Giải mã bí ẩn về ‘bầu trời bốc lửa’ trong bức tranh Tiếng Hét

Bầu trời đỏ và vàng kỳ lạ trong tác phẩm The Scream (Tiếng Hét) của họa sĩ Edvard Munch có thể được lấy cảm hứng từ một đám mây kỳ lạ, các nhà nghiên cứu cho biết.

Giải mã bí ẩn về ‘bầu trời bốc lửa’ trong bức tranh Tiếng Hét
Bức tranh của nghệ sĩ Na Uy Edvard Munch đã bán được với mức giá kỷ lục 119,9 triệu USD hồi năm 2012, nhưng bí ẩn liên quan đến bầu trời trong tranh vẫn chưa được giải mã.
Một số người nói đó là hình ảnh hoàng hôn sau vụ phun trào núi lửa Krakatau năm 1883 ở Indonesia. Trong khi đó, những người khác nghĩ rằng bầu trời lượn sóng, rực rỡ đó thể hiện một tiếng thét từ thiên nhiên.
Bức tranh The Scream (Tiếng Hét) của họa sĩ Na Uy Edvard Munch. Ảnh: Getty
Bức tranh The Scream (Tiếng Hét) của họa sĩ Na Uy Edvard Munch. Ảnh: Getty 
Các nhà khoa học tại Đại học Rutgers-New Brunswick, Đại học Oxford và Đại học London trong những nghiên cứu mới đây tin rằng, bầu trời trong Tiếng Hét lấy cảm hứng từ những đám mây xà cừ, hay còn gọi là 'mẹ của ngọc trai' - thường được thấy ở miền Nam Na Uy.
Nghiên cứu của họ đã được công bố trên Bản tin của Hiệp hội Khí tượng Mỹ.
Alan Robock, đồng tác giả và giáo sư phân biệt tại Khoa Khoa học Môi trường tại Rutgers cho rằng: "Những gì mà nhân vật trong bức tranh làm đó là đặt 2 bàn tay của mình che tai để không nghe thấy tiếng hét của nhiều người khi nhìn thấy sự kinh hoàng trên bầu trời".
Những đám mây xà cừ trong thực tế. Ảnh: Getty
Những đám mây xà cừ trong thực tế. Ảnh: Getty 
Mây xà cừ là một dạng mây hiếm, được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 - 25.000m. Theo miêu tả, mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, cuộn lại rồi bung ra, trải rộng khắp rồi bỗng co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.
Trong điều kiện nhiệt độ xuống cực thấp (-78 độ C), các đám mây nhiều dạng khác nhau được hình thành, phân loại theo trạng thái vật lý và thành phần hóa học. Độ cong của bề mặt Trái đất sẽ giúp các đám mây nhận ánh sáng hắt lên từ chân trời và phản xạ lại mặt đất, tạo nên hiện tượng mây xà cừ.
Do là đám mây mỏng thế nên mây xà cừ rất khó được nhìn thấy vào ban ngày. Chúng thường dễ quan sát được vào lúc hoàng hôn hay bình minh. Vậy nên, các chuyên gia lý giải rằng, khi đám mây xuất hiện vào thế kỷ 19, chúng đang từ trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ đã khiến tác giả và những người chứng kiến cảm thấy sợ hãi.
Tiếng thét vang lên, biểu hiện sự sợ hãi của người chứng kiến hiện tượng bất thường này.
Trước đó, trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà phân tích cũng đề xuất hình ảnh bầu trời máu lửa trong tác phẩm Tiếng Hét là những đám mây xà cừ. Nghiên cứu mới này cung cấp phân tích chi tiết và khoa học hơn về bức tranh của Munch.
Nếu suy đoán là chính xác, tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Munch là một trong những tài liệu trực quan sớm nhất về những đám mây xà cừ.

Thông điệp kỳ bí sau Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci

Bức tranh The Last Supper của Leonardo da Vinci khác biệt với tất cả các bức tranh cùng chủ đề bởi thông điệp ẩn mà danh họa để lại cho chúng ta.

Thông điệp kỳ bí sau Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci
Hơn một thập kỷ trước đây, bức tranh The Last Supper (Bữa ăn tối cuối cùng) của Leonardo da Vinci trở thành đề tài tranh cãi sau khi tiểu thuyết The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) của Dan Brown phát hành. The Da Vinci Code khi đó đưa ra lý thuyết, được ít người chấp nhận, về vai trò của Mary Magdalene và Chén Thánh.

Bí ẩn số phận những kiệt tác hội họa bị đánh cắp

(Kiến Thức) - Không ít kiệt tác hội họa của các họa sĩ nổi tiếng thế giới bị đánh cắp nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra chúng.

Bí ẩn số phận những kiệt tác hội họa bị đánh cắp
Bi an so phan nhung kiet tac hoi hoa bi danh cap
 Kiệt tác hội họa "The Storm on the Sea of Galilee" (1633) của danh họa Rembrandt là một trong số 13 bức tranh bị đánh cắp ở Bảo tàng Isabella Stewart Gardner (Boston, Mỹ) năm 1990. Cho đến nay, tung tích của bức tranh nổi tiếng này vẫn là một bí ẩn lớn.

Ngôi cổ tự với bức tranh tường 9 con rồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên đất Huế. Trên trần chính điện ngôi chùa còn có bức tranh 9 con rồng ẩn hiện trong mây lớn nhất Việt Nam.

Ngôi cổ tự với bức tranh tường 9 con rồng lớn nhất Việt Nam
Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (TP Huế). Sử sách ghi chép lại vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp. Năm Đinh Mão (1807), trong căn nhà giữa khu vườn, Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời. Sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Năm 1844 nhà vua cho xây dựng lại nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.
 Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (TP Huế). Sử sách ghi chép lại vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp. Năm Đinh Mão (1807), trong căn nhà giữa khu vườn, Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời. Sau này lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Năm 1844 nhà vua cho xây dựng lại nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.

Đọc nhiều nhất

Tin mới