Giải mật tài liệu về các điệp viên tập sự 'không phải người' của CIA

Cơ quan Tình báo Trung ương (Mỹ) được cho là đã giải mật hàng chục bộ tài liệu ghi lại các cuộc thử nghiệm từ thời Chiến tranh Lạnh. Thông tin thu được cho thấy cơ quan tình báo hàng đầu thế giới dường như không chỉ tận dụng nguồn lực con người.
 

Giải mật tài liệu về các điệp viên tập sự 'không phải người' của CIA
Theo Sputnik, các tài liệu được giải mật cho thấy CIA đã tìm cách huấn luyện mèo, chó, cá heo, chim - từ bồ câu đến quạ… để thực hiện các nhiệm vụ xông pha hiện trường.
Một trong số các đặc vụ tập sự cao cấp của CIA được xác định là một chú quạ tên Do Da.
Giai mat tai lieu ve cac diep vien tap su 'khong phai nguoi' cua CIA
Ảnh minh họa: AP 
Do Da được coi là ứng viên có triển vong nhất trong nhiệm vụ theo dõi Liên Xô, còn được gọi là “ngôi sao của cả dự án”. Tuy nhiên, trong một chuyến huấn luyện hồi năm 1974, Do Da đã bị tấn công bởi một cặp quạ khác, và mãi mãi không quay trở về căn cứ.
Ngoài quạ, CIA đã lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu chim ưng chuyên nghiệp để xác định loài chim nào thường dành một khoảng thời gian nhất định trong năm di cư đến khu vực Shikhany, lưu vực sông Volga, phía Đông Nam thủ đô Moscow.
Theo các tài liệu mật, CIA đã coi những con chim di cư là “cảm biến sống”. Cụ thể, bằng việc xẻ thịt và nghiên cứu những gì mà đàn chim đã ăn, Mỹ có thể sẽ nắm được thông tin về loại hóa chất mà Nga đang thử nghiệm.
Không chỉ nghiên cứu thức ăn, các chú chim săn mồi còn được CIA huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ như thả thiết bị nghe lén vào cửa sổ, hoặc chụp ảnh các khu vực bí mật.
Cơ quan này được cho là đã gom hàng trăm con chim bồ câu, gắn camera để thử nghiệm khả năng chụp ảnh và bay theo tuyến đường định sẵn. Quy mô thử nghiệm trải khắp nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của dự án là chụp ảnh xưởng đóng tàu ở Leningrad, Nga (nay là Saint Petersburg).
Một số cá thể chim trong quá trình thử nghiệm đã mang về những bức ảnh hoàn hảo. Tuy nhiên, phần lớn số chim đã “bỏ trốn” với thiết bị đắt tiền gắn trên người.
Tài liệu không nhắc đến việc chiến dịch chụp ảnh xưởng đóng tàu Nga có thành công hay không.
Bên cạnh chim chóc, CIA còn nghiên cứu và thử nghiệm mèo với vai trò “giám sát âm thanh”.
Thậm chí, việc cấy thiết bị vào não chó để điều khiển từ xa cũng từng được đề cập.
CIA cũng tập trung vào việc huấn luyện “cá heo sát thủ” thành kẻ phá hoại tiềm năng, trong nỗ lực ngăn chặn sự phát triển của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Liên Xô.
Những con cá heo, theo kế hoạch, sẽ lẻn vào cảng Liên Xô để thu thập thông tin về tên lửa, hoặc bơi cùng tàu ngầm để thu thập dữ liệu âm thanh.
Dù vậy, theo các tài liệu mật, tất cả những chương trình huấn luyện này đều không thành công.

Chân dung “nữ tướng” CIA đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/3 thông báo lựa chọn bà Gina Haspel vào vị trí giám đốc CIA. Nếu như được Thượng viện thông qua, bà Haspel sẽ trở thành nữ giám đốc đầu tiên của cơ quan tình báo trung ương Mỹ.

Chân dung “nữ tướng” CIA đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
Trước đó bà Haspel đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc CIA dưới quyền của ông Mike Pompeo – người được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ thay ông Rex Tillerson. Phản ứng trước tin tức được lựa chọn, bà Haspel trong một tuyên bố bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng thống Trump vì được ông tin tưởng.

Giải mã bí kíp cải trang tài tình của nhân viên CIA

(Kiến Thức) - Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nổi tiếng với nhiều hoạt động, chiến dịch bí mật. Các nhân viên CIA được huấn luyện bài bản để hoàn thành nhiệm vụ. Trong số này, họ có những cách cải trang tài tình.

Giải mã bí kíp cải trang tài tình của nhân viên CIA
Giai ma bi kip cai trang tai tinh cua nhan vien CIA
 Nhân viên CIA nổi tiếng với hành tung bí ẩn, thành thạo nhiều kỹ năng nhằm tránh bị đối phương phát giác. 

Giải mã các dự án “tẩy não” điệp viên của CIA

Sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, Mỹ đã tích cực tham gia vào việc tiến hành các thí nghiệm, mục tiêu là tạo ra một loại “huyết thanh sự thật”.

Giải mã các dự án “tẩy não” điệp viên của CIA
Trong khuôn khổ của “nghiên cứu y tế”, các chuyên gia của Mỹ đã tiêm nhiều loại thuốc khác nhau cho sinh viên các trường đại học Mỹ, sau đó theo dõi phản ứng của đối tượng thông qua những hệ thống theo dõi đặc biệt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới