Giải mã kỳ quan kiến trúc được coi là biểu tượng của Lào

Giải mã kỳ quan kiến trúc được coi là biểu tượng của Lào

Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã mang theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật...

Nằm ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn,  Thạt Luổng hay Pha That Luang là một công trình Phật giáo mang tính biểu tượng của đất nước Lào. Ảnh: Expedia.
Nằm ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng hay Pha That Luang là một công trình Phật giáo mang tính biểu tượng của đất nước Lào. Ảnh: Expedia.
Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã mang theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Ảnh: Expedia.
Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã mang theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Ảnh: Expedia.
Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường cho dựng tháp để cất giữ xá lỵ Phật. Là người mộ đạo, châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng). Ảnh: Du lịch Núi Việt.
Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường cho dựng tháp để cất giữ xá lỵ Phật. Là người mộ đạo, châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng). Ảnh: Du lịch Núi Việt.
Vào năm 1563, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vua Lào đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Vào năm 1566, vua cho tái thiết Thạt Luổng trên nền một ngôi chùa cũ. Ảnh: Visit Southeast Asia.
Vào năm 1563, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vua Lào đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Vào năm 1566, vua cho tái thiết Thạt Luổng trên nền một ngôi chùa cũ. Ảnh: Visit Southeast Asia.
Thạt Luổng đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19, nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Ảnh: Tripadvisor.
Thạt Luổng đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19, nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Ảnh: Tripadvisor.
Về kiến trúc, trung tâm Thạt Luổng là một tòa tháp cao 45 mét, được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Ảnh: Cox & Kings.
Về kiến trúc, trung tâm Thạt Luổng là một tòa tháp cao 45 mét, được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Ảnh: Cox & Kings.
Trên đài sen là bệ cao hình vuông. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Ảnh: Hung Heuang.
Trên đài sen là bệ cao hình vuông. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Ảnh: Hung Heuang.
Bao quanh tháp lớn là hàng chục tháp phụ, cũng được thếp vàng. Ảnh: Ourglobaltrek.
Bao quanh tháp lớn là hàng chục tháp phụ, cũng được thếp vàng. Ảnh: Ourglobaltrek.
Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và công trình đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào. Ảnh: Laos Simply Beautiful.
Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và công trình đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào. Ảnh: Laos Simply Beautiful.
Hình ảnh ngôi chùa vàng nổi tiếng này đã được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ảnh: Wikipedia.
Hình ảnh ngôi chùa vàng nổi tiếng này đã được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Lâu đài Nhật bản lơ lửng trong biển mây | Zing.

GALLERY MỚI NHẤT