Giải mã vụ Iraq chôn giấu 800 máy bay chiến đấu trong sa mạc

Giải mã vụ Iraq chôn giấu 800 máy bay chiến đấu trong sa mạc

(Kiến Thức) -  Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, người hùng Trung Đông một thời, đã chủ động từ bỏ chiếm quyền trên không, khi chôn 800 máy bay chiến đấu trong sa mạc. Phải chăng Iraq không dám đánh, hay vì lý do nào khác?

Tổng thống Iraq Saddam Hussein một thời được cả thế giới biết đến, ông được cho là người hùng của Trung Đông. Khi nắm quyền, ông phát triển mạnh việc khai thác dầu mỏ, đưa Iraq là quốc gia quan trọng trong bản đồ năng lượng thế giới và nâng cao vị thế của Iraq trên trường quốc tế.
Tổng thống Iraq Saddam Hussein một thời được cả thế giới biết đến, ông được cho là người hùng của Trung Đông. Khi nắm quyền, ông phát triển mạnh việc khai thác dầu mỏ, đưa Iraq là quốc gia quan trọng trong bản đồ năng lượng thế giới và nâng cao vị thế của Iraq trên trường quốc tế.
Ông Saddam cũng là người có tư tưởng chống Mỹ, một số bài phát biểu gay gắt tại Đại hội đồng LHQ, Iraq bỗng chốc trở thành cái gai trong mắt của Mỹ. Và Mỹ đã "cài" Iraq xâm chiếm nước láng giềng Kuwait và tạo cớ cho Mỹ và liên quân "quật" cho Iraq của Saddam Hussein "tơi tả".
Ông Saddam cũng là người có tư tưởng chống Mỹ, một số bài phát biểu gay gắt tại Đại hội đồng LHQ, Iraq bỗng chốc trở thành cái gai trong mắt của Mỹ. Và Mỹ đã "cài" Iraq xâm chiếm nước láng giềng Kuwait và tạo cớ cho Mỹ và liên quân "quật" cho Iraq của Saddam Hussein "tơi tả".
Vào năm 2003, Mỹ trực tiếp phát động chiến tranh xâm chiếm Iraq, với lý do nước này sở hữu số lượng lớn vũ khí sinh học và hóa học; chỉ trong hơn 30 ngày, thủ đô Bagdad bị chiếm đóng và chế độ Saddam bị Mỹ lật đổ.
Vào năm 2003, Mỹ trực tiếp phát động chiến tranh xâm chiếm Iraq, với lý do nước này sở hữu số lượng lớn vũ khí sinh học và hóa học; chỉ trong hơn 30 ngày, thủ đô Bagdad bị chiếm đóng và chế độ Saddam bị Mỹ lật đổ.
Trước thập niên 1990, Iraq tuy chỉ là một quốc gia nhỏ ở Trung Đông, nhưng sức mạnh quân sự của nước này rất hùng hậu. Iraq có quân thường trực với số lượng hàng triệu quân, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại của Liên Xô; nhìn bề ngoài, tưởng Quân đội Iraq hùng mạnh, có khả năng "đánh đâu, thắng đấy", nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Trước thập niên 1990, Iraq tuy chỉ là một quốc gia nhỏ ở Trung Đông, nhưng sức mạnh quân sự của nước này rất hùng hậu. Iraq có quân thường trực với số lượng hàng triệu quân, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại của Liên Xô; nhìn bề ngoài, tưởng Quân đội Iraq hùng mạnh, có khả năng "đánh đâu, thắng đấy", nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Mỹ đã áp dụng một phương thức chiến tranh gây báo động cho thế giới, khiến binh lính Iraq bất ngờ, hàng triệu binh lính và hàng chục nghìn xe tăng, thiết giáp của Iraq chẳng là gì, đối với sức mạnh "khủng khiếp" của Quân đội Mỹ và liên quân.
Mỹ đã áp dụng một phương thức chiến tranh gây báo động cho thế giới, khiến binh lính Iraq bất ngờ, hàng triệu binh lính và hàng chục nghìn xe tăng, thiết giáp của Iraq chẳng là gì, đối với sức mạnh "khủng khiếp" của Quân đội Mỹ và liên quân.
Quân đội Iraq vốn "uy danh" một thủa, đã nhanh chóng bị đánh bại. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, nếu Iraq chống cự, thì chắc chắn quân đội Mỹ sẽ không thể chiến thắng dễ dàng như vậy và sẽ có số lượng thương vong của Mỹ sẽ lớn.
Quân đội Iraq vốn "uy danh" một thủa, đã nhanh chóng bị đánh bại. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, nếu Iraq chống cự, thì chắc chắn quân đội Mỹ sẽ không thể chiến thắng dễ dàng như vậy và sẽ có số lượng thương vong của Mỹ sẽ lớn.
Minh chứng rõ nhất cho việc quân đội Iraq không dốc hết sức chống cự, là việc Saddam cho chôn toàn bộ 800  máy bay chiến đấu của Không quân nước này vào sa mạc. Số máy bay này bị bỏ rơi trong sa mạc, cho đến khi Iraq bị đánh bại, chúng mới được đào lên và không được sử dụng lại.
Minh chứng rõ nhất cho việc quân đội Iraq không dốc hết sức chống cự, là việc Saddam cho chôn toàn bộ 800 máy bay chiến đấu của Không quân nước này vào sa mạc. Số máy bay này bị bỏ rơi trong sa mạc, cho đến khi Iraq bị đánh bại, chúng mới được đào lên và không được sử dụng lại.
Sau khi đào lên, người ta phát hiện ra rằng những máy bay chiến đấu Iraq này vẫn còn rất tốt, hoàn toàn có thể tham chiến; người Mỹ cũng hoang mang không hiểu tại sao Saddam lại ra lệnh chôn máy bay trong cát?
Sau khi đào lên, người ta phát hiện ra rằng những máy bay chiến đấu Iraq này vẫn còn rất tốt, hoàn toàn có thể tham chiến; người Mỹ cũng hoang mang không hiểu tại sao Saddam lại ra lệnh chôn máy bay trong cát?
Tại sao Saddam không đưa máy bay chiến đấu đến đánh chặn máy bay ném bom của Mỹ mà lại chọn chôn vùi trong sa mạc? Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, chắc hẳn Saddam đã cân nhắc kỹ vấn đề này, bởi ông xuất thân từ binh nghiệp.
Tại sao Saddam không đưa máy bay chiến đấu đến đánh chặn máy bay ném bom của Mỹ mà lại chọn chôn vùi trong sa mạc? Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, chắc hẳn Saddam đã cân nhắc kỹ vấn đề này, bởi ông xuất thân từ binh nghiệp.
Có thể Saddam biết, với sức mạnh quân sự của Iraq, thì không thể đánh bại được quân đội Mỹ; và rất có thể, chiến lược của Saddam là chôn giấu số máy bay này, sau khi kéo được Quân đội Mỹ vào thế "sa lầy", sẽ đưa số máy bay chiến đấu trên ra sử dụng.
Có thể Saddam biết, với sức mạnh quân sự của Iraq, thì không thể đánh bại được quân đội Mỹ; và rất có thể, chiến lược của Saddam là chôn giấu số máy bay này, sau khi kéo được Quân đội Mỹ vào thế "sa lầy", sẽ đưa số máy bay chiến đấu trên ra sử dụng.
Trong số rất nhiều máy bay chiến đấu bị chôn giấu, có 96 máy bay cường kích, 85 máy bay tiêm kích, 40 máy bay vận tải và thậm chí cả MiG-29 tiên tiến vào thời điểm đó, cũng như các mẫu máy bay khác với số lượng khác nhau.
Trong số rất nhiều máy bay chiến đấu bị chôn giấu, có 96 máy bay cường kích, 85 máy bay tiêm kích, 40 máy bay vận tải và thậm chí cả MiG-29 tiên tiến vào thời điểm đó, cũng như các mẫu máy bay khác với số lượng khác nhau.
Theo phân tích của các nhà sử học quân sự, việc Saddam chôn máy bay chiến đấu trên sa mạc, thực sự đó là hành động bất lực của ông. Trong Chiến tranh Iraq, liên quân Mỹ - Anh đã dựa vào lực lượng không quân hùng hậu, để thiết lập "vùng cấm bay" trên toàn lãnh thổ Iraq.
Theo phân tích của các nhà sử học quân sự, việc Saddam chôn máy bay chiến đấu trên sa mạc, thực sự đó là hành động bất lực của ông. Trong Chiến tranh Iraq, liên quân Mỹ - Anh đã dựa vào lực lượng không quân hùng hậu, để thiết lập "vùng cấm bay" trên toàn lãnh thổ Iraq.
Thực tế là chỉ cần các máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cất cánh khỏi mặt đất, là chúng có thể bị bắn hạ. Không quân Mỹ được trang bị hoàn toàn bằng máy bay chiến đấu thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới như F-15 và F-16. Trong khi đó, những máy bay chiến đấu của Iraq phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ 3, hoàn toàn không phải là đối thủ của Không quân Mỹ.
Thực tế là chỉ cần các máy bay chiến đấu của Không quân Iraq cất cánh khỏi mặt đất, là chúng có thể bị bắn hạ. Không quân Mỹ được trang bị hoàn toàn bằng máy bay chiến đấu thế hệ 4 tiên tiến nhất thế giới như F-15 và F-16. Trong khi đó, những máy bay chiến đấu của Iraq phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ 3, hoàn toàn không phải là đối thủ của Không quân Mỹ.
Cùng với đó là trong hoàn cảnh bị cấm vận kéo dài, việc huấn luyện của Không quân Iraq bị ảnh hưởng rất nhiều, không chỉ thiếu phi công chiến đấu, mà số giờ bay của phi công Iraq chỉ khoảng 20 giờ bay/năm, không thể so sánh với Không quân Mỹ được đào tạo bài bản và được huấn luyện bay thường xuyên.
Cùng với đó là trong hoàn cảnh bị cấm vận kéo dài, việc huấn luyện của Không quân Iraq bị ảnh hưởng rất nhiều, không chỉ thiếu phi công chiến đấu, mà số giờ bay của phi công Iraq chỉ khoảng 20 giờ bay/năm, không thể so sánh với Không quân Mỹ được đào tạo bài bản và được huấn luyện bay thường xuyên.
Ngoài ra, ngay sau chiến dịch "Lá chắn sa mạc", liên quân đã phá hủy các trung tâm liên lạc, radar, cơ sở bảo đảm hàng không của Iraq, và đặc biệt là tinh thần của phi công Iraq xuống dốc thê thảm; nên thực tế, không quân Iraq không thể cất cánh.
Ngoài ra, ngay sau chiến dịch "Lá chắn sa mạc", liên quân đã phá hủy các trung tâm liên lạc, radar, cơ sở bảo đảm hàng không của Iraq, và đặc biệt là tinh thần của phi công Iraq xuống dốc thê thảm; nên thực tế, không quân Iraq không thể cất cánh.
Đối với tình huống như vậy, việc Saddam và bộ tham mưu của ông quyết định chôn giấu những chiếc máy bay chiến đấu này, để bảo toàn lực lượng là việc làm cần thiết và quan trọng là không để rơi một cách dễ dàng vào tay của Quân đội Mỹ.
Đối với tình huống như vậy, việc Saddam và bộ tham mưu của ông quyết định chôn giấu những chiếc máy bay chiến đấu này, để bảo toàn lực lượng là việc làm cần thiết và quan trọng là không để rơi một cách dễ dàng vào tay của Quân đội Mỹ.
Video Quân đội Iraq "thử lửa" tại Fallujah - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT