Giải mã những hội chứng rùng rợn nhất con người mắc phải

Giải mã những hội chứng rùng rợn nhất con người mắc phải

(Kiến Thức) - Sợ đàn ông, ăn một phần cơ thể mình... là những hội chứng rùng rợn mà con người mắc phải.

1. Hội chứng "xác di động".  Hội chứng rùng rợn này còn gọi là hội chứng Cotard. Đây là một dạng rối loạn tâm thần hiếm. Theo đó, người mắc phải hội chứng hiếm gặp này ảo tưởng rằng họ "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, thay máu và các cơ quan nội tạng không còn tồn tại. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.
1. Hội chứng "xác di động". Hội chứng rùng rợn này còn gọi là hội chứng Cotard. Đây là một dạng rối loạn tâm thần hiếm. Theo đó, người mắc phải hội chứng hiếm gặp này ảo tưởng rằng họ "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, thay máu và các cơ quan nội tạng không còn tồn tại. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.
Nhà thần kinh học người Pháp Jules Cotard (1840-1889) là người đầu tiên mô tả hội chứng "xác di động". Trong tài liệu, Cotard ghi lại trường hợp một bệnh nhân mang tên "quý bà X". Bệnh nhân này nghĩ rằng, bản thân không có não, dây thần kinh, ngực và dạ dày. Thậm chí, người phụ nữ này còn tin bản thân bất tử nên không ăn, uống. Cuối cùng X chết do không ăn không uống.
Nhà thần kinh học người Pháp Jules Cotard (1840-1889) là người đầu tiên mô tả hội chứng "xác di động". Trong tài liệu, Cotard ghi lại trường hợp một bệnh nhân mang tên "quý bà X". Bệnh nhân này nghĩ rằng, bản thân không có não, dây thần kinh, ngực và dạ dày. Thậm chí, người phụ nữ này còn tin bản thân bất tử nên không ăn, uống. Cuối cùng X chết do không ăn không uống.
2. Hội chứng Diogenes được đặt theo tên triết gia Hy Lạp cổ đại. Cụ thể, triết gia Diogenes chọn lối sống ẩn dật trong một thùng rượu đặt ven đường. Ông trở nên nổi tiếng khi từ chối đề nghị của Alexander Đại đế rằng sẽ cung cấp cho ông các điều kiện để có cuộc sống bình thường.
2. Hội chứng Diogenes được đặt theo tên triết gia Hy Lạp cổ đại. Cụ thể, triết gia Diogenes chọn lối sống ẩn dật trong một thùng rượu đặt ven đường. Ông trở nên nổi tiếng khi từ chối đề nghị của Alexander Đại đế rằng sẽ cung cấp cho ông các điều kiện để có cuộc sống bình thường.
Những người mắc phải hội chứng rùng rợn Diogenes thường có xu hướng thích sống ẩn dật và khổ hạnh, cô lập, đôi khi sống đời sống của động vật. Bệnh nhân mắc phải hội chứng này chủ yếu là những người già, có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc do suy sụp tâm lý.
Những người mắc phải hội chứng rùng rợn Diogenes thường có xu hướng thích sống ẩn dật và khổ hạnh, cô lập, đôi khi sống đời sống của động vật. Bệnh nhân mắc phải hội chứng này chủ yếu là những người già, có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc do suy sụp tâm lý.
3. Hội chứng Stendhal dùng để mô tả những người bị căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt, lo lắng, thậm chí xuất hiện ảo giác khi đứng trước những tác phẩm nghệ thuật quá giá trị hay đồ sộ. Thậm chí, có bệnh nhân còn choáng ngợp khi đối diện với vẻ đẹp kỳ vĩ của thế giới tự nhiên.
3. Hội chứng Stendhal dùng để mô tả những người bị căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt, lo lắng, thậm chí xuất hiện ảo giác khi đứng trước những tác phẩm nghệ thuật quá giá trị hay đồ sộ. Thậm chí, có bệnh nhân còn choáng ngợp khi đối diện với vẻ đẹp kỳ vĩ của thế giới tự nhiên.
Hội chứng kỳ lạ này được đặt theo biệt danh của nhà văn Pháp thế kỷ 19 - Mary Henry - người đã mô tả trải nghiệm bản thân khi chứng kiến sự tráng lệ của Florence (Italy) năm 1817 trong cuốn sách "Naples and Florence: A Journey from Milan to Reggio".
Hội chứng kỳ lạ này được đặt theo biệt danh của nhà văn Pháp thế kỷ 19 - Mary Henry - người đã mô tả trải nghiệm bản thân khi chứng kiến sự tráng lệ của Florence (Italy) năm 1817 trong cuốn sách "Naples and Florence: A Journey from Milan to Reggio".
4. Hội chứng Autophagia vô cùng hãi hùng khi người mắc căn bệnh này thèm khát, ăn chính một phần cơ thể của mình. Theo đó, bệnh nhân có thể cắn, nhai móng tay hay những bộ phận cơ thể khác.
4. Hội chứng Autophagia vô cùng hãi hùng khi người mắc căn bệnh này thèm khát, ăn chính một phần cơ thể của mình. Theo đó, bệnh nhân có thể cắn, nhai móng tay hay những bộ phận cơ thể khác.
Mức độ nghiêm trọng của hội chứng Autophagia có thể dẫn đến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. Các chuyên gia mới chỉ phát hiện những trường hợp bệnh nhân mắc Autophagia cắn móng tay, không đe dọa đến tính mạng.
Mức độ nghiêm trọng của hội chứng Autophagia có thể dẫn đến tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. Các chuyên gia mới chỉ phát hiện những trường hợp bệnh nhân mắc Autophagia cắn móng tay, không đe dọa đến tính mạng.
5. Hội chứng Androphobia dùng để chỉ nỗi sợ đàn ông một cách dai dẳng và bất thường. Người bệnh chủ yếu là phụ nữ Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.
5. Hội chứng Androphobia dùng để chỉ nỗi sợ đàn ông một cách dai dẳng và bất thường. Người bệnh chủ yếu là phụ nữ Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngay cả khi họ biết rằng có thể họ chẳng phải đối mặt với nỗi sợ thực sự nào. Nỗi sợ này có thể là vô hạn, và thường bắt nguồn từ một sự việc cụ thể nào đó, như một trải nghiệm đau đớn khi còn trẻ.
Người mắc phải hội chứng Androphobia thường cảm thấy bất an, lo lắng khi ở trong tình huống có sự xuất hiện của đàn ông. Do đó, họ vô cùng sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông.
Người mắc phải hội chứng Androphobia thường cảm thấy bất an, lo lắng khi ở trong tình huống có sự xuất hiện của đàn ông. Do đó, họ vô cùng sợ hãi khi tiếp xúc với đàn ông.

GALLERY MỚI NHẤT