Giải mã linh ứng lạ lùng của lời chú nguyện trong Phật giáo

(Kiến Thức) - Trong nhiều truyền thống Phật giáo, những câu thần chú, chú nguyện rất thường được sử dụng và có nhiều sự linh ứng lạ thường mà người đời không thể nghĩ lường.

Giải mã linh ứng lạ lùng của lời chú nguyện trong Phật giáo

Trong nhiều truyền thống Phật giáo, những câu thần chú, chú nguyện rất thường được sử dụng và có nhiều sự linh ứng lạ thường mà người đời không thể nghĩ lường.

Sự tích bài kệ chúc lành
Lịch sử Phật giáo có ghi chép, trong quá trình hành đạo, Đức Phật từng độ cho một kẻ sát nhân đã giết 999 người tên là Angulimala (tiếng Hán dịch là Ương Quật Ma). Truyện kể rằng trước khi được Phật độ, Angulimala đã giết 999 người và chặt ngón tay họ xâu lại thành chuỗi đeo vào cổ nên dân chúng mới đặt tên cho anh ta là Angulimala nghĩa là “chuỗi ngón tay”.
Sau khi đã thành tỳ kheo, một ngày kia, lúc đi thọ bát tôn giả Angulimala gặp một thiếu phụ đang lâm bồn. Gặp sản phụ nằm rên siết bên đường, động lòng bi mẫn, thầy trở về bạch Phật xem có cách gì cứu giúp nạn nhân không?
Nhung cau chuyen he mo ve bi mat cua loi chu nguyen
 Ảnh minh họa. Nguồn: ditimchanly.org.
Theo bài viết “Ương Quật Ma – Bài học Phật pháp cho người Phật tử” đăng trên website Vuonhoaphatgiao.com, lúc đó Phật bảo Angulimala rằng: “Con hãy đến gặp người thiếu phụ ấy và chúc lành cho nàng như thế này: Thưa chị, từ ngày sinh ra đến nay, tôi chưa hề cố ý tiêu diệt đời sống một sinh vật nào. Do lời nói chân thật này, ước mong chị được mẹ tròn con vuông.
Nghe vậy tỳ kheo Angulimala bối rối: “Bạch Thế Tôn! Làm sao con dám thốt ra câu ấy... khi con là "chuỗi ngón tay"?. Phật dạy: “Này tỳ kheo, từ ngày sinh ra cho đến nay có nghĩa là từ khi con xuất gia, sanh vào thánh tộc vâng giữ đời phạm hạnh.
Nghe như vậy Angulimala liền hoan hỷ ra đi. Người thiếu phụ vẫn còn nằm rên siết bên vệ đường. Tôn giả Angulimala liền đọc lời chúc lành đến cho nàng sau một bức mành trúc. Kỳ diệu thay, một chú bé kháu khỉnh liền chào đời trong sự vui mừng của tất cả mọi người hiện diện... Từ ngày đó các bạn đồng phạm hạnh gọi thầy Angulimala là Paritta có nghĩa là "chúc lành."
Và cũng kể từ ngày hôm ấy, tôn giả Paritta thêm vững niềm tin, tinh cần tu tập, chẳng bao lâu thầy đắc quả A La Hán. Câu chúc lành của thầy gởi đến người thiếu phụ lâm bồn dạo nọ được xem như một bài kệ cầu an và được lưu truyền làm mọi người đều kinh ngạc.
Truyện bà lão trì chú Cát tường
Trong sách "Xứ Phật huyền bí" (nguyên tác là Autobiographe D’un Yogi) của đạo sư Yogananda do Nguyễn Hữu Kiệt dịch được Nxb VHTT ấn hành, tác giả cũng kể một câu chuyện để làm minh họa cho sự linh nghiệm khi niệm chú như sau:
Ngày kia, có vị tăng đi ngang qua một thôn vắng vào lúc trời sắp tối. Trên nền trời đã tắt nắng, ông nhìn thấy một vùng hào quang tỏa sáng từ một căn nhà tranh nhỏ ở cuối làng. Lấy làm lạ, ông liền tìm đến căn nhà ấy. Thì ra, trong nhà có một bà già đang trì chú Cát tường (tức Tiêu tai cát tường thần chú – một bài chú của nhà Phật dùng để cầu nguyện sự bình an cho mình và khu vực mình sinh sống). Lấy cớ xin nghỉ đêm lại, ông dò hỏi xem bà già này đang tu tập pháp môn gì. Nhưng thật ra bà không có hiểu biết gì khác ngoài bài thần chú cát tường được một vị du tăng dạy cho bà cách đó 3 năm.
Từ khi học được, ngày nào bà lão cũng trì tụng một cách rất chí thành. Quả thật, gia đình bà và cả ngôi làng nhỏ này đã 3 năm qua sống bình yên, mưa thuận gió hòa và không hề xảy ra một tai họa nào.
Nhung cau chuyen he mo ve bi mat cua loi chu nguyen-Hinh-2
 Ảnh minh họa. Nguồn: ditimchanly.org.
Vị tăng liền bảo bà lão đọc câu thần chú cho ông nghe và nhận thấy bà lão đã đọc sai một chữ. Ông liền đọc lại cho bà nghe và chỉ ra chỗ sai để đề nghị bà sửa lại.
Hôm sau ông từ biệt ra đi. Và phải mất một thời gian sau ông mới lại có dịp trở lại ngôi làng. Điều thay đổi đầu tiên ông nhận thấy là cũng vào giờ giấc như lần trước, nhưng ông không còn nhìn thấy vùng hào quang tỏa lên từ căn nhà tranh kia. Trên đường vào làng, ông nhìn thấy một khu đất trống với dấu vết của một trận hỏa hoạn vẫn còn rất rõ. Hỏi ra mới biết đã có một người chết và ba căn nhà kế nhau bị thiêu trụi.
Rất kinh ngạc, ông tìm đến nhà bà lão hôm trước. Sau khi chào hỏi, ông nói: “Thưa lão bà, phải chăng người đã không còn trì tụng thần chú Cát tường như trước kia nữa?
Bà lão đáp với vẻ ngạc nhiên: “Tôi vẫn trì tụng bình thường như trước đấy chứ. Hơn nữa, tôi đã nhớ sửa lại chỗ sai như ngài chỉ dạy. Mặc dù điều đó thật khó khăn và tôi vẫn rất hay lầm lộn qua lại giữa chữ đúng và chữ sai ấy”.
Vị tăng liền hiểu ra mọi việc. Chính sự thay đổi do ông yêu cầu đã đánh mất đi hiệu lực của việc trì tụng thần chú. Vì cho rằng trong câu thần chú có chỗ sai, nên bà lão đã sinh tâm nghi ngờ, không còn tin tưởng tuyệt đối vào việc trì tụng của mình nữa. Mặt khác, do ý niệm sửa sai trong khi trì tụng, bà đã bị phân tán tư tưởng mà không còn tập trung được như trước kia!
Sự linh nghiệm đến từ đâu?
Như trong câu chuyện trên đây đã một phần hé mở, muốn câu chú nguyện linh nghiệm, trước hết người niệm phải tin tưởng. Đạo sư Yogananda trong tài liệu nói trên phân tích: “Khi một lời cầu nguyện được thực hiện với niềm tin tưởng sâu xa, sự linh ứng hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Việc thoát khỏi những căn bệnh bất trị, những trường hợp tai qua nạn khỏi hoặc rất nhiều sự linh nghiệm khác... đã thường xuyên được biết đến mà không ai nghi ngờ gì”.
Cũng theo đạo sư Yogananda, đức tin đó không giống như niềm tin dựa trên lý trí thuần túy khoa học như kiểu niềm tin 2 cộng với 2 là 4. Tức là người cầu nguyện vốn đã chấp nhận sự linh ứng, mầu nhiệm ấy ngay từ khi nó chưa xảy ra mà không đòi hỏi phải có một sự giải thích hợp lý nào. Sự mầu nhiệm sẽ không xảy ra khi người hành giả vì bất cứ một lý do nào đó còn có sự nghi ngờ trong lòng.
Yếu tố thứ hai được Yogananda nhấn mạnh là phải có sự định tâm. Ngài viết: “Và việc tập trung tư tưởng, hay định tâm, cũng là một yếu tố quyết định khác được tìm thấy trong những trường hợp phép lạ được thực hiện. Khi người ta phân tán tư tưởng vào nhiều việc, ý chí sẽ không đủ sức mạnh để làm nên những điều vượt khỏi các giới hạn thông thường, hay nói khác đi là không thể có phép lạ... Mặt khác, định tâm và đức tin là hai điều hỗ tương cho nhau và rất thường phải đi đôi với nhau. Khi có một đức tin vững chắc người ta mới có thể định tâm, và chính việc định tâm làm củng cố thêm niềm tin sâu vững.
Sự linh nghiệm của những lời chú nguyện khi được thực hành trong trạng thái chú tâm cũng được nói đến trong sách "Hành trình về phương Đông". Trong đó, pháp sư Hamud nói với phái đoàn các nhà khoa học phương Tây rằng: “Sự cầu nguyện có một sức mạnh kinh khủng, có thể dời núi lấp sông, đó là bí quyết khoa “Mật tông Tây Tạng”... Vấn đề cầu nguyện không phân biệt tôn giáo và cũng không cần theo một nghi thức, nghi lễ nào nhất định, mà chỉ cần tập trung tư tưởng, hết sức chú tâm cầu nguyện”.

Bí ẩn những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại

Những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại trong cuốn "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" vừa được các nhà khoa học Australia giải mã thành công.

Bí ẩn những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại
Các nhà khoa học Australia vừa giải mã thành công một cuốn sổ tay có ghi những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" (The Handbook of Ritual Power), là tên mà các nhà nghiên cứu đặt cho cuốn sổ này có ghi lại những câu thần chú tình yêu, cách thanh tẩy những linh hồn tà ác và chữa trị bệnh trùng xoắn móc câu - một căn bệnh nhiễm trùng quái ác vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Giải mã thú vị về “thần chú” của người Việt xưa

(Kiến Thức) - Thời trước, hễ trước khi làm việc gì, người Việt có thói quen đọc những câu “thần chú”, với niềm tin rằng đọc như vậy sẽ được hiệu quả.

Giải mã thú vị về “thần chú” của người Việt xưa
Giai ma thu vi ve
Trong sách "Việt Nam phong tục" (xuất bản lần đầu từ năm 1915), học giả Phan Kế Bính đã lược ra mười mấy loại thần chú như vậy và cũng chỉ ra sự ngây ngô của nó. Sau đây là một số thần chú, phương thuật. Chẳng hạn khi bão to, nhà lung lay mạnh thì lấy đôi đũa cả mà chống vào hai chân cột cái thì nhà không đổ được. Các ảnh sau chỉ có tính chất minh họa.
Giai ma thu vi ve
 Hễ mắt có bụi, người ta vạch mắt đọc câu: “Cái gẩy ở trên trời, rơi xuống đất, mất cái gẩy” thì tự nhiên sẽ khỏi.
Giai ma thu vi ve
 Đàn bà sinh sản khó khăn, chồng lấy cái nồi đất đập vỡ toang ra cho chóng sinh. Hoặc là chồng cởi dây lưng trèo ngồi trên nóc nhà, hoặc bắt người đàn bà cắt cái chạc trâu thì chóng sinh. Khi đẻ rồi mà bất hạnh đứa trẻ không khóc được thì gõ mảnh sành rầm lên một lúc, tự nhiên nó tỉnh mà khóc được.
Giai ma thu vi ve
 Buổi tối sợ kẻ trộm vào nhà thì dựng ngược một cái chổi ở cửa ra vào và đọc một câu thần chú: “Chém đầu thằng Trích, ních đầu thằng Cược, treo ngược cành đa, chém cha thằng kẻ trộm” như thế dẫu có kẻ trộm cũng rợn mà không dám vào nhà.
Giai ma thu vi ve
 Ai đi đêm tối sợ gặp phải rắn, cọp hoặc những điều sợ hãi thì lấy ngón tay cái bên tay trái ấn vào cung bản mệnh (tuổi tý ấn cung tý) và lúc mới bước chân ra đọc câu thần chú: “Tứ tung ngũ hoành, ngô kim xuất hành. Vũ vương vệ đạo, Si vưu tỵ binh, hổ lương bất đắc động, xà hủy bất đắc kinh, ngô phụng Thái thượng Lão quân mệnh, cấp cấp như luật lệnh”.
Giai ma thu vi ve
 Đêm nằm mộng thấy sự gì sợ hãi, tỉnh dậy đừng nên nói, uống một ngụm nước, ngoảnh mặt về phía Đông mà nhổ thì mộng ác cũng hóa mộng lành.
Giai ma thu vi ve
 Ngoài các việc trồng cây nêu, rắc vôi bột, treo cành đa, lá dứa ngày Tết hoặc dán bùa yểm bùa khi có người chết..., trong cả năm muốn cho bình yên thì ngoài cổng dựng cái cột đá khắc năm chữ “Khương Thái công tại thử”. Hoặc muốn giữ cho tài thần trong nhà thịnh vượng thì xây một con chó đá ngoài cổng.
Giai ma thu vi ve
Cây trồng lâu chưa có quả, muốn cho có quả thì chờ đến ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, một người trèo lên cây, một người cầm vồ ở dưới gõ vào gốc cây 3 cái và hỏi “đã chịu nảy quả chưa”, người trên cây nói “chịu” thì sang năm tự khắc có quả. 
Giai ma thu vi ve
 Hễ lợn nuôi trong chuồng chê cám không ăn thì viết năm chữ “Khương thái công tại thử” vào một mảnh giấy vàng dán lên chuồng lợn thì lợn khỏi bệnh. Lợn đi không về thì lấy cái đũa cả cắm đằng sau ông táo, hoặc úp cái bồn cho lợn ăn xuống đất và lấy một cành khế cắm vào cửa chuồng thì lợn tự nhiên về.
Giai ma thu vi ve
 Có cú kêu bên cạnh nhà, lấy chiếc đũa cả cắm xuống đằng sau ông táo, hoặc lấy nắm gạo muối, hoặc hòn đất trong bếp mà ném đuổi đi thì tự nhiên nó phải chạy.
Giai ma thu vi ve
 Khi có sâu hoàng trùng (châu chấu) ăn hại lúa, làm lễ cúng tiễn cho nó đi, rồi cắm một lá cờ giấy ở đầu địa giới thì nó không dám vào nữa.
Giai ma thu vi ve
 Trong nhà muốn cho ít kiến thì ngày mồng Một Tết bắt kiến mà đốt đi thì cả năm không có kiến nữa. Muốn trừ rệp thì bắt một hai con bỏ vào trong áo quan người chết, tự nhiên rệp phải hết. Muốn cho cây cối không có sâu thì tối 30 tết cầm bó đuốc soi vào các cây cối sẽ được.
Giai ma thu vi ve
 Phan Kế Bính nhận xét rằng: “Không biết các phương thuật tự đâu đặt ra, ngộ nghĩnh quá! Mà ta nhiều người cũng tin... có dễ thuật chữa bệnh tài hơn thuốc đốc tờ, thuật giục cây ra quả tài hơn phép xiếc? Nếu vậy thì chẳng hóa nước ta tài lắm ru, sao mà lại hóa ra hèn hơn các nước vậy?

Loạt hình ám ảnh về nạn đói 1942 chấn động Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đây là bộ ảnh về nạn đói 1942 tại Hà Nam, Trung Quốc đánh dấu một trong những thời khắc đen tối nhất trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.

Loạt hình ám ảnh về nạn đói 1942 chấn động Trung Quốc
Loat hinh am anh ve nan doi 1942 chan dong Trung Quoc
Những bức ảnh hôm nay mà chúng ta nhìn thấy là những khoảnh khắc được phóng viên Foreman của tờ "New York Times"  và Theodore White của tờ " Thời đại" ghi lại trong nạn đói 1942 tại Hà Nam, Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới