Giải mã trận tiêm kích Việt Nam oanh tạc tàu chiến Mỹ

(Kiến Thức) - Sau trận Trân Châu Cảng, Không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng duy nhất trên thế giới thực hiện không kích vào chiến hạm Mỹ.

Giải mã trận tiêm kích Việt Nam oanh tạc tàu chiến Mỹ
Bí mật chuẩn bị
Từ sau cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Hải quân Mỹ liên tục triển khai tàu chiến dọc theo bờ biển miền Bắc đêm ngày pháo kích vào bờ gây nhiều thiệt hại cho quân dân ta.
Về phía ta, hoạt động chống trả mới chỉ dùng pháo mặt đất nên đối phó với các mục tiêu di động như tàu chiến ở khoảng cách 10-15km hiệu quả rất hạn chế. Một kế hoạch sử dụng không quân tập kích chiến hạm Mỹ ở Biển Đông đã ra đời vào năm 1972.
Để phục vụ cho kế hoạch này, lực lượng không quân ta đã tiến hành nhiều công việc chuẩn bị chu đáo và bí mật.
Pháo hạm trên tàu tuần dương USS Oklahoma City pháo kích bờ biển miền Bắc Việt Nam.
Pháo hạm trên tàu tuần dương USS Oklahoma City pháo kích bờ biển miền Bắc Việt Nam.
Cho đến lúc này, không quân ta chỉ có máy bay vận tải và tiêm kích, chưa có lực lượng máy bay ném bom. Không vì thế mà bỏ cuộc, Không quân Việt Nam sáng tạo sử dụng máy bay MiG-17 để thực hiện kế hoạch.
Trung đoàn Không quân 923 chuẩn bị một phi đội cường kích đến khu vực Bạch Long Vĩ tập ném bom với sự giúp đỡ của các phi công Cuba – những người có nhiều kinh nghiệm ném bom thia lia ở độ cao cực thấp.
Đại tá Lê Hải cho biết trong Hồi ký Phi công tiêm kích: “Cu Ba cử trung úy phi công Etnéttơ và một cán bộ kĩ thuật không quân giúp ta kĩ thuật đánh tàu chiến địch. Căn cứ huấn luyện phi đội bay biển tại sân bay Kiến An. Phi đội tập ném bom ở quần đảo Long Châu. Anh Lưu Huy Chao - Trung đoàn phó, ra đảo nhỏ, chỉ huy trực tiếp việc bay tập trên biển. Sau thời gian huấn luyện, đến tháng 3/1972, Trung đoàn 923 đã có 6 phi công thuần thục động tác bay cực thấp, ném bom”.
Đồng thời với huấn luyện kỹ thuật cho phi công, những cơ sở bảo đảm khác cho trận đánh cũng được gấp rút chuẩn bị. Hệ thống thông tin và chỉ huy máy bay được tổ chức ở Quân khu 4. Không quân cũng hiệp đồng với pháo binh, hải quân để thu thập tin tình báo về hoạt động của tàu chiến Mỹ trong khu vực.
Sân bay Gát được chọn làm nơi xuất kích. Đây là một sân bay dã chiến nằm trên làng Gát (tỉnh Quảng Bình) được xây dựng từ năm 1968 để làm sân bay cơ động cho máy bay ta phục kích đánh địch. Sân bay này được ngụy trang rất kỹ lưỡng nên tuy rất gần bờ biển, máy bay địch hàng ngày qua lại mà không phát hiện được.
Gần đến trận đánh, Phó tư lệnh không quân Nguyễn Phúc Trạch trực tiếp vào Quảng Bình lập sở chỉ huy tiền phương. Trung Đoàn 923 lập sở chỉ huy trực tiếp ở Đồng Hới để căn cứ vào tình hình ra lệnh cho máy bay xuất kích. Thời điểm tiến hành trận đánh được chọn vào tháng 3 âm lịch năm 1972.
Các máy bay tiêm kích MiG-17 của Trung đoàn Tiêm kích 923.
 Các máy bay tiêm kích MiG-17 của Trung đoàn Tiêm kích 923.
Ngày 10/4/1972, các phi công: Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Văn Bảy (B), Lê Xuân Dị cùng với thợ máy Trung đoàn 923 mang theo bom loại 250 kg và đạn 23mm, 37mm hành quân bộ vào đến Gát an toàn. Ngay chiều tối đó, 2 máy bay MiG-17 cũng được phi công Từ Đễ và Lê Hồng Điệp lái từ sân bay Kép vào Gát an toàn, bí mật. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, hải quân Mỹ vẫn chưa hay biết một trận tập kích táo bạo của đối phương sắp giáng xuống.
Chiến công tuyệt diệu
Sáng 19/4, các tốp tàu chiến địch lại vào gần bờ biển Quảng Bình bắn phá. Lúc này thời tiết không thuận lợi, tầm nhìn hạn chế nên chỉ huy sở chưa cho máy bay xuất kích. Hoạt động và vị trí của các tàu địch liên tục được các đài quan sát của Hải quân, Pháo binh thông báo.
Vào lúc 15h, một tốp 4 tàu địch tiến vào cách cửa Lí Hòa 15km, một tốp vào đông Quảng Trạch, cách bờ 7km, 3 tàu ở đông Lí Hòa 18km. Đài radar 403 cũng phát hiện 1 tốp 4 tàu địch đậu cách cửa Nhật Lệ 16km. Thời tiết giờ đã tốt hơn, tầm nhìn trên 10km. Thời cơ đánh địch đã đến, biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) được lệnh xuất kích đánh tốp 4 tàu địch ở hướng nam 15 độ, lúc đó là 16h.
Vì sân bay dã chiến hẹp, không cất cánh cả biên đội một lúc. Số 1 Lê Xuân Dị lên trước. Vượt qua cửa Lí Hòa, nhìn vào bờ thấy những điểm khói, số 1 phán đoán địch đang pháo kích. Nhìn thật kỹ ra ngoài phía xa phát hiện thấy 2 vệt trắng trên làn nước xanh thẳm. Số 1 báo cáo phát hiện địch và xin công kích. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo về địch và nhắc biên đội: “Bình tĩnh, chuẩn xác, quyết tâm tiêu diệt địch”.
Ảnh vẽ tiêm kích MiG-17 Việt Nam ném bom tàu chiến Mỹ.
Ảnh vẽ tiêm kích MiG-17 Việt Nam ném bom tàu chiến Mỹ.
Lê Xuân Dị vòng ra biển, chọn hướng công kích tàu địch từ ngoài khơi vào bờ. Anh đổi hướng vào giữa hai thân tàu địch và bay bằng ở độ cao cách mặt nước biển 50m với tốc độ 800km/giờ. Nhìn vòng ngắm, quả trám ánh sáng dần dần chuyển động tiến gần đến điểm mớn nước trên thân tàu. Số 1 liền nhanh chóng cắt 2 quả bom loại 250 kg. Nhìn lại thấy 1 cột nước vọt lên, số 1 được dẫn về hạ cánh ở sân bay Gát lúc 16h18 phút.
Trong khi đó số 1 công kích, số 2 Nguyễn Văn Bảy (B) làm nhiệm vụ cảnh giới trên không đề phòng tiêm kích của địch. Khi không nhìn thấy số 1, anh liền bay ra hướng biển tìm mục tiêu. Đến đông bắc cửa Dinh, vẫn không thấy tàu địch, anh bay thêm vài phút nữa, thì phát hiện 2 tàu khu trục Mĩ đang pháo kích vào bờ.
Được lệnh của sở chỉ huy cho công kích, Nguyễn Văn Bảy bay lướt qua tàu khu trục, ép độ nghiêng vòng trở lại. Máy bay được hạ độ cao xuống 50m, tăng lực đạt tốc độ 800 km/h. Mọi việc diễn ra thuận lợi như trong những lần tập luyện, Nguyễn Văn Bảy cắt bom khi điểm ngắm trạm mớn nước thân tàu ở khoảng cách 750m rồi kéo máy bay vượt qua ăng ten của tàu. Hai trái bom trạm mớn nước thia lia đâm thủng tàu, phía gần đuôi. Một cột vừa nước, vừa khói màu da cam bao phủ tàu địch, cao đến 20m.
Trong hồi ký của Đại tá Lê Hải có miêu tả: “Càng về sau, lửa cháy càng to trên tàu khu trục. Nhìn lại, anh thấy tàu địch bốc cháy và một quả tên lửa địch bốc cháy. Một quả tên lửa địch phóng lên, nổ trên cao khoảng 200m, tại khu tàu bị cháy. Mấy phút sau, 2 chiếc F-4 đến lượn vòng trên khu vực tàu vừa bị đánh. Nguyễn Văn Bảy về hạ cánh an toàn sau số 1 gần 2 phút. Trận đánh diễn ra từ khi cất cánh đến khi chiếc số 2 hạ cánh xong, chỉ trong 17 phút”.
Tháp pháo tàu USS Higbee bị phá hủy sau trận không kích "vô tiền khoáng hậu" của biên đội MiG-17 Việt Nam.
Tháp pháo tàu USS Higbee bị phá hủy sau trận không kích "vô tiền khoáng hậu" của biên đội MiG-17 Việt Nam.
Sau trận này, Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương phải lệnh cho các tàu lùi ra xa, tạm dừng pháo kích một thời gian để tìm cách đối phó với không quân của ta.
Theo tài liệu từ phía Mỹ thừa nhận, chiếc MiG-17 của Lê Xuân Dị đã đánh trúng tháp pháo tàu khu trục USS Higbee, còn Nguyễn Văn Bảy (B) đánh trúng tàu tuần dương USS Oklahoma City. Hai chiếc tàu này chỉ bị hư hỏng mà không bị đánh chìm song Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập được 1 chiến tích tuyệt vời.
Lần đầu tiên và cũng rất hy hữu trong lịch sử quân sự thế giới, máy bay phản lực MiG-17 ném bom theo phương pháp thia lia trúng vào mục tiêu di động là tàu chiến. Đáng nói hơn, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, duy nhất Không quân Nhân dân Việt Nam đánh trúng được tàu chiến của Mỹ.

Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ

Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ
Ngày 15/11/2000, Quân đội Nga tiết lộ một thông tin gây sốc, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của họ đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản.

Việt Nam chính thức có lực lượng không quân hải quân

Việt Nam chính thức có lực lượng không quân hải quân
Ngày 3/7, tại Sư đoàn Không quân 372, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) về Quân chủng Hải quân và công bố quyết định thành lập Trung đoàn trực thăng 930, trực thuộc Sư đoàn 372 (Quân chủng PK-KQ).

“Soi” trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam

“Soi” trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND

Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28. Nguồn: Tuổi Trẻ
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28.  Nguồn: Tuổi Trẻ

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ

Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài
Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.
Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.

Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.
Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.

Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.
Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.

Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.
Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.

Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.
Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.

Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.

DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.
DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.

Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.
Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.

Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.
Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.

Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.
Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới