Giải mã dự án chế tạo xe tăng giống đĩa bay của Liên Xô

Giải mã dự án chế tạo xe tăng giống đĩa bay của Liên Xô

Vào những năm 1950, các nhà khoa học quân sự Liên Xô lên kế hoạch chế tạo một loại xe tăng mới có thể hoạt động ở môi trường nhiễm phóng xạ, đầm lầy... Theo thiết kế, mẫu xe tăng này giống "đĩa bay".

Giới chức trách Liên Xô lên kế hoạch nghiên cứu, chế tạo một loại  xe tăng vào những năm 1950. Mục đích của Liên Xô là chế tạo mẫu xe tăng có thể hoạt động ở môi trường nhiễm phóng xạ, đầm lầy và địa hình nền đất mềm.
Giới chức trách Liên Xô lên kế hoạch nghiên cứu, chế tạo một loại xe tăng vào những năm 1950. Mục đích của Liên Xô là chế tạo mẫu xe tăng có thể hoạt động ở môi trường nhiễm phóng xạ, đầm lầy và địa hình nền đất mềm.
Nhiệm vụ chế tạo mẫu xe tăng này được giới chức Liên Xô giao cho nhóm kỹ sư làm việc tại nhà máy Kirov ở thành phố Leningrad (nay là thành phố Saint Peterburg).
Nhiệm vụ chế tạo mẫu xe tăng này được giới chức Liên Xô giao cho nhóm kỹ sư làm việc tại nhà máy Kirov ở thành phố Leningrad (nay là thành phố Saint Peterburg).
Đứng đầu nhóm nghiên cứu là ông L.Troyanov. Vào năm 1957, nhóm của ông đã đưa ra bản vẽ thiết kế xe tăng giống "đĩa bay".
Đứng đầu nhóm nghiên cứu là ông L.Troyanov. Vào năm 1957, nhóm của ông đã đưa ra bản vẽ thiết kế xe tăng giống "đĩa bay".
Mẫu xe tăng này có 4 dãy bánh xích có thể hoạt động ở một số địa hình mà xe tăng hạng nhẹ hoặc hạng trung vào thời điểm đó không thể di chuyển qua.
Mẫu xe tăng này có 4 dãy bánh xích có thể hoạt động ở một số địa hình mà xe tăng hạng nhẹ hoặc hạng trung vào thời điểm đó không thể di chuyển qua.
Vỏ giáp của xe tăng có thể chống chịu được tác động từ sóng xung kích của một vụ nổ hạt nhân, bảo vệ các kíp lái ngồi bên trong.
Vỏ giáp của xe tăng có thể chống chịu được tác động từ sóng xung kích của một vụ nổ hạt nhân, bảo vệ các kíp lái ngồi bên trong.
Đến năm 1959, nhóm kỹ sư do ông Troyanov dẫn đầu đã hoàn thành việc chế tạo 3 nguyên mẫu với tên gọi là Obiekt 279 và bước sang giai đoạn thử nghiệm. Mẫu xe tăng Obiekt 279 được lắp ráp từ 4 phần đúc và được bọc một lớp giáp bằng vật liệu thép tổng hợp với phía trước và bên hông tháp pháo dày lần lượt là 319 mm và 217 mm.
Đến năm 1959, nhóm kỹ sư do ông Troyanov dẫn đầu đã hoàn thành việc chế tạo 3 nguyên mẫu với tên gọi là Obiekt 279 và bước sang giai đoạn thử nghiệm. Mẫu xe tăng Obiekt 279 được lắp ráp từ 4 phần đúc và được bọc một lớp giáp bằng vật liệu thép tổng hợp với phía trước và bên hông tháp pháo dày lần lượt là 319 mm và 217 mm.
Nhìn bề ngoài, xe tăng Obiekt 279 có hình dáng khá giống một chiếc đĩa bay. Theo các chuyên gia, thiết kế hình dáng này nhằm ngăn cỗ xe tăng này có thể bị lật bởi sóng xung kích từ một vụ nổ hạt nhân cũng như chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Nhìn bề ngoài, xe tăng Obiekt 279 có hình dáng khá giống một chiếc đĩa bay. Theo các chuyên gia, thiết kế hình dáng này nhằm ngăn cỗ xe tăng này có thể bị lật bởi sóng xung kích từ một vụ nổ hạt nhân cũng như chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Xe tăng Obiekt 279 được thiết kế có thể di chuyển với vận tốc tối đa 55 km/h, với tầm hoạt động lên tới 300 km. Mẫu xe tăng trang bị các vũ khí như: pháo M-65 cỡ nòng 130mm với tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút, súng máy KPVT 14,5 mm...
Xe tăng Obiekt 279 được thiết kế có thể di chuyển với vận tốc tối đa 55 km/h, với tầm hoạt động lên tới 300 km. Mẫu xe tăng trang bị các vũ khí như: pháo M-65 cỡ nòng 130mm với tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút, súng máy KPVT 14,5 mm...
Mặc dù đã tham gia một số thử nghiệm nhưng đến năm 1960, Liên Xô quyết định hủy bỏ dự án chế tạo xe tăng Obiekt 279 và những mẫu xe tăng nặng hơn 50 tấn.
Mặc dù đã tham gia một số thử nghiệm nhưng đến năm 1960, Liên Xô quyết định hủy bỏ dự án chế tạo xe tăng Obiekt 279 và những mẫu xe tăng nặng hơn 50 tấn.
Nguyên do là bởi giới chức Liên Xô khi đó muốn nghiên cứu, chế tạo những loại xe tăng - thiết giáp có trọng lượng phù hợp hơn nhằm tránh hư hại cho các cây cầu, bao gồm xảy ra sập cầu do xe tăng chạy qua.
Nguyên do là bởi giới chức Liên Xô khi đó muốn nghiên cứu, chế tạo những loại xe tăng - thiết giáp có trọng lượng phù hợp hơn nhằm tránh hư hại cho các cây cầu, bao gồm xảy ra sập cầu do xe tăng chạy qua.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ pháo thủ số 2 của chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm 1975. Nguồn: Tin Tức VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT