Giải mã hình tượng rắn thần Naga ở các ngôi chùa Khmer Nam Bộ

Giải mã hình tượng rắn thần Naga ở các ngôi chùa Khmer Nam Bộ

(Kiến Thức) - Ở các ngôi chùa Khmer Nam Bộ, tùy theo cách thức thể hiện mà hình ảnh rắn thần Naga lại hàm chứa những ý nghĩa khác nhau...

Chính điện chùa Âng (Trà Vinh) với hình tượng  rắn thần Naga trên các góc mái. Đây là một linh vật xuất hiện ở mọi ngôi chùa Khmer trên mảnh đất Nam Bộ. Vậy rắn Naga có nguồn gốc từ đâu, mang ý nghĩa gì?
Chính điện chùa Âng (Trà Vinh) với hình tượng rắn thần Naga trên các góc mái. Đây là một linh vật xuất hiện ở mọi ngôi chùa Khmer trên mảnh đất Nam Bộ. Vậy rắn Naga có nguồn gốc từ đâu, mang ý nghĩa gì?
Cận cảnh hình tượng rắn Naga ở chùa Âng. Trong tiếng phạn Naga có nghĩa là rắn hổ mang chúa, loài rắn được coi là chúa tể của loài rắn, đồng thời cũng có nghĩa là hủy bỏ mọi tội ác. Đây là một linh vật có nguồn gốc từ Hindu giáo.
Cận cảnh hình tượng rắn Naga ở chùa Âng. Trong tiếng phạn Naga có nghĩa là rắn hổ mang chúa, loài rắn được coi là chúa tể của loài rắn, đồng thời cũng có nghĩa là hủy bỏ mọi tội ác. Đây là một linh vật có nguồn gốc từ Hindu giáo.
Người Ấn Độ cổ quan niệm rắn Naga là linh hồn của thiên nhiên, bảo vệ các nguồn nước như sông, suối, mạch ngầm, giúp mùa màng tốt tươi. Do vậy Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Ngoài ra linh vật này còn mang ý nghĩa khác là sự kết nối giữa cõi nhân gian và thiên giới.
Người Ấn Độ cổ quan niệm rắn Naga là linh hồn của thiên nhiên, bảo vệ các nguồn nước như sông, suối, mạch ngầm, giúp mùa màng tốt tươi. Do vậy Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Ngoài ra linh vật này còn mang ý nghĩa khác là sự kết nối giữa cõi nhân gian và thiên giới.
Cột cờ hình rắn thần Naga 7 đầu ở chùa Hang (Trà Vinh). Hình tượng rắn Naga từ Hindu giáo đã du nhập vào Phật giáo, và từ Ấn Độ truyền đi các vương quốc ở Đông Nam Á thời cổ. Tại các vùng đất mới, truyền thuyết về rắn Naga được kể lại theo các cách khác nhau.
Cột cờ hình rắn thần Naga 7 đầu ở chùa Hang (Trà Vinh). Hình tượng rắn Naga từ Hindu giáo đã du nhập vào Phật giáo, và từ Ấn Độ truyền đi các vương quốc ở Đông Nam Á thời cổ. Tại các vùng đất mới, truyền thuyết về rắn Naga được kể lại theo các cách khác nhau.
Trong truyền thuyết của người Khmer, rắn Naga tượng trưng cho Shiva - vị thần của sự hủy diệt. Naga cuộn tròn lấy cái gốc của trục thế gian, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và hủy diệt, nâng đỡ và ổn định thế giới.
Trong truyền thuyết của người Khmer, rắn Naga tượng trưng cho Shiva - vị thần của sự hủy diệt. Naga cuộn tròn lấy cái gốc của trục thế gian, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và hủy diệt, nâng đỡ và ổn định thế giới.
Hình tượng rắn thần Naga ở lối lên chùa Pitu Khôsa Răngsây (Cần Thơ). Vốn là loài quái vật đáng sợ nhưng nhờ ảnh hưởng của Đức Phật mà Naga được cải hóa, trở thành linh vật bảo hộ Phật pháp.
Hình tượng rắn thần Naga ở lối lên chùa Pitu Khôsa Răngsây (Cần Thơ). Vốn là loài quái vật đáng sợ nhưng nhờ ảnh hưởng của Đức Phật mà Naga được cải hóa, trở thành linh vật bảo hộ Phật pháp.
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Kh’Leang (Sóc Trăng). Sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nhắc đến rắn Naga. Theo đó, lúc hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, ngài đã được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm...
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Kh’Leang (Sóc Trăng). Sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nhắc đến rắn Naga. Theo đó, lúc hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, ngài đã được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm...
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Dơi (Sóc Trăng). Theo dòng thời gian, rắn Naga đã trở thành mô típ trang trí đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật Phật giáo Khmer. Linh vật này thường ngự trên mái chùa, cổng rào, cột cờ... với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ Đức Phật.
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Dơi (Sóc Trăng). Theo dòng thời gian, rắn Naga đã trở thành mô típ trang trí đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật Phật giáo Khmer. Linh vật này thường ngự trên mái chùa, cổng rào, cột cờ... với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ Đức Phật.
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng). Ở các ngôi chùa Khmer, tùy theo cách thức thể hiện mà hình ảnh rắn Naga hàm chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu trên mái chùa rắn Naga chỉ có một đầu thì tượng Naga trên mặt đất lại có thể có đến 3, 5, 6, 7 hoặc 9 đầu.
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng). Ở các ngôi chùa Khmer, tùy theo cách thức thể hiện mà hình ảnh rắn Naga hàm chứa những ý nghĩa khác nhau. Nếu trên mái chùa rắn Naga chỉ có một đầu thì tượng Naga trên mặt đất lại có thể có đến 3, 5, 6, 7 hoặc 9 đầu.
Tượng Naga 5 đầu ở chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu). Theo quan niệm của người Khmer, rắn 3 đầu tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, 5 đầu là 5 thành tố của vũ trụ, 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết chóc, 7 đầu là sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu là con đường siêu thoát...
Tượng Naga 5 đầu ở chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu). Theo quan niệm của người Khmer, rắn 3 đầu tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, 5 đầu là 5 thành tố của vũ trụ, 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết chóc, 7 đầu là sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu là con đường siêu thoát...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT