Giải mã loạt súng máy nổi tiếng CTTG 2 của Việt Nam

Giải mã loạt súng máy nổi tiếng CTTG 2 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ sử dụng các loại súng máy huyền thoại của Liên Xô trong CTTG 2, QĐND Việt Nam từng được ghi nhận là có sử dụng nhiều khẩu súng xuất xứ từ Mỹ, Anh và Đức trong chiến tranh.

Cũng giống như các loại tiểu liên, súng trường, trong hai cuộc kháng chiến và thậm chí tới ngày nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều loại  súng máy hạng nhẹ - hạng nặng huyền thoại thời CTTG 2. Tất nhiên, nổi bật và chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là các loại súng tới từ Liên Xô. Mà đi đầu là khẩu DShK 12,7mm huyền thoại trong các huyền thoại!
Cũng giống như các loại tiểu liên, súng trường, trong hai cuộc kháng chiến và thậm chí tới ngày nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều loại súng máy hạng nhẹ - hạng nặng huyền thoại thời CTTG 2. Tất nhiên, nổi bật và chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là các loại súng tới từ Liên Xô. Mà đi đầu là khẩu DShK 12,7mm huyền thoại trong các huyền thoại!
DShK 12,7mm tên thật là DShK 1938 (Đại liên Degtyarov-Shpagin kiểu 1938) do Liên Xô sản xuất từ năm 1938 tới 1946 với số lượng 1 triệu khẩu. Khẩu súng máy hạng nặng này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam giai đoạn 1953-1954 và được ta sử dụng rộng rãi kể từ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Sau đó, nó tiếp tục phục vụ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc ta cho tới tận ngày hôm nay.
DShK 12,7mm tên thật là DShK 1938 (Đại liên Degtyarov-Shpagin kiểu 1938) do Liên Xô sản xuất từ năm 1938 tới 1946 với số lượng 1 triệu khẩu. Khẩu súng máy hạng nặng này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam giai đoạn 1953-1954 và được ta sử dụng rộng rãi kể từ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Sau đó, nó tiếp tục phục vụ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc ta cho tới tận ngày hôm nay.
DShK nặng 34kg và lên tới 157mm (với giá súng), dài 1,625m, dùng đạn cỡ 12,7x108mm với hộp tiếp đạn hộp 50 viên, súng có tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m có thể chống bộ binh và cả phòng không. Trong lịch sử, ta đã sử dụng thành công DShK bắn rơi nhiều loại máy bay gồm cả máy bay siêu âm hiện đại của Mỹ.
DShK nặng 34kg và lên tới 157mm (với giá súng), dài 1,625m, dùng đạn cỡ 12,7x108mm với hộp tiếp đạn hộp 50 viên, súng có tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.000m có thể chống bộ binh và cả phòng không. Trong lịch sử, ta đã sử dụng thành công DShK bắn rơi nhiều loại máy bay gồm cả máy bay siêu âm hiện đại của Mỹ.
Ngoài DShK huyền thoại, Liên Xô cũng từng viện trợ cho Việt Nam sử dụng các khẩu súng máy hạng nhẹ Degtyaryov hay còn gọi là trung liên DP. Khoảng 795.000 khẩu được sản xuất từ 1928-1950. Loại này xuất hiện ở Việt Nam cuối giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest
Ngoài DShK huyền thoại, Liên Xô cũng từng viện trợ cho Việt Nam sử dụng các khẩu súng máy hạng nhẹ Degtyaryov hay còn gọi là trung liên DP. Khoảng 795.000 khẩu được sản xuất từ 1928-1950. Loại này xuất hiện ở Việt Nam cuối giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest
Súng máy DP nổi bật với băng đạn tròn đặt ngay trên thân súng chứa 47 viên đạn 7,62x54mmR, tốc độ bắn 550 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 800m. Nguồn ảnh: Pinterest
Súng máy DP nổi bật với băng đạn tròn đặt ngay trên thân súng chứa 47 viên đạn 7,62x54mmR, tốc độ bắn 550 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 800m. Nguồn ảnh: Pinterest
Cùng với DP, DShK, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô vào giai đoạn giữa những năm 1950 súng máy hạng nặng Maxim huyền thoại nước Nga. Khẩu này được sản xuất trong suốt 29 năm từ 1910-1939 và được Hồng quân sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, sau đó tiếp tục cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Tư liệu
Cùng với DP, DShK, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô vào giai đoạn giữa những năm 1950 súng máy hạng nặng Maxim huyền thoại nước Nga. Khẩu này được sản xuất trong suốt 29 năm từ 1910-1939 và được Hồng quân sử dụng rộng rãi trong CTTG 2, sau đó tiếp tục cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Tư liệu
Khẩu súng nổi bật với bọng chụp với nòng súng chứa nước làm mát, tốc độ bắn 600 phát/phút, dùng đạn 7,62x54mmR với dây tiếp đạn 250 viên. Nguồn ảnh: Армии и Солдаты.
Khẩu súng nổi bật với bọng chụp với nòng súng chứa nước làm mát, tốc độ bắn 600 phát/phút, dùng đạn 7,62x54mmR với dây tiếp đạn 250 viên. Nguồn ảnh: Армии и Солдаты.
Một trong những khẩu súng máy Đức nổi tiếng thời CTTG 2 mà Việt Nam từng dùng là MG-34. Loại này được Liên Xô cung cấp cho chúng ta từ những năm 1950-1960 từ kho vũ khí chiến lợi phẩm sau CTTG 2. Ước tính 577.000 khẩu MG-34 đã được sản xuất trong 10 năm từ 1935-1945. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một trong những khẩu súng máy Đức nổi tiếng thời CTTG 2 mà Việt Nam từng dùng là MG-34. Loại này được Liên Xô cung cấp cho chúng ta từ những năm 1950-1960 từ kho vũ khí chiến lợi phẩm sau CTTG 2. Ước tính 577.000 khẩu MG-34 đã được sản xuất trong 10 năm từ 1935-1945. Nguồn ảnh: Wikipedia
Súng máy MG-34 nặng 12,1kg và lên tới 32kg với giá 3 chân, dùng đạn 7,92x57mm với dây đạn 50-250 viên, tốc độ bắn 1.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 200-2.000m. Loại này ở Việt Nam được dùng không chỉ trong chống bộ binh mà cả phòng không. Nguồn ảnh: WW2
Súng máy MG-34 nặng 12,1kg và lên tới 32kg với giá 3 chân, dùng đạn 7,92x57mm với dây đạn 50-250 viên, tốc độ bắn 1.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 200-2.000m. Loại này ở Việt Nam được dùng không chỉ trong chống bộ binh mà cả phòng không. Nguồn ảnh: WW2
Một loại súng máy nổi tiếng nữa của Đức mà Việt Nam từng dùng là FG 42 được chế tạo trong giai đoạn 1943-1945 trang bị chủ yếu cho lính dù của Đức. Loại này được đánh giá mang đặc tính kỹ thuật của một khẩu súng máy hạng nhẹ và súng trường tự động. Trong ảnh, một lính Mỹ ở Việt Nam sử dụng thử khẩu FG 42. Nguồn ảnh: WW2
Một loại súng máy nổi tiếng nữa của Đức mà Việt Nam từng dùng là FG 42 được chế tạo trong giai đoạn 1943-1945 trang bị chủ yếu cho lính dù của Đức. Loại này được đánh giá mang đặc tính kỹ thuật của một khẩu súng máy hạng nhẹ và súng trường tự động. Trong ảnh, một lính Mỹ ở Việt Nam sử dụng thử khẩu FG 42. Nguồn ảnh: WW2
FG 42 nặng khoảng 4,2kg, dùng đạn cỡ 7,92x57mm với hộp tiếp đạn 10-20 viên, súng có tốc độ bắn 900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 600m. Nguồn ảnh: Wikipedia
FG 42 nặng khoảng 4,2kg, dùng đạn cỡ 7,92x57mm với hộp tiếp đạn 10-20 viên, súng có tốc độ bắn 900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 600m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là loạt vũ khí mà Mỹ thu giữ được của quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam những năm 1960, trong đó nổi bật lên sự xuất hiện của súng máy hạng nhẹ Bren (Anh) và khẩu M1919 Browning của Mỹ. Chúng đều là những khẩu súng máy nổi tiếng hai quốc gia này trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WW2
Trong ảnh là loạt vũ khí mà Mỹ thu giữ được của quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam những năm 1960, trong đó nổi bật lên sự xuất hiện của súng máy hạng nhẹ Bren (Anh) và khẩu M1919 Browning của Mỹ. Chúng đều là những khẩu súng máy nổi tiếng hai quốc gia này trong CTTG 2. Nguồn ảnh: WW2
M1919 Browning được sản xuất từ năm 1919 với số lượng 438.971 khẩu, chúng được Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và giai đoạn sau đó. Súng dùng đạn cỡ 7,62x51mm với dây tiếp đạn 250 viên, tầm bắn hiệu quả 1.400m, tốc độ bắn 400-600 phát/phút (phiên bản AN/M2 sau này tăng lên 1.200-1.500 phát/phút). Nguồn ảnh: Wikipedia
M1919 Browning được sản xuất từ năm 1919 với số lượng 438.971 khẩu, chúng được Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và giai đoạn sau đó. Súng dùng đạn cỡ 7,62x51mm với dây tiếp đạn 250 viên, tầm bắn hiệu quả 1.400m, tốc độ bắn 400-600 phát/phút (phiên bản AN/M2 sau này tăng lên 1.200-1.500 phát/phút). Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu Bren là dòng súng máy hạng nhẹ nổi tiếng của Anh được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Nó nổi bật với hộp tiếp đạn nằm trên thân súng trông rất lạ lùng. Loại này dùng đạn cỡ 7,7x56mmR với băng đạn 20 viên, tốc độ bắn 500-520 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu Bren là dòng súng máy hạng nhẹ nổi tiếng của Anh được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2. Nó nổi bật với hộp tiếp đạn nằm trên thân súng trông rất lạ lùng. Loại này dùng đạn cỡ 7,7x56mmR với băng đạn 20 viên, tốc độ bắn 500-520 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video súng máy MG-34 của Đức. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT