Giải mã chiến đấu cơ Italy khiến tướng lĩnh Đức phải "thèm thuồng"

Giải mã chiến đấu cơ Italy khiến tướng lĩnh Đức phải "thèm thuồng"

(Kiến Thức) - Trong Thế chiến thứ 2, Lục quân Italy có thể bị mang ra chế giễu với màn trình diễn tệ hại của mình nhưng không quân của họ lại hoàn toàn ngược lại nhất là khi lực lượng này được trang bị các chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu.

Theo các phi công chiến đấu Italy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được trang bị các chiến đấu cơ có thể xem là hiện đại nhất châu Âu, kể cả khi chúng không có mấy tên tuổi. Trong đó cái tên nổi bật nhất là Fiat G.55 Centauro (Nhân Mã),  chiến đấu cơ Italy duy nhất từng phục vụ trong Không quân Đức. Nguồn ảnh: WW2.
Theo các phi công chiến đấu Italy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được trang bị các chiến đấu cơ có thể xem là hiện đại nhất châu Âu, kể cả khi chúng không có mấy tên tuổi. Trong đó cái tên nổi bật nhất là Fiat G.55 Centauro (Nhân Mã), chiến đấu cơ Italy duy nhất từng phục vụ trong Không quân Đức. Nguồn ảnh: WW2.
Do Italy thua trận quá sớm, chỉ khoảng 300 máy bay Fiat G.55 từng được sản xuất. Tuy nhiên, danh tiếng về loại máy bay này còn khiến các tướng lĩnh cấp cao trong Luftwaffe (không quân Đức) phải thừa nhận Fiat G.55 là loại chiến đấu cơ tốt nhất từng được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Tube.
Do Italy thua trận quá sớm, chỉ khoảng 300 máy bay Fiat G.55 từng được sản xuất. Tuy nhiên, danh tiếng về loại máy bay này còn khiến các tướng lĩnh cấp cao trong Luftwaffe (không quân Đức) phải thừa nhận Fiat G.55 là loại chiến đấu cơ tốt nhất từng được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Tube.
Giống nhiều loại tiêm kích cùng thời, Fiat G.55 là loại máy bay một động cơ, một chỗ ngồi. Chiếc tiêm kích này có chiều dài 9,37 mét, sải cảnh rộng 11,85 mét và có diện tích mặt cánh tổng cộng 21,11 mét vuông. Nguồn ảnh: Centauro.
Giống nhiều loại tiêm kích cùng thời, Fiat G.55 là loại máy bay một động cơ, một chỗ ngồi. Chiếc tiêm kích này có chiều dài 9,37 mét, sải cảnh rộng 11,85 mét và có diện tích mặt cánh tổng cộng 21,11 mét vuông. Nguồn ảnh: Centauro.
Được trang bị một động cơ do Fiat thiết kế, loại RC.58 (được sản xuất dựa trên thiết kế của động cơ Daimler-Benz DB 606A-1). Đây là loại động cơ làm mát bằng dung dịch, công suất 1475 mã lực, cho phép máy bay cất cánh với trọng lượng tối đa 3,718 tấn. Nguồn ảnh: Flickr.
Được trang bị một động cơ do Fiat thiết kế, loại RC.58 (được sản xuất dựa trên thiết kế của động cơ Daimler-Benz DB 606A-1). Đây là loại động cơ làm mát bằng dung dịch, công suất 1475 mã lực, cho phép máy bay cất cánh với trọng lượng tối đa 3,718 tấn. Nguồn ảnh: Flickr.
Tốc độ tối đa của G.55 lên tới 623 km/h, khi bay ở tốc độ cực đại, máy bay có thể đạt tốc độ 671 km/h trong khoảng một vài phút tùy vào tình trạng. Nguồn ảnh: Interest.
Tốc độ tối đa của G.55 lên tới 623 km/h, khi bay ở tốc độ cực đại, máy bay có thể đạt tốc độ 671 km/h trong khoảng một vài phút tùy vào tình trạng. Nguồn ảnh: Interest.
Tầm hoạt động tối đa của G.55 lên tới 1200 km hoặc 1600 km khi mang theo hai bình xăng phụ 100 lít dưới cánh. Điều này cực kỳ quan trọng với các loại máy bay của Italy nhất là khi môi trường chiến đấu của chúng chủ yếu là ngoài biển và ở Bắc Phi hẻo lánh. Nguồn ảnh: Interest.
Tầm hoạt động tối đa của G.55 lên tới 1200 km hoặc 1600 km khi mang theo hai bình xăng phụ 100 lít dưới cánh. Điều này cực kỳ quan trọng với các loại máy bay của Italy nhất là khi môi trường chiến đấu của chúng chủ yếu là ngoài biển và ở Bắc Phi hẻo lánh. Nguồn ảnh: Interest.
Trần bay tối đa của loại máy bay này lên tới 12.700 mét, tiêm kích Fiat G.55 chỉ tốn khoảng 6 phút để đạt được độ cao chiến đấu 6000 mét nhưng lại cần tới gần 9 phút để leo tới độ cao 7000 mét. Nguồn ảnh: WW2.
Trần bay tối đa của loại máy bay này lên tới 12.700 mét, tiêm kích Fiat G.55 chỉ tốn khoảng 6 phút để đạt được độ cao chiến đấu 6000 mét nhưng lại cần tới gần 9 phút để leo tới độ cao 7000 mét. Nguồn ảnh: WW2.
Về trang bị vũ khí, Fiat G.55 phiên bản đầu tiên có trang bị 1 khẩu pháo 20mm Mauser MG 151/20 được gắn trước mũi động cơ với cơ số đạn 200 viên kèm theo đó là 4 khẩu súng máy 12,7mm được gắn chia đều hai bên cánh cùng cơ số đạn 300 viên mỗi khẩu. Nguồn ảnh: WW2.
Về trang bị vũ khí, Fiat G.55 phiên bản đầu tiên có trang bị 1 khẩu pháo 20mm Mauser MG 151/20 được gắn trước mũi động cơ với cơ số đạn 200 viên kèm theo đó là 4 khẩu súng máy 12,7mm được gắn chia đều hai bên cánh cùng cơ số đạn 300 viên mỗi khẩu. Nguồn ảnh: WW2.
Phiên bản cuối cùng của chiếc máy bay này được nâng cấp lên 3 khẩu pháo 20mm được gắn ở trước mũi động cơ một khẩu và hai bên cánh hai khẩu cùng cơ số đạn 200 viên mỗi khẩu. Kèm theo đó là 2 khẩu súng máy 12,7mm với cơ số đạn 300 viên mỗi khẩu. Chưa hết, phiên bản cuối cùng này còn có khả năng mang theo cả 2 quả bom nặng 160 kg mỗi quả. Nguồn ảnh: WW2.
Phiên bản cuối cùng của chiếc máy bay này được nâng cấp lên 3 khẩu pháo 20mm được gắn ở trước mũi động cơ một khẩu và hai bên cánh hai khẩu cùng cơ số đạn 200 viên mỗi khẩu. Kèm theo đó là 2 khẩu súng máy 12,7mm với cơ số đạn 300 viên mỗi khẩu. Chưa hết, phiên bản cuối cùng này còn có khả năng mang theo cả 2 quả bom nặng 160 kg mỗi quả. Nguồn ảnh: WW2.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, tiêm kích Fiat G.55 vẫn tiếp tục được Không quân Italy sử dụng tới tận năm 1965 mới bị loại biên. Trong khi đó, Không quân Argentina, Ai Cập và Syria vẫn tiếp tục sử dụng loại máy bay này trong biên chế tới tận những năm 70. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, tiêm kích Fiat G.55 vẫn tiếp tục được Không quân Italy sử dụng tới tận năm 1965 mới bị loại biên. Trong khi đó, Không quân Argentina, Ai Cập và Syria vẫn tiếp tục sử dụng loại máy bay này trong biên chế tới tận những năm 70. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giống nhiều loại máy bay khác của Italy, G.55 được đánh giá là cực kỳ hiện đại, vượt trội nhưng lại quá phức tạp. Phía Đức đã thử nghiệm và cho thấy, G.55 có thể đánh bại hoàn toàn tất cả các máy bay tiêm kích của Không quân Đức. Tuy nhiên G.55 lại tốn tới 15.000 giờ lao động để hoàn thiện nó, trong khi chiếc Bf 109 của Đức, dù yếu hơn nhưng chỉ tốn 5000 giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Giống nhiều loại máy bay khác của Italy, G.55 được đánh giá là cực kỳ hiện đại, vượt trội nhưng lại quá phức tạp. Phía Đức đã thử nghiệm và cho thấy, G.55 có thể đánh bại hoàn toàn tất cả các máy bay tiêm kích của Không quân Đức. Tuy nhiên G.55 lại tốn tới 15.000 giờ lao động để hoàn thiện nó, trong khi chiếc Bf 109 của Đức, dù yếu hơn nhưng chỉ tốn 5000 giờ. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng vẫn là bài toán số lượng, Không quân Italy với chỉ khoảng 300 chiếc "Nhân Mã" rõ ràng không thể tạo ra bất cứ khác biệt khi phải đối đầu theo kiểu 1 chọi 50 với Không quân Anh và Mỹ. Tới hết chiến tranh, Fiat lại tái khởi động dây chuyền sản xuất G.55 để xuất khẩu ra nước ngoài và sử dụng trong Không quân Italy. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng vẫn là bài toán số lượng, Không quân Italy với chỉ khoảng 300 chiếc "Nhân Mã" rõ ràng không thể tạo ra bất cứ khác biệt khi phải đối đầu theo kiểu 1 chọi 50 với Không quân Anh và Mỹ. Tới hết chiến tranh, Fiat lại tái khởi động dây chuyền sản xuất G.55 để xuất khẩu ra nước ngoài và sử dụng trong Không quân Italy. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Fiat G.55 mới cứng nằm trong viện bảo tàng.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.