Giải mã chứng bệnh khóc ra máu kinh dị

Giải mã chứng bệnh khóc ra máu kinh dị

(Kiến Thức) - Trên thực tế đã từng có những người khóc ra những giọt nước mắt màu đỏ thực sự hay còn gọi là hiện tượng khóc ra máu.

Cậu bé Akhilesh Raghuvanshi, 13 tuổi, đến từ Madhya Pradesh ở miền Trung Ấn Độ không may mắn mắc phải chứng bệnh  khóc ra máu hiếm gặp có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Cậu bé Akhilesh Raghuvanshi, 13 tuổi, đến từ Madhya Pradesh ở miền Trung Ấn Độ không may mắn mắc phải chứng bệnh khóc ra máu hiếm gặp có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Các bác sĩ cho biết, có thể cậu bé này mắc phải hội chứng Haemolacria, một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trên thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.
Các bác sĩ cho biết, có thể cậu bé này mắc phải hội chứng Haemolacria, một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trên thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.
Haemolacria (khóc ra máu) còn có nhiều tên gọi khác như Haemolacria hay hemidrosis, một tình trạng mà trong đó mao mạch máu nuôi các tuyến mồ hôi bị vỡ, làm cho chúng chảy máu, xảy ra trong điều kiện căng thẳng vềthể chất hoặc tình cảm cực đoan. Nguyên thủy, căn bệnh này được gọi hematofolliculohidrosis bởi vì nó xuất hiện cùng với mồ hôi giống như chất lỏng và máu tiết ra qua kênh nang.
Haemolacria (khóc ra máu) còn có nhiều tên gọi khác như Haemolacria hay hemidrosis, một tình trạng mà trong đó mao mạch máu nuôi các tuyến mồ hôi bị vỡ, làm cho chúng chảy máu, xảy ra trong điều kiện căng thẳng vềthể chất hoặc tình cảm cực đoan. Nguyên thủy, căn bệnh này được gọi hematofolliculohidrosis bởi vì nó xuất hiện cùng với mồ hôi giống như chất lỏng và máu tiết ra qua kênh nang.
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh Haemolacria là do căng thẳng kinh niên. Cơ chế kích động và rối loạn tâm thần cũng được xem là yếu tố tiềm ẩn, chuyên môn gọi đây là xuất huyết tâm lý, trong đó hệ thống máu của người bệnh quá mẫn cảm và có thể bài tiết (chảy máu) cả qua đường tiêu hóa, qua tuyến lệ hay đường tiểu.
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh Haemolacria là do căng thẳng kinh niên. Cơ chế kích động và rối loạn tâm thần cũng được xem là yếu tố tiềm ẩn, chuyên môn gọi đây là xuất huyết tâm lý, trong đó hệ thống máu của người bệnh quá mẫn cảm và có thể bài tiết (chảy máu) cả qua đường tiêu hóa, qua tuyến lệ hay đường tiểu.
Theo y học, Haemolacria là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trong số các bệnh về mắt. Mặc dù đã có các nghiên cứu về nó từ những năm 1970, nhưng cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa biết nhiều và tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Hiện cũng chưa có tài liệu khoa học nào thống kê cụ thể về số người mắc bệnh.
Theo y học, Haemolacria là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trong số các bệnh về mắt. Mặc dù đã có các nghiên cứu về nó từ những năm 1970, nhưng cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa biết nhiều và tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Hiện cũng chưa có tài liệu khoa học nào thống kê cụ thể về số người mắc bệnh.
Tuy nhiên, theo một số trường hợp đã được ghi nhận cho thấy rằng, trên thực tế đã từng có những người khóc ra những giọt nước mắt màu đỏ thực sự hay còn gọi là hiện tượng khóc ra máu. Vào cuối năm 2015, một cậu bé từ Antioch, bang Tennessee, Mỹ đã xảy ra hiện tượng chảy máu từ mắt sau khi gặp một vài cơn đau đầu dữ dội.
Tuy nhiên, theo một số trường hợp đã được ghi nhận cho thấy rằng, trên thực tế đã từng có những người khóc ra những giọt nước mắt màu đỏ thực sự hay còn gọi là hiện tượng khóc ra máu. Vào cuối năm 2015, một cậu bé từ Antioch, bang Tennessee, Mỹ đã xảy ra hiện tượng chảy máu từ mắt sau khi gặp một vài cơn đau đầu dữ dội.
Một trường hợp bệnh nhân khóc ra máu khác là người phụ nữ có tên Linnie Ikeda bị chẩn đoán với căn bệnh Gardner-Diamond Syndrome. Căn bệnh này sẽ gây ra những triệu chứng bỗng nhiên bầm dập, căng thẳng, mệt mỏi. Hai năm sau, khi Linnie Ikeda 24 tuổi bắt đầu có hiện tượng chảy máu ở mắt và ở lưỡi mà không thể kiểm soát. Những bác sĩ cũng không thể tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này.
Một trường hợp bệnh nhân khóc ra máu khác là người phụ nữ có tên Linnie Ikeda bị chẩn đoán với căn bệnh Gardner-Diamond Syndrome. Căn bệnh này sẽ gây ra những triệu chứng bỗng nhiên bầm dập, căng thẳng, mệt mỏi. Hai năm sau, khi Linnie Ikeda 24 tuổi bắt đầu có hiện tượng chảy máu ở mắt và ở lưỡi mà không thể kiểm soát. Những bác sĩ cũng không thể tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này.
Tương tự là trường hợp của cô gái trẻ có tên Yaritza Oliva được ghi nhận là mắc chứng viêm chảy máu ở mắt (haemolacria). Theo giới truyền thông Chile, Oliva bắt đầu chảy máu một cách bí hiểm từ mắt hồi đầu tháng 6/2013. Lúc đó, các bác sĩ gặp khó khăn trong việc xác định bệnh từ triệu chứng kỳ lạ và đã kê cho cô dùng thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, tình hình của Oliva không hề được cải thiện sau đó.
Tương tự là trường hợp của cô gái trẻ có tên Yaritza Oliva được ghi nhận là mắc chứng viêm chảy máu ở mắt (haemolacria). Theo giới truyền thông Chile, Oliva bắt đầu chảy máu một cách bí hiểm từ mắt hồi đầu tháng 6/2013. Lúc đó, các bác sĩ gặp khó khăn trong việc xác định bệnh từ triệu chứng kỳ lạ và đã kê cho cô dùng thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, tình hình của Oliva không hề được cải thiện sau đó.
Tương tự là trường hợp của cậu thiếu niên Calvino Inman, 15 tuổi, từ bang Tennessee (Mỹ). Mắt của cậu nam sinh 15 tuổi này chảy máu ít nhất 3 lần một ngày mà không có dấu hiệu báo trước. Mẹ cậu ấy chia sẻ, lần đầu tiên khi nhận thấy từ khóe mắt con mình chảy ra những giọt máu, cô vô cùng lo sợ và gọi cấp cứu ngay. (Ảnh: vnkhampha.com, Dailymail).
Tương tự là trường hợp của cậu thiếu niên Calvino Inman, 15 tuổi, từ bang Tennessee (Mỹ). Mắt của cậu nam sinh 15 tuổi này chảy máu ít nhất 3 lần một ngày mà không có dấu hiệu báo trước. Mẹ cậu ấy chia sẻ, lần đầu tiên khi nhận thấy từ khóe mắt con mình chảy ra những giọt máu, cô vô cùng lo sợ và gọi cấp cứu ngay. (Ảnh: vnkhampha.com, Dailymail).