Giải mã chương trình tối mật của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Những thông tin về chương trình tối mật của Mỹ hồi Chiến tranh Lạnh nhằm thu hồi những cuộn phim nằm trong vệ tinh KH-9 được hé lộ sau khi giải mật.

Giải mã chương trình tối mật của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã triển khai một số chương trình tuyệt mật trong đó có dự án các vệ tinh gián điệp quân sự. Trong số đó nổi bật là các vệ tinh gián điệp: KH-7 GAMBIT, KH-8 GAMBIT 3 và KH-9 Hexagon.
Trong số các vệ tinh gián điệp trên nằm trong chương trình tối mật của Mỹ, KH-9 Hexagon là chiếc đầu tiên trong số những vệ tinh gián điệp thế hệ thứ ba của Mỹ. Vệ tinh gián điệp này đã được tên lửa Titan III của Không quân Mỹ đẩy một tàu vũ trụ có kích thước bằng một chiếc xe bus Greyhound vào trong quỹ đạo Trái đất.
KH-9 Hexagon có hình lục giác, còn được biết đến với tên gọi "chim lớn". Vệ tinh gián điệp này đã chụp được những hình ảnh vệ tinh giá trị có độ phân giải cao cho công tác tình báo của chính phủ Mỹ.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, KH-9 HEXAGON mang theo các cuộn phim dài khoảng 50 km và khí cụ khoa học về Trái đất năm 1971. Theo dự kiến, một chiếc dù sẽ tự động mở ra khi vệ tinh này rơi đến độ cao lập trình sẵn. Sau đó, Không quân Mỹ triển khai một phi đội máy bay chuyên thu hồi các kiện hàng khi nó ở trên không. Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra như dự định. Không quân Mỹ đã gặp thất bại trong lần thu hồi những cuộn phim đó. Vì vậy, những cuộn phim chìm xuống độ sâu khoảng 4,8 km dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương.
Giai ma chuong trinh toi mat cua My thoi Chien tranh Lanh
 Tàu ngầm bí mật Trieste II đã trục vớt những cuộn phim nằm trong vệ tinh KH-9 năm 1972 nhưng không may những dữ liệu hình ảnh bị hỏng trong quá trình đưa lên bờ.
Sau đó, Mỹ đã triển khai chiến dịch thu hồi những cuốn phim giá trị chứa các dữ liệu hình ảnh rất quan trọng về những mục tiêu ở phía tây của Liên Xô và Đông Âu trên. Để thực hiện sứ mệnh quan trọng đó, chính quyền Mỹ đã lên phương án tìm kiếm, trục vớt số dữ liệu quan trọng trên hết sức cẩn mật và huy động những nguồn lực, trang thiết bị tốt nhất.
Theo đó, tàu ngầm bí mật Trieste II tham gia nhiệm vụ tìm kiếm, trục vớt những cuốn phim trên ở độ sâu 5.000m dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương. Vào thời điểm ấy, Trieste II là tàu lặn sâu nhất thế giới. Tuy nhiên, do chìm sâu dưới đáy biển, tàu ngầm Trieste II gặp nhiều khó khăn và chưa thể trục vớt được những dữ liệu hình ảnh mà vệ tinh KH-9 HEXAGON mang về Trái đất.
Bên cạnh triển khai tàu ngầm Trieste II cùng hai tàu hỗ trợ tìm kiếm những cuốn phim có giá trị thông tin tình báo cao, Mỹ còn phối hợp với hai tổ chức dân sự là công ty Kodak và Viện Hải dương học Scripps tham gia vào quá trình tìm kiếm những cuộn phim nằm trong vệ tinh KH-9. Để tránh do thám, tình báo của các nước đặc biệt là Liên Xô, chương trình tối mật này của Mỹ được ngụy trang dưới một chương trình thám hiểm mang tên Scripps.
Mãi đến năm 1972, công cuộc tìm kiếm những cuộn phim nằm trong vệ tinh KH-9 có khởi sắc. Tàu ngầm Trieste II lặn xuống độ sâu 4,99 km và phát hiện vật thể hình trụ bị bùn vùi lấp gần một nửa sau khi bật định vị thủy âm. Sau đó, các nhân viên trong tàu ngầm Trieste II đã mất khoảng 30 phút để cố gắng đưa vật thể hình trụ đó lên khỏi mặt nước. Điều không may là trong quá trình trục vớt vật thể này lên thì bất ngờ khoang chứa vỡ đôi khiến cuộn phim bung ra ngoài. Điều này khiến cho mọi dữ liệu hình ảnh bên trong bị phá hỏng do tiếp xúc với nước biển và ánh sáng.

Giải mật các dự án gây chấn động thế giới của Mỹ

(Kiến Thức) - Sau Chiến tranh thế giới 2, Mỹ đã thực hiện một số dự án bí mật, trong đó có dự án gây tranh cãi MK-ULTRA thí nghiệm lên con người.

Giải mật các dự án gây chấn động thế giới của Mỹ
Project 1794

Giải mật kế hoạch thả bom nguyên tử Việt Nam của Mỹ

Kế hoạch tấn công thả bom nguyên tử Việt Nam đã được 4 nhà khoa học Mỹ vạch ra vào mùa hè năm 1966.

Giải mật kế hoạch thả bom nguyên tử Việt Nam của Mỹ
Kế hoạch thả bom nguyên tử Việt Nam xuất phát từ thất bại trong chiến dịch ném bom miền bắc. Tài liệu nghiên cứu có tên gọi “sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Đông Nam Á” do 4 nhà khoa học Mỹ nghiên cứu năm 1966 đã được công bố trên trang International Interest.
Ý tưởng ném bom nguyên tử Việt Nam xuất phát từ miệng của một JASON – một dạng cố vấn cao cấp của Lầu Năm Góc.
“Đến tháng 2/1966, sự thất vọng về chiến dịch ném bom miền Bắc ngày càng dâng cao trong giới chóp bu Mỹ khiến nhiều cuộc nói chuyện của giới này đã đề cập đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử ở Việt Nam” – tài liệu nêu.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu này, vốn là thành viên của JASON, đều có chung nhận định là “sử dụng vũ khí nguyên tử tại Việt Nam là một ý tưởng tồi nhất có thể”.
Giai mat ke hoach tha bom nguyen tu Viet Nam cua My
Máy bay ném bom chiến thuật B-52 của Mỹ 
Các JASON vốn rất được Lầu Năm Góc đánh giá cao và tôn trọng. Họ có “lỗ tai” của Lầu Năm Góc và có tự do để chọn lựa đề tài nghiên cứu. Đầu năm 1966, giáo sư hóa Robert Gomer, các nhà vật lý học Steven Weinberg, Courtenay Wright và nhà toán học Freeman Dyson đã quyết định xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử tại VN.
Theo Seymour Deitchman, người từng phục vụ trong Học viện Phân tích quốc phòng – cơ quan hỗ trợ JASON, cho biết: “Tôi có tiếp xúc với một số quan chức quân sự liên đới đến hoạch định chiến tranh, họ dự định sẽ ném bom nguyên tử xuống một số vị trí chiến lược như con đường độc đạo Mu Gia xuyên qua vùng rừng núi dọc biên giới Việt – Lào nhằm đóng hẳn con đường này”.
Freeman Dyson nhớ lại: “Chúng tôi được thúc đẩy viết bản nghiên cứu này bởi những thông tin nghe được từ những bữa tiệc, có lẽ là vào mùa xuân năm 1966. Một sĩ quan quân đội cao cấp có quyền tiếp cận tổng thống Johnson nghe có người nói rằng “hay là chúng ta tung đồng xu (sấp ngửa) xem có nên dùng vũ khí nguyên tử hay không”. Chúng tôi không thể xác định được câu nói ấy là đùa hay nghiêm túc. Cứ nghĩ là nghiêm túc đi, và thế là chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu”.
Cả 4 người bước vào dự án với niềm tin rằng vũ khí nguyên tử chỉ khiến cuộc chiến đẫm máu càng trở nên thảm khốc. Tuy nhiên, cả 4 nhà khoa học đều rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: nếu áp yếu tố nguyên tắc và đạo đức vào việc sử dụng vũ khí nguyên tử thì sẽ bị loại bỏ vì “mềm yếu” và “thiếu độ tin cậy”. Do đó họ loại bỏ 2 yếu tố này ra chỉ để tập trung vào phần mục tiêu quân sự.
Steven Weinberg cho biết rằng việc phân tích …“ thật thà mà nói thì đã xong, nhưng tôi phải thừa nhận rẳng giải pháp (dùng vũ khí nguyên tử) chỉ có thể thu được rất ít thuyết phục so với những gì chúng tôi kỳ vọng ban đầu”
