Giải mã thú vị công nghệ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

(Kiến Thức) - Nhật Bản nổi tiếng với công nghệ Nano - Bioreactor giúp xử lý ô nhiễm cho nhiều con sông ở nước này cũng như ở Trung Quốc, Hoa Kỳ... Mới đây, công nghệ này được sử dụng thí điểm để xử lý ô nhiễm và mùi hôi thối ở sông Tô Lịch.

Công nghệ thiên nhiên Bioreactor và công nghệ sục khí nano là 2 phát minh quan trọng của Nhật Bản được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) công nhận trong việc xử lý ô nhiễm sông hồ. Công nghệ Nano - Bioreactor là công nghệ tổng hợp từ 2 phát minh trên có tốc độ xử lý ô nhiễm ở các con sông nhanh hơn.
Công nghệ này được giới thiệu là xử lý triệt để nguồn ô nhiễm nước thải chảy vào và xử lý nguyên nhân gây ra mùi hôi và ô nhiễm là phân hủy hoàn toàn lớp bùn đáy tích tụ ở các con sông mà không cần phải dùng các biện pháp nạo vét cơ học.
Theo một số nguồn tin, công nghệ hiện đại trên của Nhật Bản đã được ứng dụng và triển khai trên 300 dự án tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Lào.
Giai ma thu vi cong nghe xu ly o nhiem song To Lich
Chuyên gia Nhật Bản chuẩn bị đặt thiết bị làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor. Ảnh: Vietnamnet. 
Đặc biệt, công nghệ hiện đại này của Nhật Bản mới đây được sử dụng thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch. Nhiều người tò mò không biết công nghệ này hoạt động như thế nào.
Theo Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, công nghệ Nano - Bioreactor hoạt động dựa trên 2 yếu tố: phân hủy sinh học chất hữu cơ, tách sinh khối vi khuẩn bằng màng lọc nano.
Công nghệ này gồm 2 thiết bị là: các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor. Những vật liệu sử dụng trong công nghệ này được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản, không tan trong nước và tồn tại mãi ở khu vực xử lý…
00:0000:0000:00
00:00
 

Video: Sông Tô Lịch đổi màu khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản (nguồn: VTC Now)

Các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme làm điện li phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ nước, xử lý bùn thải khiến nguồn nước trở nên sạch hơn. Quá trình này cũng cung cấp nguồn oxy cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt.
Nhờ công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản mức độ ô nhiễm, mùi hôi thối ở các con sông được xử lý hiệu quả. Theo đó, các con sông được trả lại sự trong xanh.

Những chặng đường công nghệ

Từ “công nghệ”, theo nghĩa hiện đại, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 trong tác phẩm Hướng dẫn về công nghệ hay kiến thức về thủ công và sản xuất hàng hoá của Johann Beckmann, một nỗ lực tiên phong để thiết lập “công nghệ” như một ngành khoa học. Trong 250 năm, công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, viết nên những trang sử mới của nền văn minh công nghiệp.

Từ “quy luật công nghệ”

Từ những kiến thức khoa học và kỹ thuật, công nghệ ra đời với quy luật riêng của nó: trong những điều kiện giống nhau, nếu diễn ra những tiến trình và kết quả như nhau, nghĩa là, có thể lặp lại và nhân lên những kết quả ấy, ta gọi tiến trình ấy là quy trình công nghệ. Ta phân biệt hai xuất phát điểm trong sự phát triển công nghệ: một mặt là động lực công nghệ bắt đầu với một tiến bộ kỹ thuật và sau đó là đi tìm những khả năng áp dụng và những người sử dụng nó; mặt khác là động lực nhu cầu thị trường nhằm triển khai tiến bộ kỹ thuật theo đòi hỏi của người tiêu dùng. Theo dòng lịch sử, chiến lược song đôi ấy ngày càng trở nên gia tốc trong nền công nghiệp và trong chính sách công nghệ.

Giải mã “công nghệ” xây thành nhà Hồ

Đó là điều lâu nay vẫn khiến nhiều người thắc mắc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới