Giải mã kiến trúc hồ bán nguyệt trong phong thủy Việt

Trong phong thủy Việt Nam, kiến trúc hồ bán nguyệt có ý nghĩa sâu sắc và mang tính biểu tượng về sự cân bằng, hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi là hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, và cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.

Hình dáng bán nguyệt tượng trưng cho mặt trăng – biểu tượng của âm tính, đối lập với mặt trời – dương tính. Do đó, hồ bán nguyệt thường được sử dụng để cân bằng năng lượng âm dương trong không gian.

Theo quan niệm phong thủy, nước là yếu tố quan trọng mang lại tài lộc và may mắn. Hồ bán nguyệt giúp nước lưu thông, chuyển hóa năng lượng, mang lại sự sung túc và thịnh vượng cho gia chủ.

Hình dáng cong của hồ bán nguyệt đại diện cho sự linh hoạt, uyển chuyển trong dòng chảy năng lượng, giúp điều hòa các yếu tố phong thủy khác trong không gian sống.

Giai ma kien truc ho ban nguyet trong phong thuy Viet
Hồ bán nguyệt ở Đền Đô, Bắc Ninh. (Ảnh: Báo VOV)  

Theo Tạp chí Reatimes phân tích, bản chất của phong thủy là Khí. Khí mang năng lượng tự nhiên của trời đất và cả năng lượng của con người tác động đến mọi vật. Con người sinh sống và chịu ảnh hưởng của Khí.

Trong phong thủy, một nguyên lý căn bản là “Khí gặp gió thì tán, gặp nước thì dừng” nghĩa là gió làm cho Khí tản đi và di chuyển theo gió nhưng khi gặp nước thì Khí sẽ tụ lại. Khí muốn tác động đến con người thì cần phải tụ, do đó nước là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nước giúp cho Khí dừng, Khí tụ. Điều đó giải thích vì sao người xưa chọn đất làm nhà, lập làng hay rộng hơn là lập kinh đô, lập nước thường chọn nơi có nguồn nước.

Tại nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, các công trình công cộng, tôn giáo (như đền, chùa, miếu, phủ…) thường đào giếng, ao, hồ... trong trường hợp không có sẵn nguồn nước. Nguồn nước này trong phong thủy gọi là điểm tụ thủy hay tụ Khí hoặc tụ tài lộc.
Cùng chủ đề này, tạp chí Kiến trúc Việt Nam lý giải hồ hình bán nguyệt, mang ý nghĩa để tụ khí và trừ tà. Để tụ khí nước phải có thế cuộn lại, trong phong thủy gọi là “long hồi đầu”, chứ không chảy thẳng. Nếu nước theo mạch chảy xuôi như ở đoạn sông thẳng, Khí sẽ theo dòng nước chảy đi mất. Nhưng nếu ở khúc sông cong, uốn khúc, nước đang chảy thẳng sẽ cuộn lại, Khí sẽ theo đó mà tụ lại thành huyệt.

Ở khúc sông cong, nước sẽ chảy xói vào bờ cong phía ngoài tạo thành bên lở, rồi mang đất cát lắng lại bờ cong phía trong tạo thành bên bồi. Bên lở sẽ sinh ra sát khí có hại, còn bên bồi sẽ sinh ra sinh khí có lợi cho con người và vạn vật. Vì vậy, người xưa có câu “bồi ở, lở đi”.

Hồ hình bán nguyệt là mô phỏng theo hình dạng của khúc sông cong với bên lở là phía vòng cung và bên bồi là cạnh thẳng của dây trương cung, để cho Khí tụ lại và tạo thành sinh khí cho khu đất. Do đó, hồ bán nguyệt bao giờ cũng hướng đường vòng cung là bên lở ra phía ngoài, cạnh thẳng là bên bồi ở phía trong để đặt công trình chính là ngôi nhà vào đúng huyệt vị để được hưởng sinh khí.

Bên cạnh đó, hồ bán nguyệt có hình như một cánh cung với cạnh thẳng là dây cung và cung tròn là cánh cung để đặt mũi tên, nên trong phong thủy được dùng để trừ tà khí. Cánh cung hướng mũi tên ra bên ngoài sẽ có tác dụng xua đuổi tà ma và ngăn chặn sát khí nói chung, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà. Vì vậy, người ta không bao giờ xây hồ bán nguyệt hướng cánh cung vào phía trong, vì nếu hướng vào trong chính là lại “bắn mũi tên” vào chính ngôi nhà của mình, tạo xung sát và không may mắn.

5 đại kỵ phong thủy nhà bếp, điều thứ 3 nhiều nhà mắc phải

Phòng bếp được ví như trái tim của ngôi nhà. Nếu phòng bếp phạm phải những điều kiêng kị này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong nhà.

5 đại kỵ phong thủy nhà bếp, điều thứ 3 nhiều nhà mắc phải
1. Đặt tủ bếp dưới xà ngang

Phong thủy có nói: “Xà ngang đè lên trên tất bất lợi”. Không chỉ bếp, ghế ngồi hay giường ngủ, bàn làm việc,… nếu đặt bên dưới xà ngang cũng mang đến điềm không tốt cho gia chủ. Đặc biệt với tủ bếp càng không nên đặt dưới xà ngang.

6 lỗi phong thủy nhà bếp khiến gia chủ “hao tài phá lộc”

Nhà bếp là kho tiền của gia trạch, nếu gia chủ thiết kế không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến đại vận của gia đình.

6 lỗi phong thủy nhà bếp khiến gia chủ “hao tài phá lộc”
1. Vòi nước hay đường ống nước bị rò rỉ

7 cách tự kiểm tra phong thủy nhà bạn tốt hay xấu

Dưới đây là những cách đơn giản bạn có thể kiểm tra không gian nhà ở có đáp ứng phong thủy hay không.

7 cách tự kiểm tra phong thủy nhà bạn tốt hay xấu

Đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí”

Dù là chọn đất hay chọn nhà, gia chủ vẫn nên lựa chọn nơi thoáng khí, nhưng cũng không nên chọn nơi gió thổi quá mạnh. Theo quan niệm phong thủy nhà ở, nơi gió thổi quá mạnh sẽ khiến tài lộc bị “thổi bay”, không thể tích tụ lại trong nhà. Đây là tiêu chí đánh giá nhà ở chuẩn phong thủy đầu tiên gia chủ cần lưu ý và quan tâm.

7 cach tu kiem tra phong thuy nha ban tot hay xau

Nhà ở nên thoáng khí nhưng không nên chọn nơi hướng gió quá mạnh.

Đảm bảo ánh sáng tự nhiên

Phong thủy dương trạch luôn chú ý tới yếu tố ánh sáng mặt trời. Ngôi nhà có phong thủy tốt rất cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí. Điều này sẽ dễ dàng sản sinh nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.

Tương tự, với hệ thống cửa ngoài cửa chính (cửa sau, cửa sổ…), gia chủ cũng dùng cách này để kiểm tra. Phương pháp để hóa giải các “ám tiến sát” rất đơn giản, chỉ cần đặt trước cửa một chiếc gương bát quái hướng ra ngoài.

Kiểm tra “ám tiến sát”

Trong phong thủy, những thứ được gọi là “ám tiến sát” thường là vệ tinh, dây điện của hàng xóm, cột dây điện trên đường, tháp nhọn của nhà thờ, hoặc một con đường dài vừa đúng hướng vào cửa chính hoặc cửa sổ của ngôi nhà…

Để kiểm tra phong thủy nhà mình có đang bị "ám tiến sát hay không", gia chủ hãy đứng trước cửa nhà, nhìn ra ngoài để xem có công trình lớn hoặc chướng ngại vật đối diện với bạn, nếu có đồng nghĩa "ám tiến sát" đã sản sinh trong phong thuỷ học của ngôi nhà.

Tương tự, với hệ thống cửa ngoài cửa chính (cửa sau, cửa sổ…), gia chủ cũng dùng cách này để kiểm tra. Phương pháp để hóa giải các “ám tiến sát” rất đơn giản, chỉ cần đặt trước cửa một chiếc gương bát quái hướng ra ngoài.

Xung quanh ngôi nhà không có vật dẫn dụ sát khí

Những vật có thể dẫn dụ sát khí chính là những góc nhọn của kiến trúc hay vật thể lớn chĩa thẳng vào ngôi nhà.

Điều này thường dễ gặp phải khi mà hiện nay đất chật người đông, các ngôi nhà được xây sát nhau. Những góc nhọn của tòa nhà, kiến trúc khác được coi như mũi tên độc chĩa vào ngôi nhà, mang theo đó là sát khí, khiến gia trạch ngày càng bất ổn.

Xem phương vị bát quái

Tám phương vị bát quái đại biểu cho “nhân sinh bát đại dục cầu”. Gia đình, tiền tài, danh lợi, hôn nhân, con cái, quý nhân, công việc và tri thức. Gia chủ hãy chọn lựa 1 trong những phương diện mình mong muốn cải thiện. Ví dụ, nếu như muốn gia tăng tiền tài, phương vị đối ứng là Đông Nam.

Gia chủ có thể kiểm tra bát quái của mình, tìm ra Ngũ hành đối ứng với phương Đông Nam là Mộc. Có thể chiếu theo đó để đặt đồ có liên quan đến mộc ở hướng Đông Nam (như là lẵng hoa). Hoặc cũng có thể dựa vào Thuỷ để tăng năng lượng phương hướng này, bởi vì Thuỷ sinh Mộc. Dựa theo bát quái đồ, gia chủ có thể tìm ra ý nghĩa biểu tượng của các phương hướng.

7 cach tu kiem tra phong thuy nha ban tot hay xau-Hinh-2

La Kinh giúp gia chủ tự .

Nhưng trước khi làm điều này, gia chủ cũng cần phải lưu ý không nên tăng năng lượng quá nhiều hướng trong cùng một lúc, bởi có thể sẽ xuất hiện rất nhiều sai lầm lặp lại, hoặc là cơ may đến nhanh mà không cách nào ứng phó.

Nhà không bị khuyết góc

Trong phong thủy nhà ở, nhà bị khuyết góc cũng có nghĩa là thiếu nhân khẩu. Phương vị khuyết góc càng nhiều đồng nghĩa với việc địa vị của chủ nhân trong nhà càng bị phân tán, thậm chí không có quyền lực.

Điều đó khiến sự nghiệp của chủ nhân gặp nhiều trở ngại, sức khỏe ngày càng đi xuống, thậm chí còn dễ mắc bệnh nan y.

Phong thủy ngôi nhà hợp mệnh lý gia chủ

Để đánh giá, xem xét một ngôi nhà có phong thủy tốt hay xấu, người ta thường căn cứ vào mệnh lý của gia chủ. Khi các yếu tố về phương hướng phù hợp với tuổi bản mệnh của gia chủ, có nghĩa là phong thủy tốt.

7 cach tu kiem tra phong thuy nha ban tot hay xau-Hinh-3

Sơ đồ tương sinh tương khắc trong quan niệm phong thủy Á Đông.

Ngoài yếu tố về mệnh lý, yếu tố về mệnh tướng cũng được dùng để xem xét phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu, có phù hợp với gia chủ hay không. Ví dụ, nếu chủ nhân ngôi nhà là âm mệnh Thủy tướng, nên lựa chọn những tông màu trắng, bạc, đen, xám làm chủ đạo khi bài trí nội thất…

* Bài viết mang tính tham khảo

Đọc nhiều nhất

Tin mới