Vào năm 1942, Vệ binh liên bang California đã cố gắng bảo vệ bang này trước các cuộc tấn công của quân Nhật bằng cách tổ chức một đơn vị lính dù “người dơi”.
Ý tưởng này bắt đầu vào tháng 8/1941 do tạp chí Mechanix Illustrated đề xướng (Tạp chí này hoạt động cho đến năm 2001). Một cựu binh là Thiếu tá Malcolm Wheeler-Nicholson đã viết một bài về tất cả các yếu tố “ngây thơ kiểu Mỹ” đã được đề ra để giúp Mỹ giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới 2.
Bài báo của Nicholson. |
Trong bài viết đó, Nicholson xác nhận chính xác có 2 trở ngại lớn nhất mà các lính dù “người dơi” phải đối mặt khi hoạt động thực tế. Trước hết, các binh sỹ bị thương trong quá trình nhảy từ độ cao hàng chục mét. Thứ hai là họ thường bị tản ra một khu vực rộng lớn trong quá trình rơi tự do.
Nicholson – một cựu sỹ quan kỵ binh bay đồng ý rằng các “người dơi” tức các lính dù trang bị đôi cánh lượn đặc biệt đã trở nên nổi tiếng tại các triển lãm hàng không sẽ có thể mở dù một cách an toàn ở độ cao thấp hơn khiến cho các lực lượng dưới đất khó khăn hơn trong việc tấn công và tiêu diệt họ. Thêm nữa các “người dơi” cũng có thể tự điều khiển trong không khí để họ tiếp đất gần đồng đội và thực hiện hành động chiến đấu mau chóng hơn.
Tuy ý tưởng này không được quân đội Mỹ chấp nhận nhưng lực lượng vệ binh của bang California đã lập một đơn vị “người dơi” vào năm 1942 để thử nghiệm các bộ quần áo. Họ được dẫn dắt bởi Mickey Morgan – một người trình diễn hàng không đã nổi tiếng từ những năm 1940.
Lính tiểu đoàn dù 555 trước một lần xuất phát. |
Tuy vậy dường như đơn vị này đã bị chìm lắng vào lịch sử và không bao giờ thấy có một hành động thực tế nào. Bởi lẽ trong Chiến tranh thế giới 2, California chỉ bị một vài cuộc tấn công của quân Nhật mà chủ yếu là bằng khí cầu mang bom hoặc bằng máy bay được phóng từ tàu ngầm. Các đám cháy do chúng gây ra hoặc là được dập tắt bởi nhân viên cứu hỏa địa phương hoặc tiểu đoàn cứu hỏa sử dụng dù lượn 555. Các chiến binh “người dơi” đã không thử “bay” bất kỳ lần nào ngoài các hoạt động đào tạo.