó Chauvin bị cáo buộc tội giết người và ngộ sát.

Người da màu bị đè chết, Tổng thống Trump và ông Obama lên tiếng

Vụ người đàn ông da đen bị sĩ quan cảnh sát ghì cổ chết đã châm ngòi làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ, khiến Tổng thống Trump, ông Obama và ông Biden lên tiếng.

Người da màu bị đè chết, Tổng thống Trump và ông Obama lên tiếng
Cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen bị sĩ quan cảnh sát đè chết hôm 25/5, đã khiến người dân đổ ra đường biểu tình dẫn đến tình trạng bạo lực ở thành phố Minneapolis và nhiều khác trên khắp nước Mỹ.

Biểu tình, bạo động ở Mỹ: Điều bất ngờ về nạn nhân George Floyd

(Kiến Thức) - Các cuộc biểu tình, bạo động bùng phát khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu có tên George Floyd. Theo một người bạn học cũ của nạn nhân, Floyd vốn là người "có tính cách trầm lặng và bản chất tốt".

Biểu tình, bạo động ở Mỹ: Điều bất ngờ về nạn nhân George Floyd
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd
George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị một cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5. Đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ông Floyd nằm úp mặt trên đường và nói "Làm ơn, tôi không thở được" nhưng viên cảnh sát không dừng lại. Floyd sau đó được đưa đến Trung tâm y tế Hennepin, nhưng các bác sĩ nói rằng ông đã tử vong. Ảnh: The Sky. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-2
Theo AP, tối hôm xảy ra sự việc, nhân viên tại một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Minneapolis đã gọi cho cảnh sát và cáo buộc Floyd sử dụng tờ 20 USD giả. Ảnh: New York Times.  
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-3
 Cái chết của George Floyd đã dẫn tới cuộc biểu tình, bạo động ở Mỹ. Ban đầu, cuộc biểu tình đòi công lý cho người đàn ông da màu này khởi phát ở Minneapolis, nhưng sau đó lan rộng ra khắp nước Mỹ, với diễn biến ngày càng phức tạp và bạo lực. Ảnh: Reuters. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-4
 Được biết, trước khi qua đời, George Floyd, 46 tuổi, cùng chung số phận với hàng triệu người người Mỹ trong đại dịch COVID-19: Mất việc làm và phải vật lộn để tìm công việc mới. Ảnh: Reuters. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-5
 AP dẫn lời Christopher Harris, một người bạn lâu năm của Floyd, cho biết Floyd chuyển từ Houston tới Minneapolis nhiều năm trước để tìm việc và hy vọng bắt đầu một cuộc sống mới. Ảnh: CBS. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-6
Tuy nhiên, Floyd gần đây mất công việc là bảo vệ tại một nhà hàng, sau khi Thống đốc bang Minnesota ra lệnh phong tỏa giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: ES. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-7
 Một bạn học cũ của Floyd là Donnell Cooper cho biết thêm Floyd vốn là người có tính cách trầm lặng và bản chất tốt. Ảnh: AJ.
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-8
"Floyd còn được mọi người đặt biệt danh là 'gã khổng lồ hiền lành", Cooper kể lại. Ảnh: BBC.  
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-9
Cũng theo chia sẻ của những người bạn, Floyd từng là một vận động viên tài năng, đặc biệt trong bóng đá và bóng rổ khi học ở trường. Ảnh: KWTX. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-10
Floyd có hai cô con gái, 6 tuổi và 22 tuổi, đang sinh sống ở Houston. Ảnh: NBC. 
Bieu tinh, bao dong o My: Dieu bat ngo ve nan nhan George Floyd-Hinh-11
Theo các tài liệu của tòa án, George Floyd từng bị buộc tội cướp có vũ trang vào năm 2007. Floyd bị xử 5 năm tù giam vào năm 2009. Và sau khi ra tù, người đàn ông da màu này đã cố gắng làm lại cuộc đời. Ảnh: AP.  

Tham gia biểu tình vụ George Floyd, con gái Thị trưởng NYC bị bắt

Con gái Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã bị bắt giữ khi tham gia một cuộc biểu tình liên quan đến vụ người đàn ông da màu George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát bắt.

Tham gia biểu tình vụ George Floyd, con gái Thị trưởng NYC bị bắt
Con gái Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã bị bắt giữ khi tham gia một cuộc biểu tình liên quan đến vụ George Floyd -  người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát bắt ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Tham gia bieu tinh vu George Floyd, con gai Thi truong NYC bi bat
 Ông de Blasio và con gái Chiara trong cuộc vận động tranh cử Thị trưởng thành phố New York. (Nguồn: AP)
Nguồn tin từ cảnh sát cho biết cô Chiara de Blasio, 25 tuổi, đã bị bắt giữ vào khoảng 22 giờ 30 ngày 30/5 sau khi cảnh sát giải tán một cuộc “tụ tập bất hợp pháp.”
Một nguồn tin nói với báo New York Post rằng đây thực sự là một cuộc hỗn loạn khi xe cảnh sát bị đốt cháy, người biểu tình la hét, ném vật dụng và xung đột với cảnh sát.
Khi bị bắt, cô Chiara khai rằng mình ở số 181 Đại lộ East End, địa chỉ khu nhà của ông Thị trưởng tại khu Gracie Mansion. Vụ bắt giữ cô Chiara diễn ra một giờ trước khi ông de Blasio kêu gọi người biểu tình “trở về nhà.”
Phát biểu tại cuộc họp báo lúc 23 giờ 30, Thị trưởng de Blasio cho biết ông tôn trọng tất cả các cuộc biểu tình hòa bình nhưng đã đến lúc người biểu tình nên trở về nhà.
Theo ông này, những đòi hỏi của người biểu tình về sự cần thiết phải thay đổi đã được lắng nghe.
Tham gia bieu tinh vu George Floyd, con gai Thi truong NYC bi bat-Hinh-2
 Thị trưởng thành phố New York de Blasio cùng gia đình tham gia cuộc tuần hành của người đồng tính năm 2015. (Nguồn: WireImage)
Trong 2 cuộc họp báo hôm 31/5 về các cuộc biểu tình, ông de Blasio không nhắc gì tới việc con gái mình bị bắt giữ trước đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.