Giải mật chiến dịch quân sự vĩ đại nhất của nước Nga

Việc bí mật triển khai tên lửa hạt nhân và hàng chục nghìn binh lính Liên Xô năm 1962 tới Cuba vẫn được coi là một trong những chiến dịch quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga.

Giải mật chiến dịch quân sự vĩ đại nhất của nước Nga
Năm 1962, Chiến tranh Lạnh đạt đến cao trào. Moscow không tin tưởng vào chính mình nếu phải đối đầu với Washington: Liên Xô tỏ ra bi quan rằng họ có ít đầu đạn hạn nhân hơn so với Hoa Kỳ. Người Mỹ khi đó có đến 6.000 đầu đạn hạt nhân có khả năng tiếp cận Liên Xô, trong khi Liên Xô chỉ có 300 đầu đạn có khả năng tấn công nước Mỹ.
Điện Kremlin đặc biệt lo ngại khi hay tin Mỹ triển khai các tên lửa hạt nhân ngay gần biên giới Liên Xô - không chỉ ở Tây Âu (Đức, Hà Lan và Bỉ), mà kể từ năm 1961 còn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian để một quả tên lửa của Mỹ bay đến Moscow giảm xuống còn 10 phút. Nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, Moscow sẽ không có đủ thời gian để tấn công trả đũa vào Washington.
Đồng minh trên Đại Tây Dương
Chính lúc đó, Moscow chuyển sự chú ý qua bên kia bờ Đại Tây Dương, đất nước Cuba nơi Chủ tịch Fidel Castro đã nắm quyền cai trị từ năm 1959. Sau khi các công ty Mỹ ở Cuba bị La Habana quốc hữu hóa, Hoa Kỳ đã phong tỏa kinh tế quốc đảo này. Việc hợp tác với Liên Xô lúc này với người dân Cuba nói chung và với Chủ tịch Fidel Castro nói riêng là một sự cứu cánh vì hầu như nguồn cung cấp ngũ cốc, nhiên liệu, xe tăng và máy bay miễn phí từ Liên Xô sang Cuba đã bắt đầu.
Giai mat chien dich quan su vi dai nhat cua nuoc Nga
 Nguyên soái Ivan Bagramian, tác giả chiến dịch Anadyr.
Khi mối quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ căng thẳng đến mức cực độ, Moscow thuyết phục Chủ tịch Castro rằng chỉ có vũ khí hạt nhân của Liên Xô mới buộc John F. Kennedy phải ngồi vào bàn đàm phán tay đôi sòng phẳng với ông. Lãnh tụ cuộc cách mạng Cuba đã đồng ý cho triển khai các tên lửa của Liên Xô tới đảo quốc này.
Washington theo sát mọi đơn vị quân sự của Liên Xô khi đến Cuba, đến mức mà Liên Xô phải bí mật vận chuyển tên lửa. Chính nguyên soái Ivan Bagramian là người đã thiết lập một kế hoạch bí mật. Chiến dịch này được gọi là Anadyr (tên một thành phố ở phía đông bắc của Nga). Theo các nhà chiến lược, cái tên như vậy có thể đánh lừa những gián điệp giỏi nhất của Mỹ.
Những người lính tham gia vào chiến dịch đã được trang bị ván trượt tuyết. Chính những người này còn tin chắc chắn rằng họ sẽ đến vùng Chukotka. Tên lửa đạn đạo hạt nhân trên tàu đã được ngụy trang trong các thiết bị nông nghiệp lớn. Chỉ có một số ít người trong ban lãnh đạo cấp cao là biết mục đích thực sự của chiến dịch.
Những người đầu tiên đến Cuba là các nhân viên chịu trách nhiệm lắp đặt các bệ phóng tên lửa. Những người lính còn lại (hơn 50.000 người) đi đến Cuba trong những điều kiện khủng khiếp - trong nhiều tuần họ phải ẩn mình trong các cabin tàu đến Cuba từ 8 cảng của Liên Xô.
Những người lính bị cấm đi trên boong tàu. Bên cạnh đó, không ai trong số họ biết họ đang đi đâu. "Ngay cả thuyền trưởng của các con tàu này cũng chỉ biết được đích đến thực của họ sau một tuần khởi hành. Họ đã nhận được ba “cẩm nang” bí mật và chỉ được mở ra theo thứ tự nghiêm ngặt.
Đầu tiên, thuyền trưởng biết được rằng mình phải băng qua eo biển Bosphorus, rồi đi đến Gibraltar, và chỉ khi đến Đại Tây Dương mới biết rằng đích đến là Cuba", cựu điệp viên Liên Xô Alexander Feklissov sau này kể lại.
Thiếu tá Nikolai Obidine nhớ lại trong hồi ký của mình: "Theo quy định, họ mở cẩm nang bí mật trong đó viết: Tới Cuba, cảng Havana. Ngay sau khi vượt qua Azores, máy bay Mỹ bắt đầu tràn ngập. Họ bay rất thấp, họ nghi ngờ điều gì đó. Sau đó, tàu chiến của họ bắt đầu kéo đến. Một, sau đó thêm hai. Thông qua loa phóng thanh và đài radio họ yêu cầu tàu của Liên Xô thông báo các điểm đến và khai báo hàng hóa. Chúng tôi trả lời: Hàng hóa là thương mại, chúng tôi đi về nơi giao hàng".
Vì đây là nhiệm vụ bí mật, các binh sĩ Liên Xô phải đóng giả làm người dân địa phương - và họ đã thành công. Các trinh sát người Mỹ, sau khi bay phía trên các tàu của Liên Xô, kết luận rằng các tàu chở than và khách du lịch. Họ không bao giờ có thể nghĩ rằng nó thực sự là vũ khí hạt nhân và binh lính. Đầu tháng 9-1962, các tên lửa đầu tiên của Liên Xô đã đến Cuba.
Kế hoạch bị phát hiện
Sự thành công của Liên Xô có thể nói là rất may mắn. Vào ngày 9-9-1962, Trung Quốc đã bắn hạ một máy bay trinh sát của Mỹ ở Trung Quốc, khi ấy sự chú ý của Mỹ tập trung vào Trung Quốc. Vào ngày 14-10 năm đó, các máy bay trinh sát U2 của Mỹ xuất hiện lần nữa trên khắp Cuba - và tên lửa của Liên Xô đã bị phát hiện.
"Những bức ảnh được máy bay trinh sát U2 gửi về đã khiến các tướng lĩnh Mỹ bị sốc. Vào ngày 16-10-1962, Tổng thống Kennedy đã biết chính xác về vị trí của các bệ phóng tên lửa đạn đạo của Nga tại Cuba. Chính vào ngày này "cuộc khủng hoảng Caribbean" nổ ra.
Vào ngày 20-10-1962, Washington quyết định khởi động phong tỏa Cuba và vào ngày 24-10, quân đội Mỹ đã chặn tất cả các tuyến đường vận chuyển đến Cuba. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ trình bày các bằng chứng tại Liên Hiệp Quốc về việc triển khai các tên lửa của Liên Xô tại Cuba.
Liên Xô đưa ra quyết định: tất cả các tàu thuyền của nước này ở Đại Tây Dương chưa đến được Cuba phải quay lại. Kết quả là, các tên lửa R-14, có thể tấn công bất kỳ nơi nào của Hoa Kỳ, ngoại trừ các bang Tây Bắc, đã không tới được Cuba. Vào thời điểm xảy ra khủng hoảng, đã có 36 tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba.
Vào ngày 26 -10, các cuộc đàm phán bí mật bắt đầu diễn ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Một thỏa hiệp đã được chấp thuận - Washington đã hứa sẽ rút tên lửa từ Thổ Nhĩ Kỳ và Moscow đã cam kết sẽ làm như vậy với những tên lửa ở Cuba.
Liên Xô coi chiến dịch Anadyr là một thành tựu đặc biệt của lực lượng vũ trang. Năm 1963, hàng trăm sĩ quan Liên Xô đã được trao tặng huy chương.

Ảnh độc: Chiến dịch Barbarossa khét tiếng của Hitler

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh thế giới 2, phát xít Đức đã triển khai chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô với quân số lên đến 4,5 triệu binh sĩ.

Ảnh độc: Chiến dịch Barbarossa khét tiếng của Hitler
Anh doc: Chien dich Barbarossa khet tieng cua Hitler
Đức quốc xã đã triển khai chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô từ ngày 22/6/1941. Với 4,5 triệu binh sĩ, Hitler đã cho quân đội tấn công xâm lược Liên Xô mặc dù trước đó hai nước đã kí kết một hiệp ước về lãnh thổ chủ quyền của nhau khi Đức và Liên Xô xâm lược, chiếm đóng Ba Lan. Trong ảnh là lính bộ binh phát xít Đức đi về phía thi thể lính Liên Xô tử trận gần xe tăng BT-7 bốc cháy năm 1941. 

Hai chiến dịch quân sự nổi tiếng bậc nhất lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Một số chiến dịch quân sự nổi tiếng thế giới được thực hiện một cách bí mật nhưng cũng có trường hợp được thực hiện công khai trong thời gian ngắn.

Hai chiến dịch quân sự nổi tiếng bậc nhất lịch sử thế giới
Chiến dịch Mincemeat

10 chiến dịch hiếm có khó tin trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra…

 

10 chiến dịch hiếm có khó tin trong lịch sử Việt Nam
10 chien dich hiem co kho tin trong lich su Viet Nam
 Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra. 1Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới