Là Chúa Thái của Mường So, nên khi thực dân Pháp xâm lược, đã dùng Đèo Văn Ân cai quản châu thổ này. Nhưng Vua Thái Đèo Văn Ân còn được biết đến như là một người đàn ông đa tình khi có tới 11 người vợ, người nào cũng tuyệt sắc giai nhân.
Thủ phủ của ông Vua Thái này đóng tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày nay với nhiều câu chuyện đã trở thành giai thoại...
Dinh thự 12 gian chứa 11 mối tình
Với những người cao tuổi xuất thân từ mảnh đất Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thì những câu chuyện về Vua Thái Đèo Văn Ân vẫn còn in đậm trong tâm trí của họ .
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, bước chân của chúng đi đến mọi vùng miền của đất nước ta. Đầu năm 1886, chúng ồ ạt tiến quân lên Tây Bắc nhằm dập tắt các cuộc khởi nghĩa đang nổ ra ở khắp nơi. Lúc đầu, chúng vấp phải sự kháng cự lại của đồng bào Thái ở Tây Bắc dưới sự chỉ huy của các tù trưởng nơi đây dữ dội. Tuy nhiên, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất lớn, tháng 12.1887, thực dân Pháp chiếm được Mường So – trung tâm của châu Chiêu Tấn. Ngày 4.1.1888, thực dân Pháp chiếm trọn châu Chiêu Tấn, chúng tìm mọi cách để duy trì chế độ thổ ty nơi đây.
Vốn là chúa Thái nơi này, Đèo Văn Ân vẫn được tin dùng. Chúng phong cho Đèo Văn Ân làm lý trưởng, châu úy, tri châu rồi tri phủ, thưởng cả huân chương Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ. Năm 1948, thực dân Pháp lập ra “Xứ Thái tự trị”, còn có tên là Liên bang Thái tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La, và Phong Thổ, thủ phủ đặt tại Châu Lai của Lai Châu do Đèo Văn Long làm chúa xứ kiêm tỉnh trưởng Lai Châu.
Tỉnh Phong Thổ gồm 5 châu: Mường So, Sình Hồ, Cốc Lếu – Bát Xát, Văn Bàn, Mường Than (Than Uyên) do Đèo Văn Ân làm tỉnh trưởng. Tỉnh lỵ của Phong Thổ (Phong Thổ thời kỳ này còn được gọi là Phòng Tô) được đặt tại châu Mường So. Đứng đầu một vùng, vị chúa xứ này được nhân dân nơi đây gọi bằng cái tên để phân biệt: “Tạo Láy” (Đèo Văn Long) và “Tạo So” (Đèo Văn Ân). Tên này xuất phát từ thủ phủ vùng mà hai vị chúa xứ này cai quản, đó là vùng Mường Lay, thị xã Mường Lay ngay nay và Mường So, thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày nay.
Theo các cụ già kể lại, Đèo Văn Ân vốn thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ, lớn lên, cha truyền con nối làm Tạo (vua) ở vùng này. Đèo Văn Ân hay còn gọi là Ơn là người dân tộ Tá Khao, được nhân dân xứ này gọi là “Pu Pô”. Tên gọi này cho thấy quyền uy của Đèo Văn Ân với nhân dân. Pu có nghĩa là vua chúa, hỏi các cụ cao niên nơi đây, họ không được rõ về nguyên nhân của tên gọi này, nhưng nhân dân quanh vùng đều gọi Đèo Văn Ân như thế và xưng hô rất có trên dưới với vị chúa xứ này.
Trong ký ức của bà Lò Thị Chiên, 82 tuổi (hiện sống cùng con cháu tại phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu), người trước kia từng sống cạnh nhà của Vua Thái thì dinh thự của Đèo Văn Ân to lắm. Khi bà lớn lên thì ngôi nhà sừng sững ở đó từ bao lâu rồi. Nhà của Đèo Văn Ân được gọi là “Hợn luông”, nghĩa là nhà lớn. “Hợn luông” là nơi Đèo Văn Ân và 11 người vợ cùng các con của mình sinh sống và dùng làm nơi đón tiếp Tây. Đó là một ngôi nhà sàn rất to, bề thế lợp ngói, cột sàn to đến nỗi một người có thể nấp sau đó mà không ai nhìn thấy.Nếu như gầm sàn của người Thái rất thấp, chỉ có thể cao bằng đầu người thì gầm sàn nhà Vua Thái rất cao, theo bà Chiên thì phải cao bằng một nóc nhà.
Gỗ để làm nhà, làm sàn là loại gỗ tốt nhất, quý hiếm nhất và rất chắc chắn. Sàn nhà bao giờ cũng sạch sẽ, bóng loáng. Những chiếc cửa sổ, cửa lớn rất to và thông thoáng. “Hợn luông” gồm 12 gian, mỗi gian dành cho một người vợ, còn một gian là nơi Vua Thái ở và làm việc. Bà Đèo Thị Pang, 83 tuổi (phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu) là một thành viên trong 3 đội múa của Đèo Văn Ân, được gọi là “sao mổ” (con gái múa), là người từng được vào gian ở của vị chúa xứ này.
Đó là một căn phòng tuyệt đẹp, mà khi bước vào, bà phải há hốc mồm vì kinh ngạc trước sự bày biện sang trọng, tỉ mẩn, có cả nhung gấm thêu đầu rồng được treo trên tường. Đến bây giờ nhớ lại, bà vẫn còn nguyên sự xúc động. Bà bảo, đúng là nơi ở của bậc vua chúa, 83 tuổi đời, nhưng đó là căn phòng đẹp nhất mà bà được thấy cho tới nay.
Nhưng không phải “sao mổ” nào cũng được vinh dự và may mắn được chiêm ngưỡng căn phòng của vị Vua Thái này, phải là người tốt tính, và hơn nữa, bà Pang vốn là cháu họ với Đèo Văn Ân, gọi Đèo Văn Ân bằng ông nên mới có được ưu ái này. Ngay cả “Hợn luông”, chỉ đến những ngày múa đón các quan Tây, người dân nơi đây mới có dịp vào xem múa. 12 gian nhà của vị Vua Thái rộng thênh thang, đến nỗi 3 đội múa, mỗi đội từ 16-18 người có thể tha hồ múa ngay giữa nhà cho Vua Thá và các quan Tây thưởng thức thoải mái, mỗi khi hứng lên, các quan Tây lại ra múa cùng. Phía ngoài hiên nhà rộng chừng 2 sải tay là nơi Vua Thái thường ra hóng mát.
11 gian còn lại là dành cho 11 người vợ và con của Đèo Văn Ân sống. Đó cũng là những gian phòng rất đẹp, sang trọng, được bày biện đầy đủ, không thiếu một thứ gì. Xung quanh nhà của vị chúa xứ này được bao bọc bởi bức tường xây kiên cố dày gần 1m, có cả lỗ để những họng súng đen ngòm chìa ra phòng bất trắc. Ngoài tường, có “lính đăm”, tức những người lính nhà quan mặc quần áo thường phục đứng gác và được chia ca gác cẩn thận. Bao quanh khu nhà và bức tường xây cao kiên cố ấy là rất nhiều cây ăn quả sai trái sum suê, mùa nào quả nấy và đặc biệt là một loại hoa màu đỏ mà người Thái gọi là “pó píp” đến mùa nở đỏ rực cả một khoảng trời.
Cả ngôi nhà 12 gian ấy sừng sững giữa trung tâm bản, nay là trạm y tế Mường So. Sau này, ngôi nhà bị phá đi, số cột to, số gỗ dù g để xây khu chợ rộng rãi ngay tại thị trấn cho người dân nơi đây.
11 người vợ của Vua Thái
Hỏi về ngoại hình của Vua Thái, bà Chiên ồ lên: “Ôi, còn phải nói nữa, Pu Pô là người đẹp lắm, rất đẹp”. Bà vẫn giữ nguyên cách gọi ấy cho đến nay không thay đổi. Bà Chiên kể, Pu Pô là một người rất cao lớn, hình dáng oai phong, với nước da hồng hào, khỏe mạnh và sống mũi thẳng. Khi bà Chiên mới chỉ là một thiếu nữ 13-14 tuổi thì Pu Pô đã là một người đàn ông râu bạc để dài, trắng như cước nhìn rất sang trọng, con cháu đuề huề. Pu Pô thường nói năng rất nhẹ nhàng và không trách mắng ai bao giờ, thậm chí có người bị mắng, ông còn lên tiếng bênh vực. Có những người dân bị đuổi từ vùng của Tạo Láy sang vì bị nghi là “ma cà rồng”, Tạo So vẫn dang tay cho họ vào ở đất của mình.
Pu Pô Đèo Văn Ân có 11 người vợ, người nào cũng xinh đẹp và ăn nói rất nhẹ nhàng, khéo léo. Người vợ cả củ Pu Pô được gọ là Y Luông, tứ mẹ lớn, cũng họ Đèo. Đây là một người phụ nữ rất đẹp. Khi lấy người vợ này, Đèo Văn Ân mới chỉ là là “tào báo”, tức là một chàng trai trẻ, con nhà Tạo mường. Như bao chàng trai khác, Đèo Văn Ân phả i theo tục của bản mường là đi ở rể. Ở rể, Đèo Văn Ân cũng phải đi làm ruộng, làm nương cho nhà vợ. Nhưng vốn là công tử, không quen cấy cày, có lần đi cuốc ruộng, có con đỉa bám ở chân, Đèo Văn Ân kinh sợ lắm, nhưng cũng không dám dùng tay gỡ ra khỏi chân mà hoảng hồn cầm cái cuốc bổ luôn vào con đỉa, vì thế mà trúng luôn cả chân mình.
Nhưng Đèo Văn Ân cũng chỉ ở rể duy nhất một lần trong đời, những người vợ sau của Đèo Văn Ân đều là do Thẩu Ké, một người tương đương như già làng đón về cho. Những người vợ sau này được gọi là “Gia” kèm theo thứ tự thứ hai, thứ ba, thứ tư,... Đèo Văn Ân chỉ cần ưng cô gái đẹp ở mường nào đó, nói lại với Thẩu Ké thì ngay lập tức, Thẩu Ké sẽ đón cô gái đó về “Hợn luông”. Đèo Văn Ân sau đó sẽ tặng một con trâu lớn, thóc lúa, rồi cấp thêm ruộng cho nhà bố mẹ vợ. Đèo Văn Ân kén vợ rất cẩn thận, không phải cứ cô gái nào xinh đẹp đều được chọn. Khi vị Vua Thái này muốn một cô gái nào đó về làm vợ, Thẩu Ké phải tìm hiểu xem dòng giống nhà cô gái đó ra sao, có khỏe mạnh, nhân hậu hay không, có ai bị mắc bệnh di truyền hay không rồi mới đón về. Nhưng những người vợ của Pu Pô cũng không vì thế mà sinh quá nhiều con, mỗi người chỉ sinh cho ông từ 2-4 con.
Vợ của Pu Pô là những cô gái đẹp được tuyển chọn từ khắp các mường. Gia song (vợ 2) là cô gái đẹp nức tiếng ở Mường Là (Trung Quốc); Gia sam (vợ 3) là người con gái nổi tiếng khắp vùng ở Mường So, là người vợ đẹp nhất của Đèo Văn Ân. Sau này, Gia sam sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, từng được đi thi nhan sắc tận Hà Nội và đoạt giải nhất; Gia xí (vợ 4) cũng là người Mường So nhưng nhan sắc thì không bằng Gia sam.
Gia hả (vợ 5) cũng là một cô gái Thái ở vùng Vàng Pheo, Mường So; Gia hốc (vợ 6) là người Khổng Bát, hiện nay con, cháu, chắt của Gia hốc vẫn còn sống ở bản Phai Cát, xã Mường So; Gia trết (vợ 7) là người Bản Mứn, Mường So (bà Chiên là cháu gọi Gia trết bằng dì), người vợ này sinh được 2 người con; Gia pét (vợ 8) sống ở Nà Phát; Gia cảu (vợ 9), Gia xíp (vợ 10) đều là người Mường Cấu, Bình Lư, thuộc huyện Tam Đường ngày nay; Gia xíp ết (vợ 11) là người Mường Máư, Bình Lư.
Trong 11 người vợ, theo mọi người đánh giá thì mỗi người một vẻ nhưng nhan sắc đều rất mặn mà. Các bà vợ người đến trước, người đến sau nhưng sống rất hòa bình, bình đẳng với nhau trong “Hợn luông”, không theo giống kiểu hoàng hậu và các vương phi 11 người vợ này không phải lo làm lụng gì mà lúc nào cũng có kẻ hầu người hạ bên mình. Họ được đeo những đồ trang sức đẹp nhất, nào vòng cổ vàng, hoa tai vàng, vòng tay bằng vàng, bằng bạc.
Họ thường mặc áo cóm màu trắng – một loại áo dân tộc của người Thái với những bộ cúc được đánh tinh xảo bằng bạc, mỗi bên một nửa cánh bướm, khi mặc thì đính vào nhau hoàn chỉnh thành hình con bướm. Trong khi những người dân bình thường chỉ được mặc váy bằng vải tự dệt nhuộm đen thì họ được mặc những chiếc váy bằng lụa xa tanh đen bóng quý hiếm, trên tay lúc nào cũng cầm chiếc khăn mùi xoa, đeo bên mình những chiếc xà tích bằng bạc dài rất duyên dáng và đài các. Các nàng sao, con gái của Đèo Văn Ân cũng được đeo những trang sức lộng lẫy như thế. Y Luông và các Gia xưng hô với Đèo Văn Ân rất tôn kính, mọi mong muốn của Đèo Văn Ân đều được các bà làm theo mà không hề cãi lại.
Đèo Văn Ân và 11 người vợ sống trong “Hợn luông”, mọi sinh hoạt đều có người hầu, kẻ hạ. Người hầu của Pu Pô rất đông, mỗi người một việc, đa phần đều là những người nghèo không có ruộng nương từ khắp các nơi đến; người thì được cấp ruộng và phân đất cho để ở, người thì trở thành tôi tớ cho Đèo Văn Ân. Họ được sống trong các nhà riêng cạnh đó để chuẩn bị mọi thứ sinh hoạt cho gia đình vị Vua Thái này. Nhà đông người như thế, mỗi bữa ăn, phải 2 người mới khiêng nổi chõ xôi nếp.
Ngoài các món của người Thái là các món đặc biệt của Tây mà những người dân thường không bao giờ được mơ đến. Tất cả các bà vợ, con cái và Đèo Văn Ân quây quần bên nhau, Đèo Văn Ân ngồi đầu mâm và các bà vợ cũng ngồi lần lượt theo vị trí. Mỗi ngày tết đến, “Hợn luông” nhộn nhịp khách từ khắp nơi đến chào, chúc tết và mang các phẩm vật vùng đến biếu, thổi kèn Pí kẻo từ ngoài đường thổi vào.
Cha mẹ vợ của Đèo Văn Ân cũng đến chúc tết con rể nườm nượp, mỗi lần họ về, các cô con gái đều có quà cho bố mẹ rất hậu hĩnh. Có thể nói, gia đình của Pu Pô Đèo Văn Ân khá đầm ấm và không bao giờ người dân nghe thấy tiếng cãi cọ, to tiếng giữa các bà vợ. Các bà đều rất nhẹ nhàng, lịch thiệp và cũng không đối xử ác với ai bao giờ.
Năm 1953, thực dân Pháp bị đánh bật ra khỏi Phong Thổ, Đèo Văn Ân chạy theo Pháp, những người vợ, con, cháu tứ tán khắp nơi, có người phải lánh về vùng sâu, vùng xa của các bản mường khác và sống rất khổ cực. Họ vốn không quen việc nhà nông, lại không biết làm lụng gì, nhưng có người cũng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh. Y Luông chạy về bản Nà Củng, xã Mường So và được vợ chồng bà Đèo Thị Pang cưu mang. Đèo Văn Ân khi đi chỉ kịp đưa theo Gia xíp cùng một số con cháu và qua đời ở bên người vợ này.
Vua Thái và những người đẹp múa
Đèo Văn Ân là người rất yêu thích các điệu múa truyền thống của dân tộc Thái, vì thế mà cũng rất ưu ái những người đẹp múa này. Những điệu múa khăn, múa quạt, múa xòe làm nức lòng bao người và vẫn nổi tiếng cho tới tận ngày nay. Mỗi lần có các quan Tây tới là Đèo Văn Ân lại cho các đội múa ra múa chào từ ngoài cổng đón vào. Đèo Văn Ân lập ra 3 đội múa bao gồm những cô gái đẹp tuổi từ 13,14 đến 18, 19. Đội múa tuổi từ 13-16 được gọi là “sao nọi” gồm 1 đội, đội múa tuổi từ 17-19 được gọi là “sao luông” gồm 2 đội. 3 đội múa này, mỗi đội gồm từ 16 đến 18 người. Bà Đèo Thị Pang là một thành viên của đội múa “sao nọi”.
Những cô gái trong đội múa được gọi là “sao mổ”, nghĩa là những cô gái múa. Mỗi năm, Đèo Văn Ân đều cho tìm các cô gái trẻ, nhan sắc sung vào đội m a. Mỗi lần như vậy, sẽ có người đến từng nhà ghi tên các cô gái vào sổ, lập thành danh sách. Nay, bà Pang dù đã 84 tuổi nhưng vẫn tham gia các hội múa của phường, vẫn là thành viên múa trong hội cao tuổi và được đi diễn khắp nơi. Bước chân của bà vẫn còn dẻo lắm, và những điệu múa vẫn thật nhịp nhàng, đôi tay uốn lượn như cánh bướm. Trong ký ức của bà Pang, những lần đi múa ở nhà Pu Pô vẫn còn nguyên vẹn.
Là thành viên trong đội múa “sao nọi”, bà Pang thường đến múa ở nhà Pu Pô rất nhiều lần. Bà kể, 15 tuổi, bà đã đi múa được 2 năm. Mỗi lần có quan Tây đến là các bà lại đến múa cờ chào quan Tây từ ngoài đường, các “sao mổ” múa đi trước còn các quan Tây đi sau. Đấy là những ngày được báo trước, còn có những lần các quan Tây đến, ăn uống ở “Hợn luông” xong xuôi, nhà Đèo Văn Ân liền nổi trống gọi các “sao mổ”. “Hợn luông” có 2 cái trống rất to treo ở 2 đầu cầu thang nhà sàn, sau một ngày làm ruộng, làm nương trở về, hễ nghe thấy 4 tiếng trống thì dù chưa ăn cơm, các “sao mổ” cũng vội vàng thay váy áo, trang điểm đẹp đẽ đến múa. Khách ít thì múa trong nhà, khách đông thì múa ngoài sân.
Đèo Văn Ân và các quan Tây kê bàn giữa nhà, vừa uống nước chè, vừa thưởng thức những điệu múa say lòng của các “sao mổ”. Đèo Văn Ân rất hào phóng với các “sao mổ”, mỗi lần các cô gái múa xong, ông lại thưởng cho mỗi cô từ 2-3 đồng bạc, mà hồi ấy, mua một con gà chỉ 2-3 xu. Bà Pang cười bảo, giá hồi đấy biết để dành thì chắc là sẽ có nhiều tiền lắm. Không những thế, có những quan Tây cũng hào phóng cho các bà mỗi người một đồng bạc. Nhưng các bà sợ nhất là những lần múa đoàn kết, tức là cuối buổi múa, các quan Tây cũng đứng lên múa cùng. Có “sao mổ” chỉ cao chưa đến nách Tây, bị các ông quan Tây nhấc bổng lên, quay mấy vòng, vừa xấu hổ, vừa sợ.
Có những lần, các đội múa của Đèo Văn Ân còn đi giao lưu sang các vùng khác do đích thân Đèo Văn Ân đưa đi. Các cô gái trong đội múa vốn là niềm tự hào của Đèo Văn Ân, bởi không chỉ là những giai nhân nức tiếng mà có cuộc thi nào, các cô cũng đều giành giải nhất. Có lần đội múa đi tận sang đất của Tạo Láy múa giao lưu. Trên đường đi, qua các bản có Tạo, như Nậm Côống, Nậm Pậy, Tạo So đều cho đội múa dừng lại, múa giao lưu. Đường sá xa xôi, vất vả, có lần, đi 3-4 ngày trời mới tới nơi, Đèo Văn Ân rất “cưng” các “sao mổ”, ông ngồi ngựa đi trước, các “sao mổ” cưỡi ngựa đi sau còn có người dắt ngựa đề phòng đoạn đường xấu.
Có những lần đi bằng đường thủy, thấy đường khó khăn quá, Đèo Văn Ân lại lệnh cho người đưa các “sao mổ” đi bằng đường bộ, đến đoạn an toàn mới cho đi tiếp đường thủy. Giờ đây, mỗi lần nhắc đến những đêm múa, bà Pang lại rộn ràng, bước chân chỉ muốn đi theo nhịp. Bà Pang bảo, các bà đi múa cho đến khi Nhật và o mới thôi.
Theo các cụ già ngày xưa kể lại, nhiều khi để tránh mặt Pháp, Đèo Văn Ân cùng các quan lại tránh lên hang Khum Bom, cùng các quan du ngoạn nơi này, hát múa và hút thuốc phiện suốt ngày đêm. Hang núi nơi vị Vua Thái này đến được gọi là Thẩm Tạo (hang vua). Vua Thái đã thành người thiên cổ, tuy là tay sai của Pháp, theo Pháp nhưng ông không sống ác với người dân, vì thế, trong ký ức của người dân nơi này, vị Vua Thái của một thời hiện lên với những đường nét phẳng lặng. Mảnh đất nơi Vua Thái từng sống được mệnh danh là một vùng đất mỹ nhân bởi có rất nhiều các cô gái xinh đẹp như bông ban rừng. Ngày nay, các con, cháu, chắt của vị Vua Thái này người còn, người mất, họ vẫn hàng ngày cống hiến sức mình xây dựng mảnh đất quê hương.
Theo Đang yêu
“Việt Nam sơn thủy hữu tình” trên báo nước ngoài (2) | Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (2) | Thiếu nữ Nhật thế kỷ trước diện áo tắm... khoe dáng xinh |
[links()]