Phần kết luận đã khiến nhiều người phải tròn mắt. Mặc dù nghiên cứu của Công ty RAND ước tính rằng 1 vũ khí nguyên tử chiến thuật có sức công phá tương đương với 12 đợt tấn công bằng bom qui ước, nhóm JASON kết luận rằng nếu tiến hành một chiến dịch ném bom nguyên tử theo dạng sấm rền sẽ đòi hỏi tốn 3.000 quả bom nguyên tử một năm. Và không một khu phức hợp sản xuất bom hạt nhân nào ở Mỹ có thể đáp ứng được kiểu ném bom như vậy.
Nhưng ngay cả khi sử dụng bom nguyên tử theo kiểu sấm rền ấy cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Trong điều kiện ở những trận đánh lớn qui tụ binh sĩ tập trung như ở châu Âu, 1 quả bom nguyên tử có thể giết chết 100 binh sĩ, thì việc tấn công nhắm vào những toán lính nhỏ, ẩn sâu trong rừng thì hiệu quả đánh bom nguyên tử bị giảm đi rất nhiều.
Việc thổi bay con đường mòn Hồ Chí Minh dọc các dãy núi bằng bom nguyên tử là có thể, nhưng chỉ hiệu quả cho đến khi phía Việt Nam lại mở một con được mới. Để giữ được mức độ tàn phá và độ ảnh hưởng của phóng xạ sẽ đòi hỏi phải lập đi lập lại các đợt tấn công hạt nhân, như một thành viên JASON nói, “một cái cây thì chỉ ngã 1 lần”.
Vũ khí nguyên tử chiến thuật có thể hủy diệt hệ thống hầm ngầm, nhưng đòi hỏi phải có mục tiêu chính xác. “Nhưng nếu đã có mục tiêu chính xác rồi thì tại sao không sử dụng máy bay qui ước B-52 để ném bom?” – cựu phân tích gia Daniel Ellsberg của CIA đặt câu hỏi. “Nếu anh không có mục tiêu chính xác cho B-52 thì điều đó có nghĩa anh cũng không có mục tiêu chính xác cho bom hạt nhân”.
JASON kết luận lại rằng nếu Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở VN sẽ không tạo được sự khác biệt lớn trong chiến tranh VN. Trái lại, nó có thể dẫn Hoa Kỳ đến những hậu quả rất xấu khác.
Nhà sử học Alex Wellerstein nhận định: “Từ đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ có quyền lợi thiết thực nhất trong việc không được phá vỡ cái (tạm gọi là) nguyên tắc hạt nhân. Vì một khi vũ khí nguyên tử được bình thường hóa, Hoa Kỳ sẽ tổn thất rất nhiều”.
Cú đánh hạt nhân nhắm vào Việt Nam có thể sẽ dẫn đến sự đáp trả nguyên tử từ Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô sẽ không cho phép mất mặt một lần nữa sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba cách đấy mới 4 năm và có thể sẽ cung cấp vũ khí nguyên tử hỗ trợ Bắc Việt Nam.
Nếu quân Bắc VN có vũ khí nguyên tử, các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Miền Nam, các hải cảng và những nơi tập trung đông quân số sẽ trở thành món mồi ngon cho quân đội miền Bắc.
“Nếu 100 vũ khí hạt nhân loại 10-KT rơi vào tay quân đội Bắc Việt và số vũ khí này sẽ được triển khai thì 70 mục tiêu (căn cứ Hoa Kỳ) sẽ bị tấn công, khả năng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam về cơ bản sẽ bị hủy diệt” (tài liệu nhấn mạnh).

Vũ khí thô sơ của người Việt khiến kẻ thù khiếp sợ

Ít ai có thể ngờ được rằng, chỉ với những vũ khí thô sơ của người Việt Nam đã chống lại hỏa lực, bom đạn và đại bác của kẻ thù…

Vũ khí thô sơ của người Việt khiến kẻ thù khiếp sợ
Vu khi tho so cua nguoi Viet khien ke thu khiep so
 Những quả chông của nhân dân Tây Nguyên, một trong những vũ khí thô sơ của người Việt Nam khi được thả từ trên cao xuống đã khiến cho cả quân Pháp và Mỹ phải khiếp sợ trong các đợt càn quét bởi tính sát thương cao của nó.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới