Cuộc vây hãm Kirrha 590 TCN
Cuộc vây hãm Kirrha diễn ra ở thành phố Kirrha, Hy Lạp năm 590 TCN ghi nhận việc sử dụng vũ khí sinh học. Theo đó, người ta đã sử dụng một loại vũ khí nguy hiểm được điều chế từ cây trụ điên (cây lê lư - tên tiếng Anh là Hellebore) để đầu độc nguồn nước.
Độc tính của loại cây trụ điên khá cao khi nạn nhận có thể bị chóng mặt, tiêu chảy, sưng phồng lưỡi và cổ họng, có cảm giác nghẹt thở, gặp một số vấn đề về tiêu hóa khá nghiêm trọng, thậm chí có thể ngừng tim dẫn đến tử vong.
Cuộc vây hãm Dura-Europos năm 256 TCN
Trong cuộc vây hãm Dura-Europos diễn ra năm 256 TCN, người Sassania đã đánh chiếm được thành phố Dura-Europos của La Mã. Để giành được chiến thắng này, người Sassania đã sử dụng vũ khí hóa học - khí độc để tiêu diệt quân cảnh vệ La Mã. Họ ném lưu huỳnh và nhựa đường vào lửa, tạo thành một loại khí gây ngạt. Khi lính cảnh vệ La Mã hít vào, chất khí này sẽ trở thành axit sunfuric. Chỉ vài phút sau đó, 19 binh sĩ thuộc quân La Mã trong đường hầm tử vong.
Cuộc chiến tranh Mithridatic lần thứ 3
Diễn ra từ năm 73 – 63 TCN, cuộc chiến tranh Mithridatic lần thứ 3 là cuộc chiến giữa Mithridatic VI của Pontus với người La Mã. Trong cuộc chiến đó, Mithridatic VI đã sử dụng những mũi tên đặc biệt có tẩm nọc độc rắn. Khi binh sĩ La Mã trúng tên độc đó sẽ không tử vong ngay tức khắc. Sau vài ngày trúng tên độc, binh sĩ La Mã mới mất mạng.
Thậm chí, Mithridatic VI còn sử dụng mật ong chứa độc dược làm vũ khí. Theo đó, quân đội của Mithridatic VI cố tình để lại những loại mật ong đó để quân đội La Mã tìm thấy. Cho rằng đó là mật ong bình thường, binh sĩ La Mã đã đem sử dụng dẫn đến bị ảo giác do ngộ độc. Trong vòng 1 tuần, họ không thể chiến đấu. Nhờ vậy mà quân đội của Mithridatic VI giành được chiến thắng trước quân đội La Mã.