Giải mã con đường Triều Tiên mua trực thăng Mỹ

(Kiến Thức) - Bằng kế hoạch chặt chẽ, tinh vi, Triều Tiên đã qua mặt chính phủ Mỹ mua thành công trực thăng đa năng do chính công ty nước này sản xuất.

Giải mã con đường Triều Tiên mua trực thăng Mỹ
Trong cuộc duyệt binh quy mô lớn ngày 27/7 nhân kỷ niệm 60 năm đình chiến giữa hai miền Triều Tiên, Ngoài những vũ khí đã từng xuất hiện trong các cuộc diễu binh trước đó, lần đầu tiên Triều Tiên công khai trực thăng đa năng hạng nhẹ MD-500 có nguồn gốc từ Mỹ hiện biên chế trong quân đội nước này.
Sự xuất hiện của một loại trực thăng Mỹ trong biên chế trong Quân đội Triều Tiên khiến nhiều người không khỏi tò mò về nguồn gốc của nó. Trực thăng MD-500 đã đến Triều Tiên từ khi nào và bằng cách nào? Làm thế nào mà một loại trực thăng do Mỹ sản xuất lại có thể xuất hiện trong biên chế Quân đội Triều Tiên khi mà Mỹ chưa bao giờ ngưng cấm vận vũ khí đối với Bình Nhưỡng.
Trực thăng MD-500 lần đầu lộ diễn rõ nét nhất trên bầu trời Bình Nhưỡng ngày 27/7.
 Trực thăng MD-500 lần đầu lộ diễn rõ nét nhất trên bầu trời Bình Nhưỡng ngày 27/7.
Trang mạng Livejournal đã tiết lộ về bí mật nguồn gốc của MD-500 trong biên chế Quân đội Triều Tiên, theo đó giai đoạn 1984-1985 Triều Tiên đã bí mật tìm cách mua trực thăng MD-500 từ công ty Hughes của Mỹ. Tổng cộng có 87 chiếc đã lên kế hoạch mua lại thông qua một bên thứ 3 nhằm qua mặt các nhà chức trách Mỹ.
Trong 87 chiếc lên kế hoạch mua có một chiếc biến thể MD-500C, 20 chiếc MD-500D và 66 chiếc MD-500E. Hợp đồng được thực hiện thông qua công ty Delta-Avia Fluggeräte GmbH của Tây Đức. Trên các giấy tờ được trình lên các cơ quan chức năng Mỹ phê duyệt, lô trực thăng này được ghi xuất khẩu cho các khách hàng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nigeria và Nhật Bản.
Nhưng trên thực tế, khách hàng cuối cùng của lô hàng này chính là Triều Tiên, bằng các biện pháp tinh vi này Triều Tiên đã qua mặt được các nhà chức trách Mỹ, tất nhiên không thể thiếu sự phối hợp của các đối tác.
Hành trình đến Triều Tiên của lô trực thăng này khá vòng vèo. Ban đầu nó được chuyển đến Antwerpen của Bỉ bằng đường biển từ Los Angeles (Mỹ), sau đó lại được chuyển lên tàu đến cảng Rotterdam, Hà Lan, tại đây lô trực thăng này lại được chuyển lên một tàu hàng của Liên Xô sau đó chuyển đến Triều Tiên.
Lô trực thăng MD-500 đầu tiên đã được chuyển trót lọt đến Triều Tiên vào tháng 11/1984. Lô thứ 2 đã được lên kế hoạch để chuyển giao trong năm 1985 nhưng đã bị các nhà chức trách Mỹ phát hiện và ngăn chặn. Không rõ bao nhiêu chiếc trực thăng MD-500 đã được chuyển đến Triều Tiên trong lô hàng đầu tiên.
Chiếc MD-500 được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka.
 Chiếc MD-500 được trang bị 2 tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka.
Những chiếc trực thăng MD-500 đã được Triều Tiên “độ” lại bằng cách trang bị cho nó 4 tên lửa chống tăng 9K11 Malyutka trên 2 điểm treo ở hai bên hông trực thăng. Việc vũ trang lại giúp cho loại trực thăng này có khả năng chống tăng khá mạnh.
Theo các bức ảnh trong lễ duyệt binh có ít nhất 6 chiếc MD-500 bay trong lễ duyệ tbinh và không loại trừ khả năng con số MD-500 trong biên chế quân đội Triều Tiên còn nhiều hơn thế. Tình trạng của các trực thăng này qua ảnh chụp cho thấy trạng thái hoạt động rất tốt như vậy Triều Tiên không gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động loại trực thăng này.
MD-500 đang được sử dụng rộng rãi cho các cơ quan thực thi pháp luật trên thế giới nên Bình Nhưỡng có thể đã tiếp cận được nguồn cung cấp linh kiện cho trực thăng này theo cái cách mà họ đã sở hữu nó.
Có lẽ quốc gia lo lắng nhất với sự xuất hiện của MD-500 tại Triều Tiên là Hàn Quốc. Seoul cũng có một loại trực thăng tương tự là 500MD, mặc dù tên gọi khác nhau nhưng ngoại hình 2 loại trực thăng này rất giống nhau và cùng một nhà sản xuất. Bình Nhưỡng có thể lợi dụng sự giống nhau về ngoại hình màu sơn, phù hiệu để tiến hành các vụ đột kích vào bên trong lãnh thổ Hàn Quốc.

Trực thăng chiến đấu “made in USA” của Triều Tiên

Trực thăng chiến đấu “made in USA” của Triều Tiên
Trang bị vũ khí của Quân đội Triều Tiên từ trước tới nay hầu hết đều có nguồn gốc từ Liên Xô, Trung Quốc và một phần do nước này tự sản xuất. Tuy nhiên, điều rất kỳ lạ là trong số các máy bay trực thăng trang bị cho không quân nước này có một loại do Mỹ sản xuất. Đó là 87 chiếc trực thăng đa dụng hạng nhẹ MD 500D do hãng Hughes (Mỹ) sản xuất từ năm 1976.

Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” ở Đông Nam Á

Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” ở Đông Nam Á
Trực thăng chiến đấu Mi-24 (Nga sản xuất) đang được trang bị tại 3 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia và Myanmar. So với các trực thăng tối tân AH-64 Apache của Singapore và AH-1 Corba Thái Lan thì Mi-24 có sức mạnh hỏa lực tương đương, nhưng lại có thêm khả năng vận tải không thua kém trực thăng vận tải “chuyên nghiệp”. Chính điều đó biến Mi-24 trở thành trực thăng chiến đấu độc đáo có “1-0-2” ở Đông Nam Á.
Trực thăng chiến đấu Mi-24 (Nga sản xuất) đang được trang bị tại 3 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia và Myanmar. So với các trực thăng tối tân AH-64 Apache của Singapore và AH-1 Corba Thái Lan thì Mi-24 có sức mạnh hỏa lực tương đương, nhưng lại có thêm khả năng vận tải không thua kém trực thăng vận tải “chuyên nghiệp”. Chính điều đó biến Mi-24 trở thành trực thăng chiến đấu độc đáo có “1-0-2” ở Đông Nam Á.

Các nhà thiết kế Liên Xô bố trí khoang vận tải trên Mi-24 là nhằm làm nhiệm vụ chở quân đột kích trong nhiệm vụ đổ bộ đường không. Giải pháp này giúp làm giảm số lượng trực thăng huy động trong các chiến dịch đổ bộ, thay vì phải vừa huy động trực thăng vận tải – trực thăng chiến đấu thì Mi-24 làm chung một nhiệm vụ.
Các nhà thiết kế Liên Xô bố trí khoang vận tải trên Mi-24 là nhằm làm nhiệm vụ chở quân đột kích trong nhiệm vụ đổ bộ đường không. Giải pháp này giúp làm giảm số lượng trực thăng huy động trong các chiến dịch đổ bộ, thay vì phải vừa huy động trực thăng vận tải – trực thăng chiến đấu thì Mi-24 làm chung một nhiệm vụ.

Khoang chở quân Mi-24 có thể chở được 8 lính đầy đủ vũ khí hoặc 4 cáng cứu thương hoặc hàng hóa.
Khoang chở quân Mi-24 có thể chở được 8 lính đầy đủ vũ khí hoặc 4 cáng cứu thương hoặc hàng hóa.

Ngoài vai trò vận tải, Mi-24 trang bị hệ thống hỏa lực tấn công mặt đất không thua kém AH-64 Apache hay AH-1 Cobra.
Ngoài vai trò vận tải, Mi-24 trang bị hệ thống hỏa lực tấn công mặt đất không thua kém AH-64 Apache hay AH-1 Cobra.

Theo đó, 2 cánh nhỏ trên thân máy bay cho phép mang tổng cộng 1,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa chống tăng; rocket; bom; súng máy. Mi-24 có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm đạt tầm bắn tới 5.000m.
Theo đó, 2 cánh nhỏ trên thân máy bay cho phép mang tổng cộng 1,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa chống tăng; rocket; bom; súng máy. Mi-24 có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm đạt tầm bắn tới 5.000m.

Mi-24 mang các loại rocket S-5 cỡ 55mm, S-8 cỡ 80mm và S-24 240mm để công kích mục tiêu mặt đất. Trong ảnh là đạn rocket rời bệ phóng treo trên cánh chiếc Mi-24.
Mi-24 mang các loại rocket S-5 cỡ 55mm, S-8 cỡ 80mm và S-24 240mm để công kích mục tiêu mặt đất. Trong ảnh là đạn rocket rời bệ phóng treo trên cánh chiếc Mi-24.

Đặc biệt, một đặc điểm trong hệ thống hỏa lực của Mi-24 mà không có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới có được đó là khả năng mang bom. Trong ảnh là quả bom không điều khiển rời giá treo trên cánh Mi-24.
Đặc biệt, một đặc điểm trong hệ thống hỏa lực của Mi-24 mà không có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới có được đó là khả năng mang bom. Trong ảnh là quả bom không điều khiển rời giá treo trên cánh Mi-24.

Mi-24 có thể mang các gunpod (thùng súng máy) để tăng thêm hỏa lực khi tấn công bộ binh đối phương. Theo đó, Mi-24 mang được gundpod GUV-8700 (trang bị một súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm Yak-B và 2 súng máy 4 nòng cỡ 7,62mm GShG-7,62) hoặc gunpod UPK-23-250 lắp pháo GSh-23L. Trong ảnh là loại gunpod GUV-8700 trên giá treo của Mi-24.
 Mi-24 có thể mang các gunpod (thùng súng máy) để tăng thêm hỏa lực khi tấn công bộ binh đối phương. Theo đó, Mi-24 mang được gundpod GUV-8700 (trang bị một súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm Yak-B và 2 súng máy 4 nòng cỡ 7,62mm GShG-7,62) hoặc gunpod UPK-23-250 lắp pháo GSh-23L. Trong ảnh là loại gunpod GUV-8700 trên giá treo của Mi-24.

Đầu mũi trực thăng được trang bị súng máy hoặc pháo để yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần. Trong ảnh là khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm Yak-B (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) xuất hiện trên nhiều biến thể Mi-24.
Đầu mũi trực thăng được trang bị súng máy hoặc pháo để yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần. Trong ảnh là khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm Yak-B (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) xuất hiện trên nhiều biến thể Mi-24.

Hoặc các biến thể Mi-24VP/VP có thể trang bị pháo 2 nòng GSh-23L đạt tốc độ bắn 3.600 phát/phút.
Hoặc các biến thể Mi-24VP/VP có thể trang bị pháo 2 nòng GSh-23L đạt tốc độ bắn 3.600 phát/phút.

Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V) trang bị trong Không quân Myanmar.
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V) trang bị trong Không quân Myanmar.

Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.
Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.

Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket và bom.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket và bom.

Lộ ảnh nét “sát thủ diệt tăng” của Triều Tiên

Lộ ảnh nét “sát thủ diệt tăng” của Triều Tiên
Theo tờ Rodong Sinmun, Chủ tịch Kim Jong Un và vợ vừa có chuyến thăm và kiểm tra hoạt động huấn luyện tại đơn vị không quân Triều Tiên.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới