Lần đầu tiên tài liệu chứng minh Coco Chanel - bà chủ hãng thời trang Chanel là gián điệp cho Đức quốc xã được phát sóng trên truyền hình Pháp. Theo đó, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng trên từng là một thành viên của Abwehr - cơ quan tình báo quân sự bí mật của trùm phát xít Adolf Hitler.
Tài liệu trên cũng đặt ra nghi vấn về vai trò của những người nổi tiếng khác ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ 2, trong đó có các ca sĩ Edith Piaf và Maurice Chevalier và nhà viết kịch Sacha Guitry.
Chương trình L'Ombre d'un Doute (The Shadow of a Doubt) được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia France 3 đã cho công chúng biết thông tin gây sốc có được từ chính phủ Pháp đó là hầu hết những người nổi tiếng thời điểm đó đều tham gia phong trào kháng chiến hay đơn giản tẩy chay chế độ phát xít.
Lần đầu tiên một tài liệu được công bố trên kênh truyền hình Pháp cho biết Coco Chanel đã làm điệp viên cho cơ quan tình báo quân sự Abwehr của Hitler. |
Theo tài liệu trên, mối liên hệ giữa nhà thiết kế Chanel với Đức quốc xã bắt đầu trong khoảng thời gian quân đội Pháp sụp đổ vào năm 1940. Chanel đã trở về Paris ngay sau đó và chuyển đến khách sạn Ritz - nơi được cho là trụ sở của quân đội Đức quốc xã tại Pháp vào thời điểm đó.
Nhà thiết kế thời trang Chanel đã ngoại tình với một sĩ quan cao cấp Gestapo bằng tên giả Baron Hans Gunther von Dincklage và ngày càng trở nên thân thiết với các cấp lãnh đạo của Đức Quốc xã. Sau đó, bà đã được điều đến Madrid vào năm 1943.
Chương trình trên của Pháp cũng hé lộ việc trong khi làm việc cho Đức quốc xã, bà Chanel đã sử dụng biệt danh là Westminster - tên được cho là bà mượn từ tên của một trong những người tình của nhà thiết kế thời trang - Công tước Westminster năm 1920.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm có trong ngày 1/1/1945 khi chiến dịch Đế giày diễn ra.
Theo tài liệu chính thức của Đức quốc xã, số chính thức của nhà thiết kế Chanel ở cơ quan tình báo Đức Abwehr là F-7124. Thông tin này đã được giữ bí mật tại kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Pháp trong 7 thập kỷ qua.
Sử gia Franck Ferrand đã tuyên bố rằng nhà thiết kế thời trang Chanel đã dùng ảnh hưởng của Đức Quốc xã để dành lại công việc kinh doanh nước hoa mà bà đã bán cho một gia đình Do Thái vào năm 1924.
Ông Ferrand cho biết thêm bà hoàng thời trang Pháp trên đã hy vọng rằng, các quy định của Đức Quốc xã về việc cấm người Do Thái tự kinh doanh có thể khiến cho công ty đó bị tịch thu và trả lại cho bà. Tuy nhiên, sau đó gia đình Wertheimer đã bán cổ phần của họ trong công ty nước hoa Chanel cho một doanh nhân người Đức.