Giải mã địa danh Bến Ngự huyền thoại của Cố đô Huế

Giải mã địa danh Bến Ngự huyền thoại của Cố đô Huế

Những tảng đá lớn đã được phát lộ trong lúc đào móng thi công công trình kè Bến Ngự. Người ta cho rằng đây chính là dấu tích Bến Ngự xưa...

Nhắc đến địa danh " Bến Ngự", người dân Huế sẽ nghĩ đến cây cầu Bến Ngự bắc qua sông An Cựu và khu chợ mang tên Bến Ngự nằm bên đầu phía Bắc của cầu. Phía sau tên gọi này là những cây chuyện lịch sử và văn hóa thú vị không phải ai cũng biết.
Nhắc đến địa danh " Bến Ngự", người dân Huế sẽ nghĩ đến cây cầu Bến Ngự bắc qua sông An Cựu và khu chợ mang tên Bến Ngự nằm bên đầu phía Bắc của cầu. Phía sau tên gọi này là những cây chuyện lịch sử và văn hóa thú vị không phải ai cũng biết.
Theo đó, từ rất lâu trước khi cầu và chợ Bến Ngự được xây dựng, nơi đây đã có một bến thuyền, là nơi vua triều Nguyễn cho thuyền rồng đậu lại trong những lần đi tế lễ ở đàn Nam Giao.
Theo đó, từ rất lâu trước khi cầu và chợ Bến Ngự được xây dựng, nơi đây đã có một bến thuyền, là nơi vua triều Nguyễn cho thuyền rồng đậu lại trong những lần đi tế lễ ở đàn Nam Giao.
Đại Nam thực lục chép như sau: “Ngày Đinh Mão tháng 2, năm Bính Thân, Minh Mạng 17 (1836); tế trời đất ở đàn Nam Giao. Hằng năm, ngự giá qua sông Hương, qua bờ sông Lợi Nông đều phải qua cầu phao...".
Đại Nam thực lục chép như sau: “Ngày Đinh Mão tháng 2, năm Bính Thân, Minh Mạng 17 (1836); tế trời đất ở đàn Nam Giao. Hằng năm, ngự giá qua sông Hương, qua bờ sông Lợi Nông đều phải qua cầu phao...".
"...Vua nghĩ, làm cầu, phiền và vất vả, chi bằng đi thuyền cho tiện, bèn chuẩn cho bắt đầu từ năm nay, đến kỳ tế Giao, trước một ngày, vua ngự thuyền lâu Vĩnh Ninh, theo đường sông đến bến đò Dương Xuân, lên bờ, đến Trai cung...".
"...Vua nghĩ, làm cầu, phiền và vất vả, chi bằng đi thuyền cho tiện, bèn chuẩn cho bắt đầu từ năm nay, đến kỳ tế Giao, trước một ngày, vua ngự thuyền lâu Vĩnh Ninh, theo đường sông đến bến đò Dương Xuân, lên bờ, đến Trai cung...".
"...Trước đó, sai thống chế Hồ Văn Khuê đem quân khơi vét cửa sông Lợi Nông, lại xây bậc thềm ở bờ phía nam bến Dương Xuân để tiện lên bờ. Đến ngày tế ngự giá đến Trai cung”.
"...Trước đó, sai thống chế Hồ Văn Khuê đem quân khơi vét cửa sông Lợi Nông, lại xây bậc thềm ở bờ phía nam bến Dương Xuân để tiện lên bờ. Đến ngày tế ngự giá đến Trai cung”.
Cuối tháng 7/2008, trong lúc đào móng thi công công trình kè Bến Ngự, một số công nhân đã phát hiện ra hai tảng đá thanh dày 30 cm, dài từ 1,5 mét đến 2,4 mét, cách chân cầu Bến Ngự khoảng 30 mét.
Cuối tháng 7/2008, trong lúc đào móng thi công công trình kè Bến Ngự, một số công nhân đã phát hiện ra hai tảng đá thanh dày 30 cm, dài từ 1,5 mét đến 2,4 mét, cách chân cầu Bến Ngự khoảng 30 mét.
Quá trình khai quật tiếp tục phát lộ cấu trúc hình chữ T, được làm bằng nhiều tảng đá thanh. Người ta cho rằng đây chính là dấu tích Bến Ngự thời Nguyễn...
Quá trình khai quật tiếp tục phát lộ cấu trúc hình chữ T, được làm bằng nhiều tảng đá thanh. Người ta cho rằng đây chính là dấu tích Bến Ngự thời Nguyễn...
Nếu như với các nhà sử học, Bến Ngự là một di tích lịch sử còn ẩn chứa nhiều bí mật, thì với người dân Huế, Bến Ngự là một cái tên đã in dấu trong ký ức của rất nhiều thế hệ.
Nếu như với các nhà sử học, Bến Ngự là một di tích lịch sử còn ẩn chứa nhiều bí mật, thì với người dân Huế, Bến Ngự là một cái tên đã in dấu trong ký ức của rất nhiều thế hệ.
Dù Bến Ngự xưa không còn, con dốc xuống bờ sông vẫn được gọi là dốc Bến Ngự, rồi sau này cây cầu, hay ngôi chợ bên sông cũng đều gắn cái tên Bến Ngự.
Dù Bến Ngự xưa không còn, con dốc xuống bờ sông vẫn được gọi là dốc Bến Ngự, rồi sau này cây cầu, hay ngôi chợ bên sông cũng đều gắn cái tên Bến Ngự.
Trong thời gian bị quân Pháp giam lỏng ở Huế, nhà yêu nước Phan Bội Châu được người dân nơi đây trìu mến gọi là “Ông già Bến Ngự”. Theo giai thoại, cụ Phan có biệt danh này vì thường đến khu vực Bến Ngự câu cá.
Trong thời gian bị quân Pháp giam lỏng ở Huế, nhà yêu nước Phan Bội Châu được người dân nơi đây trìu mến gọi là “Ông già Bến Ngự”. Theo giai thoại, cụ Phan có biệt danh này vì thường đến khu vực Bến Ngự câu cá.
Trong nghệ thuật, địa danh Bến Ngự được biết đến rộng rãi qua bài hát “Đêm tàn Bến Ngự” của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về Huế và có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc.
Trong nghệ thuật, địa danh Bến Ngự được biết đến rộng rãi qua bài hát “Đêm tàn Bến Ngự” của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về Huế và có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc.
Bài hát này có những ca từ khiến người dân Huế không khỏi xao xuyến mỗi khi nghe: “Ai về Bến Ngự cho ta nhắn cùng, nhớ chăng non nước Hương Bình, có những ngày xanh, lưu luyến bao tình...”.
Bài hát này có những ca từ khiến người dân Huế không khỏi xao xuyến mỗi khi nghe: “Ai về Bến Ngự cho ta nhắn cùng, nhớ chăng non nước Hương Bình, có những ngày xanh, lưu luyến bao tình...”.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT