Giải mã không quân vận tải Pháp trong chiến tranh Đông Dương

(Kiến Thức) - Trong suốt thời gian hoạt động ở Đông Dương, không quân vận tải Pháp chủ yếu hoạt động ở miền Bắc Việt Nam với máy bay mà Mỹ viện trợ.

Giải mã không quân vận tải Pháp trong chiến tranh Đông Dương

* Chiến tranh Đông Dương là tên gọi của cuộc chiến giữa quân đội Pháp với lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng các lực lượng kháng chiến của Lào, Campuchia. Tuy nhiên, các trận chiến ác liệt nhất cơ bản diễn ra tại miền Bắc Việt Nam. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954, Quân đội Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và kết Hiệp định Genève trao trả độc lập cho các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).

Không đoàn vận tải đầu tiên của nước Pháp được thành lập vào ngày 1/2/1945 tại Bourget, ngoại ô Paris. Tuy phương tiện, lực lượng ban đầu còn hạn chế nhưng lực lượng không quân vận tải đã nhanh chóng được gửi đến chiến trường Đông Dương để phục vụ cho mưu đồ xâm lược tái xâm lược vùng đất này.
Trang bị không quân vận tải Pháp ở Đông Dương
Lực lượng phi cơ ban đầu gồm khoảng 25 chiếc C-47 Dakota và một số lượng tương đương Juker JU-52. Đây đều không phải là những máy bay “gốc” Pháp mà là chiến lợi phẩm và hàng viện trợ từ sau Chiến tranh Thế giới 2. 
Cụ thể, JU-52 vốn là máy bay vận tải/ném bom của Không quân Đức Phát xít, chúng được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau, chỉ chở được khoảng 1,8 tấn hàng hoặc 18 lính, tốc độ hành trình từ 160-211/kmh tùy biến thể, tầm bay từ 850-1000 km. Sau này người Pháp có chế tạo bản nội địa và đặt tên lại là AAC-1 Toucan. 
Trong khi đó, C-47 Dakota/Skytrain là một vận tải cơ rất nổi tiếng thời CTTG 2 của Mỹ. Tuy có kích thước tương đương JU-52 nhưng C-47 có thể mang được 2,7 tấn hàng hóa hoặc 28 lính, tốc độ hành trình 257 km/h, tầm bay 2575 km. Mỹ viện trợ cho Pháp khoảng 100 máy bay cũ loại này, ngoài chiến trường Đông Dương, chúng còn có mặt ở chiến tranh Algérie. 
Trong giai đoạn 1949-1952, các máy bay JU-52 cũ kỹ dần được thay thế bằng C-47. Lực lượng này được chia thành 3 đội bay: Anjou 2/64 biệt danh “Chúa tể” đóng tại Tân Sơn Nhất. Đây là đơn vị tập trung các máy bay C-47, JU-52 được tập trung ở đội Béarn 1/64 còn được gọi là “Đầu bò” đóng tại Nha Trang và cả ở đội Franche-Comté 2/62 biệt danh “Con sói” đóng tại Bạch Mai. Sau này con có thêm đội Sénégal.
Giai ma khong quan van tai Phap trong chien tranh Dong Duong
 Ju-52/AAC-1 Toucan, những máy bay vận tải đầu tiên có mặt tại chiến trường Đông Dương từ năm 1945.
Mùa xuân năm 1953, tình hình chiến trường Đông Dương (đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam) bước vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu tiếp tế hàng hóa bằng đường không tăng mạnh chưa kể đến các chiến dịch đổ bộ hàng không lớn cũng đang được lên kế hoạch. Không quân vận tải Pháp không thể cáng đáng nổi nhiệm vụ, nên Paris lại phải cầu viện tới Washington. 
Những chiếc C-119 được Pháp mượn của Mỹ bắt đầu tham chiến. Lúc này, không đoàn vận tải gồm: 69 chiếc Dakota C47 và 5 chiếc C119 Packet. Năm hiếc máy bay này dùng chung sân bay Cát Bi với các máy bay quan sát Criquet, máy bay khu trục Bearcat, máy bay ném bom B-26…
Về phi công, có 92 phi đội, mỗi phi đội C47 chỉ có một người, phi đội C119 có hai người. C-119 là loại máy bay vận tải lớn, có thể mang 7 tấn hàng hoặc 62 lính, tốc độ hành trình đạt 330 km/h, tầm bay 3.670 km. C-119 so với những “ngựa thồ” cũ kỹ của Không quân Pháp thì vượt trội về khả năng vận tải, chất-thả hàng đều nhanh, nhưng máy bay Mỹ cấu tạo phức tạp, rất hay gặp sự cố hỏng hóc. 
Những máy bay vận tải Nord N-2501 do người Pháp chế tạo tham chiến khá muộn, vào tháng 6/1954. Máy bay này có hình dạng khá giống C-119 nhưng bé hơn, mang được 8 tấn hàng nhưng do khoang chứa nhỏ vận chuyển được 35 lính, tốc độ hành trình 320 km/h, tầm bay 2450 km.
Các hoạt động chính của Không quân vận tải Pháp ở Đông Dương
- Năm 1945: Vừa mới "đặt chân" tới Việt Nam, C-47 đã chở những đơn vị truy kích của Thực dân Pháp tới địa điểm triển khai và nhờ thợ máy làm thêm hệ thống “đai”, tiến hành ném bom xuống những nơi bộ đội Việt Minh trú quân ngoài tầm hoạt động của máy bay chiến đấu Spitfire.
- Năm 1946: Thực hiện những chiến dịch không vận đầu tiên.
+ Chiến dịch Đà Lạt ngày 28/1, 12 chiếc C-47 thả 700 lính dù (tương đương 1 tiểu đoàn) bằng ba vòng bay xuất phát từ Sài Gòn, quãng đường 270km, mất tổng cộng 8 giờ bay.
+ Chiếm lại sân bay Cát Bi: 25/11, bộ đội Chiến khu 3 tấn công sân bay Cát Bi khiến thực dân Pháp phải điều quân tăng viện từ Sài Gòn ra (cách 1.150 km), trong đó có 400 lính dù được thả xuống sân bay.
Giai ma khong quan van tai Phap trong chien tranh Dong Duong-Hinh-2
 Các máy bay C-47 đang chuẩn bị cho một chuyến tải vận.
- Năm 1947: Từ mùa thu, nhiệm vụ tiếp vận phát triển lên một tầm mới, thực dân Pháp đã phải huy động hơn 20 máy bay vận tải, có sự tham gia của máy bay khu trục. 
Ngày 29/10, như một phần trong giai đoạn 1 của chiến dịch Lea hay chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 theo cách gọi của ta, Pháp tập trung 30 chiếc Dakota và Junker để thả lữ đoàn dù cuối cùng. Máy bay khu trục không tấn công được các địa điểm dưới đất như đã dự kiến vì hoạt động tích cực của pháo phòng không bộ đội Việt Minh. Vì vậy, cuộc đổ bộ đường không diễn ra rất khó khăn, để đảm bảo sinh lực, quân Pháp phải phân tản ra các bãi đổ bộ nhỏ trong phạm vi 3km.
- Năm 1948:
+ Ngày 7/11, chiến dịch không vận Ondine được thực hiện với 20 máy bay JU-52 và C-47 đổ quân xuống Việt Trì đã thành công. Việc này nhờ cự ly đổ bộ gần (100 km) và nhờ có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng tham chiến, đặc biệt là 16 máy bay khu trục Spitfire yểm trợ.
+ Ngày 9/12, quân Pháp thực hiện một chiến dịch không vận khá lớn khác là Pegasus, đổ quân cách Hà Nội 60 km về phía tây nam, nhằm tấn công Liên khu III.
Trong cả hai chiến dịch, riêng JU-52 đã dùng tới 144 lượt, vận chuyển 210 tấn lương thực và đạn dược.
- Giai đoạn 1949-1950: Pháp không có chiến dịch không vận lớn vì sự tăng cường hoạt động của lực lượng pháo phòng không phía ta, sự có mặt của đại bác 75mm cũng là một cản trở không nhỏ cho hoạt động không vận. Những trận địa pháo được ngụy trang rất tốt tránh được máy bay tấn công.
- Năm 1951: Nhằm thực hiện chiếm Hòa Bình, Pháp đã huy động vận tải cơ để đổ bộ quân trong hai chiến dịch không vận lớn gồm: Chiến dịch hoa Tulipe ngày 10/11 nhằm chiếm Chợ Bến và chiến dịch hoa Lotus ngày 14/11 đánh chiếm thị xã Hòa Bình. Hai sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong hoạt động không vận với 40 máy bay vận tải tham gia, có sự phối hợp của máy bay ném bom từ loại B-26 Invader phục hồi lại.
- Năm 1952: Pháo phòng không bộ đội ta tiếp tục được cải thiện (sau chiến dịch Biên giới 1950, ta đã thông được đường sang các nước anh em xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô, qua đó nhận thêm nhiều vũ khí mới). Về phía Pháp, các máy bay C-47 thay thế cho những chiếc JU-52 cuối cùng, chiến dịch Lorraine sử dụng 53 Dakota thả 2.354 quân dù (3 tiểu đoàn) trong 3 vòng bay từ Hà Nội xuống khu vực Sông Chảy với sự yểm hộ của B-26.
1953: Trong tháng 6, những máy bay C-119 đầu tiên mà Pháp mượn từ Mỹđã được đưa vào hoạt động. Ngày 17/7, quân Pháp mở chiến dịch Hirondelle, huy động 58 Dakota từ hai sân bay Bạch Mai và Gia Lâm cùng một C-119 từ Cát Bi, tổng cộng chở 2.000 quân đổ bộ xuống Lạng Sơn, đợt này có sự yểm hộ của 56 khu trục cơ Bearcat và 10 oanh tạc cơ B-26. Tuy nhiên đây không phải là cuộc đổ bộ đường không lớn nhất năm. 
Đại chiến dịch Castor, một trong những bước đầu để thiết lập cụm cứ điểm Điện Biên Phủ diễn ra vào ngày từ 20-23/11 huy động cả ba lực lượng của 3 đội Anjour, Béarn, Fanche-Comté và toàn bộ 12 C-119. 
Riêng trong ngày 20, đợt đổ bộ đầu tiên đã huy động 25 Dakota, trong đó trở theo 3 viên tướng: tướng không quân bốn sao Pierre Bodet - phó tướng của Tổng tư lệnh Đông Dương; trung tướng không quân Jean Dechaux - tư lệnh binh đoàn không quân chiến thuật bắc (G.A.T.A.C. - Bắc) và thiếu tướng Jean Gilles - tư lệnh quân nhảy dù Đông Dương. Ngày 22 và 23 chủ yếu trở hàng tiếp viện và C-119 trở xe ủi đất và khí tài công binh tới để làm đường băng. Tổng cộng trong 3 ngày, quân Pháp đã thả 4.500 quân dù, 200 tấn hàng hóa với 750 giờ bay.
- Năm 1954: Việc tiếp tế đường không cho Điện Biên Phủ tiếp tục với nhịp độ 165 tấn hàng mỗi ngày với sự trợ lực của các phương tiện dân sự. Nhưng yếu tố thời tiết bất lợi càng khiến việc thực thi không vận càng khó khăn. Quân Pháp buộc phải neo một quả khí cầu ở vùng thả dù cho phép thả khí cụ vật chất. 
Giai ma khong quan van tai Phap trong chien tranh Dong Duong-Hinh-3
 Hình vẽ minh họa một chuyến thả hàng tiếp tế của C-119 cho cụm cứ điểm Điện Biên Phủ trong "cơn mưa" đạn pháo từ bộ đội cao xạ Việt Nam.
Ngày 9/3/1954, phi công dân sự của đoàn “Hổ bay” tình nguyện đến thành lập đội bay C-119, đưa hoạt động này đạt tới 200 giờ bay mỗi tháng.
Kể từ 13/3, sân bay Điện Biên Phủ bị phơi mình dưới đạn pháo bộ đội Việt Minh, thực tế Pháp không sử dụng được nữa, chỉ còn vài chuyến bay vào ban đêm để vận chuyển thương binh.
Pháo của ta cũng dần chiếm được những vị trí trọng yếu, khống chế thu hẹp vùng thả hàng tiếp viện của Pháp dẫn đến việc không thả được các kiện hàng trên 1 tấn, việc này cũng hạn chế việc sử dụng C-119. Vài cuộc thử nghiệm thả dù ở độ cao cực thấp của Pháp đã vấp phải lưới lửa từ các trận địa pháo phòng không của ta. Hàng tiếp tế phải thả từ độ cao 1200-2400 m, tỉ lệ thu hồi vật phẩm chỉ đạt từ 85-60%.
Từ 1/4, C-119 tiếp tục thả dù nhưng tới ngày 25, phi công Mỹ đánh giá nguy hiểm quá cao lại thiếu các máy bay khu trục yểm trợ nên đã đề xuất ngừng bay ngày 30/4.
Hoạt động không vận vẫn tiếp tục cho tới lúc Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7/5/1954. 
Như vậy, kể từ ngày 20/11/1953-7/5/1954, không quân vận tải Pháp-Mỹ đã thực hiện 22.500 giờ bay, thả 22.500 tấn vật liệu, 10 máy bay bị phá hủy trong đó có một C-119, 17 người chết hoặc bị thương. Chỉ tính từ ngày 13/3 đến 7/5, khi sân bay Điện Biên dưới tầm khống chế của ta, địch vẫn đổ bộ được 7.000 tấn hàng, 4.300 quân dù (3.000 quân đổ bộ vào ban đêm).

Tất tần tật dàn súng diễu binh ở Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) - Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi xuất hiện cùng lúc nhiều chủng loại súng bộ binh nhất trong diễu binh của các Lực lượng Vũ trang Việt Nam.

Tất tần tật dàn súng diễu binh ở Điện Biên Phủ

Xem tàu hộ vệ Project 20381 Nga phóng tên lửa 9M96E

(Kiến Thức) - Tàu hộ vệ Project 20381 mang tên Soobrazitelnyy đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa phòng không 9M96E cũng như thử các tổ hợp pháo. 

Xem tàu hộ vệ Project 20381 Nga phóng tên lửa 9M96E

Nga tiếp tục “quyến rũ” nước NATO mua tên lửa Antey-2500

(Kiến Thức) -Tại Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế lần thứ 12, Nga tiếp tục mời gọi Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp tên lửa phòng không Antey-2500 của mình.

Nga tiếp tục “quyến rũ” nước NATO mua tên lửa Antey-2500
Vào tháng 9/2013, Ủy ban Điều hành Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã loại Công ty Rosoboronexport Nga ra khỏi danh sách các nhà thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trong chương trình vũ trang T-LORAMIDS của nước này.
Trong dịp Hội trợ công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 12 (IDEF 2015) lần này có tới 700 công ty từ 46 quốc gia sẽ trưng bày các sản phẩm quốc phòng của mình. Trong đó riêng Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia thành viên NATO) có tới 265 công ty và Mỹ có 101 công ty, cùng với Đức, Anh và Pháp cũng có rất nhiều công ty tham gia.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới