Lý giải cuộc đời vĩ đại của mục sư Martin Luther King

Lý giải cuộc đời vĩ đại của mục sư Martin Luther King

(Kiến Thức) - Là người trẻ nhất được trao giải Nobel Hòa bình, mục sư Martin Luther King Jr. còn là nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng.

 Mục sư Martin Luther King Jr. là một trong những nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất tại Mỹ trong lịch sử hiện đại. Ông là nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung. Những thông điệp mà mục sư King để lại đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Mục sư Martin Luther King Jr. là một trong những nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất tại Mỹ trong lịch sử hiện đại. Ông là nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung. Những thông điệp mà mục sư King để lại đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Sinh ngày 15/1/1929 tại bang Georgia, Mỹ, mục sư Martin Luther King Jr. sinh trưởng trong gia đình có 3 đời đều là mục sư. Mục sư Martin Luther King Jr. đã theo học thần học và nối nghiệp cha làm mục sư cho đến khi bị ám sát ngày 4/4/1968.
Sinh ngày 15/1/1929 tại bang Georgia, Mỹ, mục sư Martin Luther King Jr. sinh trưởng trong gia đình có 3 đời đều là mục sư. Mục sư Martin Luther King Jr. đã theo học thần học và nối nghiệp cha làm mục sư cho đến khi bị ám sát ngày 4/4/1968.
Martin Luther King Jr. kết hôn với Coretta Scott ngày 18/6/1953. Vợ chồng mục sư King có với nhau 4 người con. Sau khi mục sư King qua đời năm 1968, vợ và các con ông tiếp tục sự nghiệp chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc.
Martin Luther King Jr. kết hôn với Coretta Scott ngày 18/6/1953. Vợ chồng mục sư King có với nhau 4 người con. Sau khi mục sư King qua đời năm 1968, vợ và các con ông tiếp tục sự nghiệp chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc.
Bức ảnh này chụp tháng 6/1963 ghi lại khoảnh khắc mục sư King dẫn đầu một cuộc cuộc diễu hành của những người tham dự lễ đưa tang Medgar Evers - lãnh tụ của phong trào đấu tranh đòi dân quyền cho người da đen ở Mỹ. Medgar Evers bị một kẻ mang tư tưởng phân biệt chủng tộc cực đoan ám sát ngay trước cửa nhà.
Bức ảnh này chụp tháng 6/1963 ghi lại khoảnh khắc mục sư King dẫn đầu một cuộc cuộc diễu hành của những người tham dự lễ đưa tang Medgar Evers - lãnh tụ của phong trào đấu tranh đòi dân quyền cho người da đen ở Mỹ. Medgar Evers bị một kẻ mang tư tưởng phân biệt chủng tộc cực đoan ám sát ngay trước cửa nhà.
Mục sư King được biết đến với việc dẫn đầu những cuộc tuần hành và biểu tình phi bạo lực trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo một số tài liệu, mục sư King bị bắt giữ 30 lần khi tham gia các hoạt động trên.
Mục sư King được biết đến với việc dẫn đầu những cuộc tuần hành và biểu tình phi bạo lực trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo một số tài liệu, mục sư King bị bắt giữ 30 lần khi tham gia các hoạt động trên.
Mục sư Martin Luther King Jr. tại Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington, Mỹ đã có bài phát biểu nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ" vào ngày 28/8/1963. Bài phát biểu này đã đi vào lịch sử và trở thành một trong những dấu son trong sự nghiệp của mục sư King.
Mục sư Martin Luther King Jr. tại Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington, Mỹ đã có bài phát biểu nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ" vào ngày 28/8/1963. Bài phát biểu này đã đi vào lịch sử và trở thành một trong những dấu son trong sự nghiệp của mục sư King.
Nhà hoạt động vì quyền dân sự Mỹ Martin Luther King Jr. được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1964. Ông là người trẻ nhất từng giành giải thưởng danh giá này khi mới 35 tuổi. Đồng thời, ông cũng là người Mỹ thứ 2 và là người da màu thứ 3 được trao giải Nobel Hòa bình.
Nhà hoạt động vì quyền dân sự Mỹ Martin Luther King Jr. được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1964. Ông là người trẻ nhất từng giành giải thưởng danh giá này khi mới 35 tuổi. Đồng thời, ông cũng là người Mỹ thứ 2 và là người da màu thứ 3 được trao giải Nobel Hòa bình.
Mục sư Martin Luther King Jr. có buổi gặp mặt Tổng thống Lyndon B. Johnson và các nhà hoạt động dân quyền khác ngày 5/8/1965. Đến ngày hôm sau, 6/8/1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson thông qua Đạo luật bầu cử, cho phép chính phủ liên bang bảo vệ những người Mỹ gốc Châu Phi thực hiện quyền đi bầu cử của mình.
Mục sư Martin Luther King Jr. có buổi gặp mặt Tổng thống Lyndon B. Johnson và các nhà hoạt động dân quyền khác ngày 5/8/1965. Đến ngày hôm sau, 6/8/1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson thông qua Đạo luật bầu cử, cho phép chính phủ liên bang bảo vệ những người Mỹ gốc Châu Phi thực hiện quyền đi bầu cử của mình.
Ở tuổi 39, mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại một khách sạn ở thành phố Memphis vào chiều ngày 4/4/1968. Ngay sau khi nghe thấy tiếng súng, những người bạn đã vội chạy ra ban công và nhìn thấy ông nằm bất động trong vũng máu. Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã tuyên bố quốc tang trong một ngày.
Ở tuổi 39, mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại một khách sạn ở thành phố Memphis vào chiều ngày 4/4/1968. Ngay sau khi nghe thấy tiếng súng, những người bạn đã vội chạy ra ban công và nhìn thấy ông nằm bất động trong vũng máu. Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã tuyên bố quốc tang trong một ngày.
Hàng ngàn người đã tham gia tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968 ở thành phố Atlanta. Nhiều nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ dự tang lễ ông King như cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy, Phó tổng thống Hubert Humphrey. Chính phủ Mỹ chọn thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 là Ngày Martin Luther King Jr. làm ngày lễ chính thức của đất nước để ghi nhớ những đóng góp to lớn của vị mục sư này đối với cuộc đấu tranh bất bạo động vì quyền lợi nhân dân.
Hàng ngàn người đã tham gia tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968 ở thành phố Atlanta. Nhiều nhân vật cấp cao trong chính quyền Mỹ dự tang lễ ông King như cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy, Phó tổng thống Hubert Humphrey. Chính phủ Mỹ chọn thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 là Ngày Martin Luther King Jr. làm ngày lễ chính thức của đất nước để ghi nhớ những đóng góp to lớn của vị mục sư này đối với cuộc đấu tranh bất bạo động vì quyền lợi nhân dân.

GALLERY MỚI NHẤT