Giải mã sức mạnh đứng top 5 Đông Nam Á của Quân đội Malaysia

Giải mã sức mạnh đứng top 5 Đông Nam Á của Quân đội Malaysia

(Kiến Thức) - Sở hữu tiềm lực kinh tế thuộc top đầu Đông Nam Á ít nhiều giúp Malaysia có thể tự xây dựng cho mình một lực lượng vũ trang mạnh mẽ đứng thứ 5 trong khu vực nhưng vẫn xếp sau Việt Nam hai bậc.

Theo bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2018 của Global Firepower, Lực lượng vũ trang Malaysia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia sở hữu tiềm lực quốc phòng mạnh nhất Đông Nam Á và đứng thứ 44 trên thế giới. Cũng trong danh sách này Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong khu vực chỉ xếp sau Indonesia và thứ 20 toàn cầu. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Theo bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2018 của Global Firepower, Lực lượng vũ trang Malaysia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia sở hữu tiềm lực quốc phòng mạnh nhất Đông Nam Á và đứng thứ 44 trên thế giới. Cũng trong danh sách này Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong khu vực chỉ xếp sau Indonesia và thứ 20 toàn cầu. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Với tổng sản phẩm nội địa GPD hàng năm xấp xỉ 300 tỷ USD, Malaysia luôn giành tới hơn 3 tỷ USD (3.6 tỷ USD năm 2017) cho ngân sách quốc phòng mỗi năm, cùng với đó là quân đội có quy mô 110.000 người và khoảng 3110.000 quân dự bị, bản thân lực lượng vũ trang Malaysia cũng có “tuổi đời” lâu nhất nhì ở khu vực Đông Á Nam lịch sử hoạt động hơn 80 năm. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Với tổng sản phẩm nội địa GPD hàng năm xấp xỉ 300 tỷ USD, Malaysia luôn giành tới hơn 3 tỷ USD (3.6 tỷ USD năm 2017) cho ngân sách quốc phòng mỗi năm, cùng với đó là quân đội có quy mô 110.000 người và khoảng 3110.000 quân dự bị, bản thân lực lượng vũ trang Malaysia cũng có “tuổi đời” lâu nhất nhì ở khu vực Đông Á Nam lịch sử hoạt động hơn 80 năm. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Giống như nhiều lực lượng vũ trang khác  Quân đội Malaysia cũng được tổ chức thành ba binh chung gồm Lục quân, Không quân và Hải quân. Trong đó Lục quân đóng vai trò “xương sống” trong các lực lượng vũ trang Malaysia với quân số 90.000 người và có lực lượng dự bị động viên lên đến 200.000 quân. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Giống như nhiều lực lượng vũ trang khác Quân đội Malaysia cũng được tổ chức thành ba binh chung gồm Lục quân, Không quân và Hải quân. Trong đó Lục quân đóng vai trò “xương sống” trong các lực lượng vũ trang Malaysia với quân số 90.000 người và có lực lượng dự bị động viên lên đến 200.000 quân. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Về sức mạnh Lục quân Malaysia, lực lượng này chỉ được trang bị hơn 70 xe tăng chiến đấu trong đó chỉ có vỏn vẹn 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M Pendekar mua của Ba Lan và 26 xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion của Anh. Trong khi đó số xe bọc thép của Lục quân Malaysia lên đến gần 1.000 đơn vị và được mua của nhiều quốc gia khác nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Về sức mạnh Lục quân Malaysia, lực lượng này chỉ được trang bị hơn 70 xe tăng chiến đấu trong đó chỉ có vỏn vẹn 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M Pendekar mua của Ba Lan và 26 xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion của Anh. Trong khi đó số xe bọc thép của Lục quân Malaysia lên đến gần 1.000 đơn vị và được mua của nhiều quốc gia khác nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Về pháo binh, Quân đội Malaysia sở hữu hơn 250 đơn vị pháo, cối, pháo phản lực các loại, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là mẫu pháo kéo OTO Melara Mod 56 với 110 đơn vị, còn pháo phản lực chỉ có khoảng 54 đơn vị với các tổ hợp Astros II MLRS do Brazil chế tạo. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Về pháo binh, Quân đội Malaysia sở hữu hơn 250 đơn vị pháo, cối, pháo phản lực các loại, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là mẫu pháo kéo OTO Melara Mod 56 với 110 đơn vị, còn pháo phản lực chỉ có khoảng 54 đơn vị với các tổ hợp Astros II MLRS do Brazil chế tạo. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Từ một số thông tin trên có thể thấy hầu hết kho vũ khí của Malaysia đều được mua từ các quốc gia khác và điều này cũng không ngoại lệ với lực lượng không quân, khi Không quân Malaysia có trong biên chế khoảng 297 máy bay quân sự các loại và trong đó chỉ có 36 chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Từ một số thông tin trên có thể thấy hầu hết kho vũ khí của Malaysia đều được mua từ các quốc gia khác và điều này cũng không ngoại lệ với lực lượng không quân, khi Không quân Malaysia có trong biên chế khoảng 297 máy bay quân sự các loại và trong đó chỉ có 36 chiến đấu cơ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Malaysia hiện tại là những chiếc BAE Hawk của Anh, Su-30MKM của Nga và F/A-16 của Mỹ. Trong đó số Su-30MKM của Malaysia đã gần như không còn khả năng hoạt động khi có tới hơn quá nửa số máy bay gặp các vấn đề về kỹ thuật và chỉ có khoảng 4 chiếc là còn khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Malaysia hiện tại là những chiếc BAE Hawk của Anh, Su-30MKM của Nga và F/A-16 của Mỹ. Trong đó số Su-30MKM của Malaysia đã gần như không còn khả năng hoạt động khi có tới hơn quá nửa số máy bay gặp các vấn đề về kỹ thuật và chỉ có khoảng 4 chiếc là còn khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Số máy bay còn lại của Không quân Malaysia hầu hết là máy bay vận tải và trực thăng, tuy nhiên chúng đều có thời gian phục vụ đã khá dài và từ lâu không được hiện đại hóa. Điều này ít nhiều làm hạn chế sức mạnh tổng thể của Không quân Malaysia khi họ không duy trì được số lượng máy bay sẵn sàng cho chiến đấu. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Số máy bay còn lại của Không quân Malaysia hầu hết là máy bay vận tải và trực thăng, tuy nhiên chúng đều có thời gian phục vụ đã khá dài và từ lâu không được hiện đại hóa. Điều này ít nhiều làm hạn chế sức mạnh tổng thể của Không quân Malaysia khi họ không duy trì được số lượng máy bay sẵn sàng cho chiến đấu. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Sức mạnh của Hải quân Malaysia cũng không khá hơn Không quân là bao khi họ chỉ có trong tay 61 tàu chiến các loại, trong đó có 2 tàu ngầm, 3 tàu khinh hạm, 6 tàu hộ vệ và 6 tàu tuần tra xa bờ. Hải quân Malaysia duy trì lực lượng khoảng 15.000 quân với các đơn vị Thủy quân Lục chiến được xây dựng với quy mô hạn chế. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sức mạnh của Hải quân Malaysia cũng không khá hơn Không quân là bao khi họ chỉ có trong tay 61 tàu chiến các loại, trong đó có 2 tàu ngầm, 3 tàu khinh hạm, 6 tàu hộ vệ và 6 tàu tuần tra xa bờ. Hải quân Malaysia duy trì lực lượng khoảng 15.000 quân với các đơn vị Thủy quân Lục chiến được xây dựng với quy mô hạn chế. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nổi bật nhất trong kho vũ khí của Hải quân Malaysia hiện tại là các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene, đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Trong khi đó về lực lượng tàu nổi, Hải quân Malaysia đặt hết hy vọng cho các tàu khinh hạm tàng hình GOWIND đang được đóng mới. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nổi bật nhất trong kho vũ khí của Hải quân Malaysia hiện tại là các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene, đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Trong khi đó về lực lượng tàu nổi, Hải quân Malaysia đặt hết hy vọng cho các tàu khinh hạm tàng hình GOWIND đang được đóng mới. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dựa vào các thống kê sơ bộ trên có thể thấy tiềm lực quân sự của Malaysia chỉ ở mức trung bình trong khu vực khi thua xa các nước thuộc top 4 Đông Nam Á cả về chất lượng lẫn số lượng, tuy nhiên hàng năm nước này vẫn tiêu tốn hơn 3 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng trong khi kho vũ khí của Quân đội Malaysia không có gì nhiều và hầu hết đều phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Dựa vào các thống kê sơ bộ trên có thể thấy tiềm lực quân sự của Malaysia chỉ ở mức trung bình trong khu vực khi thua xa các nước thuộc top 4 Đông Nam Á cả về chất lượng lẫn số lượng, tuy nhiên hàng năm nước này vẫn tiêu tốn hơn 3 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng trong khi kho vũ khí của Quân đội Malaysia không có gì nhiều và hầu hết đều phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Do đó trong tương lai nếu Malaysia muộn cải thiện sức mạnh quân sự của mình họ cần có những chương trình hiện đại hóa và tái trang bị dài hơn, mà muốn như vậy ngân sách quốc phòng của nước này bắt buộc phải tăng thêm vài tỷ USD nữa trong vòng từ 5-10 năm tới mới có thể cải thiện năng lực quốc phòng hiện tại. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Do đó trong tương lai nếu Malaysia muộn cải thiện sức mạnh quân sự của mình họ cần có những chương trình hiện đại hóa và tái trang bị dài hơn, mà muốn như vậy ngân sách quốc phòng của nước này bắt buộc phải tăng thêm vài tỷ USD nữa trong vòng từ 5-10 năm tới mới có thể cải thiện năng lực quốc phòng hiện tại. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Mời độc giả xem video: Ngắm dàn vũ khí hiện đại của Quân đội Malaysia. (nguồn MILITARY CHANNEL)

GALLERY MỚI NHẤT