Giải mã cuộc chiến đẫm máu kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại

Giải mã cuộc chiến đẫm máu kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Diễn ra từ năm 1618 - 1648, đây là một trong những cuộc xung đột đẫm máu và kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn 8 triệu người thương vong trong cuộc chiến khốc liệt ở châu Âu.

 Cuộc chiến 30 năm diễn ra ở châu Âu được các sử gia đánh giá là một cuộc xung đột đẫm máu hồi thế kỷ 17.
Cuộc chiến 30 năm diễn ra ở châu Âu được các sử gia đánh giá là một cuộc xung đột đẫm máu hồi thế kỷ 17.
Diễn ra từ năm 1618 - 1648 với hơn 8 triệu người thương vong, cuộc chiến khốc liệt này là một trong những cuộc xung đột đẫm máu và kéo dài nhất trong lịch sử thế giới.
Diễn ra từ năm 1618 - 1648 với hơn 8 triệu người thương vong, cuộc chiến khốc liệt này là một trong những cuộc xung đột đẫm máu và kéo dài nhất trong lịch sử thế giới.
Theo các chuyên gia, Cuộc chiến 30 năm nổ ra do cuộc xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Tin lành với những người Công giáo.
Theo các chuyên gia, Cuộc chiến 30 năm nổ ra do cuộc xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Tin lành với những người Công giáo.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến Cuộc chiến 30 năm xuất phát từ cuộc tranh giành quyền lực giữa gia tộc Habsburg - hoàng tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu với một số nước ở khu vực này.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến Cuộc chiến 30 năm xuất phát từ cuộc tranh giành quyền lực giữa gia tộc Habsburg - hoàng tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu với một số nước ở khu vực này.
Cụ thể, dưới thời hoàng đế La Mã Ferdinand II, cuộc xung đột tôn giáo giữa Tin lành và Công giáo diễn ra.
Cụ thể, dưới thời hoàng đế La Mã Ferdinand II, cuộc xung đột tôn giáo giữa Tin lành và Công giáo diễn ra.
Ông hoàng này là người thuộc gia tộc Habsburg. Với quyền lực trong tay, hoàng đế Ferdinand II hạ lệnh tất cả người dân đế chế La Mã thần thánh theo Công giáo La Mã.
Ông hoàng này là người thuộc gia tộc Habsburg. Với quyền lực trong tay, hoàng đế Ferdinand II hạ lệnh tất cả người dân đế chế La Mã thần thánh theo Công giáo La Mã.
Trước chính sách tôn giáo của hoàng đế Ferdinand II, giới quý tộc Bohemian ở Áo và Cộng hòa Séc bày tỏ thái độ phản đối. Sau đó là những cuộc chiến kéo dài nổ ra giữa những người theo đạo Tin lành với những người Công giáo ở châu Âu.
Trước chính sách tôn giáo của hoàng đế Ferdinand II, giới quý tộc Bohemian ở Áo và Cộng hòa Séc bày tỏ thái độ phản đối. Sau đó là những cuộc chiến kéo dài nổ ra giữa những người theo đạo Tin lành với những người Công giáo ở châu Âu.
Một số quốc gia tham gia cuộc xung đột này gồm có Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy...
Một số quốc gia tham gia cuộc xung đột này gồm có Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy...
Trong suốt 30 năm diễn ra cuộc chiến, các nước đối diện với những thương vong lớn về người và tài sản. Do vậy, đến năm 1648, các nước ký kết Hiệp ước Westphalia. Nội dung của hiệp ước quy định mỗi nước không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác.
Trong suốt 30 năm diễn ra cuộc chiến, các nước đối diện với những thương vong lớn về người và tài sản. Do vậy, đến năm 1648, các nước ký kết Hiệp ước Westphalia. Nội dung của hiệp ước quy định mỗi nước không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác.
Song song với đó, hiệp ước cũng trao quyền tự trị cho nhiều quốc gia ở châu Âu góp phần cân bằng quyền lực và kiềm chế tham vọng của các nước.
Song song với đó, hiệp ước cũng trao quyền tự trị cho nhiều quốc gia ở châu Âu góp phần cân bằng quyền lực và kiềm chế tham vọng của các nước.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT