Giải mã bí ẩn Cửu Dương Thần Công (Kỳ 2): Làm sao để học được

Sau khi luyện thành Cửu Dương Thần Công công lực sẽ mạnh lên một cách kinh ngạc, dường như công lực là vô tận.

Giải mã bí ẩn Cửu Dương Thần Công (Kỳ 2): Làm sao để học được
Một võ công cái thế
Sau khi luyện thành Cửu Dương Thần Công công lực sẽ mạnh lên một cách kinh ngạc, dường như công lực là vô tận, khi đánh ra quyền thuật bình thường cũng có thể phát ra lực công kích cực kỳ lớn, lực phòng ngự cũng tương đương với địch, bản năng tự động phòng vệ sẽ bật ngược lại ngoại lực công kích vào, thân thể giống như Kim Cang không thể xâm phạm được, người luyện được loại chân kinh này sẽ có khinh công tuyệt diệu trở thành cao thủ khinh công cái thế, nó còn giúp trị thương, bách độc không thể xâm phạm, đặc biệt khắc chế được nội công hàn tính và âm tính.
Giai ma bi an Cuu Duong Than Cong (Ky 2): Lam sao de hoc duoc

Cửu Dương Thần Công dường như không có chiêu thức thuần túy võ học, đặc biệt là khi luyện đến cửa cuối cùng người luyện phải chịu đựng cảnh toàn thân khô nóng như bị thiêu đốt, phải đả thông toàn bộ kinh mạch toàn thân mới luyện thành Cửu Dương Thần Công, nếu không sẽ chỉ là tích trữ Cửu Dương nội công mà không thể phát huy hết toàn bộ công lực, sau khi chiến đấu có thể mất quá nhiều nguyên khí mà chết, như Giác Viễn đại sư.

Cửu Dương Thần Công thông hiểu đạo lý cao nhất của võ thuật, sau khi luyện thành thì bất luận dùng nó kèm theo môn võ nào cũng phát huy được tối đa sức mạnh.

Nội công tâm pháp

Về cơ bản mà nói, muốn luyện Cửu Dương Thần Công phải lấy khí trực tiếp mà không hại, lực lấy vừa đủ không được dư, thân thể thoải mái, tinh thần cực kì thanh tĩnh, biến đổi thực hư, quên đi mọi thứ xung quanh, âm dương tương hỗ, lấy sự chính trực làm sức mạnh tinh thần. Khi luyện phải tự vấn xem tâm mình đã chín chưa, nếu chưa phải sửa đổi lại. Mỗi lần đánh ra đều phải biết địch (thăm dò địch), sau đó mới biết ta, như vậy gọi là biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

Mỗi lần động thủ đều phải xác định được rõ ràng trước sau trái phải, sử dụng động tác không phải theo ý muốn mà phải tùy vào địch, dốc hết toàn lực, toàn thân mà đánh giá, nhận biết đối thủ, tùy vào chiêu của đối thủ mà hành động. Địch co thì ta duỗi, không được phép tùy ý co duỗi theo bản thân; địch có lực, ta cũng có lực, lực của ta đã có từ trước; địch vô lực ta cũng vô lực, nhưng ý thức của ta luôn ở trong cảnh giác cao, phải tập trung từng khắc.

Hai tay đặt trên đầu gối, chỉ được vận một luồng khí xuyên suốt, khí bên trái nặng thì phải làm nhẹ đi, khí bên phải sẽ không còn, bên phải nặng thì phải làm nhẹ đi, nhưng bên trái lại không còn. Khi giống như một bánh xe, phải đi xuyên suốt toàn cơ thể nếu không chân khí sẽ đi đảo lộn, bị thương ở lưng, trước tiên tâm có thể điều khiển thân thể theo người mà không theo ta, sau đó là thân không thể theo tâm nữa.

Ắt phải khiến khí thu lại, nhập vào xương sống, hơi thở thông suốt, muốn đưa khí đến xương sống hai đùi phải hữu lực, hai bả vai mở rộng, khí hướng xuống dưới kéo theo khí vào sống lưng. Cần hít thở điều hòa, toàn thân đặt ở tinh thần không được dựa vào khí, dựa vào khí tất bị ngưng trệ, hữu khí vô lực, vô khí hữu lực.

Công lực toàn thân cần phân rõ đâu là hư đâu là thực khi đánh ra cần phải biết nó xuất phát từ đâu. Nếu phát ra ở chân thì sẽ chi phối phần hông, nếu phát ra ở xương sống thì sẽ chi phối hai khuỷu tay. Khi phát lực cần bình tĩnh, nén lại trước rồi phát ra sau. Nén lại như giương cung lên, khi phát ra sẽ như tên bắn. Động tác vận công giống như kéo tơ. Tập trung toàn bộ tinh thần, nội công đã đưa ra nhưng chưa vội xuất ra ngoài, dùng lực của ta thâm nhập vào lực của địch, chính xác không sớm không muộn, đến lúc địch phát hỏa (phát công) thì thần công sẽ giống như một dòng suối tuôn ra dập tắt ngọn lửa đó, trước tiến sau lùi, không hề bị hỗn loạn. Tính âm từ từ suy yếu, tính dương từ từ mạnh lên, âm dương tương hỗ, khi dương mạnh hơn âm thì việc gì cũng làm được, có thể biến nặng thành nhẹ, nhẹ thành nặng. Vậy nên mới có thể mượn lực đánh người.

Mấu chốt của động hay tĩnh đều nằm ở âm dương, chung quy thì tất cả để tụ lại ở tinh thần, luyện khí quy thần, tinh thần tập trung, khí thế chuyển dời, thực hư phân rõ, tả hư hữu thực, hữu hư tả thực. Thực thì không thể hoàn toàn giữ chặt nên phải tập trung tinh thần, hư không phải hoàn toàn vô lực nên khí thế cần chuyển dời…

Muốn học được Cửu Dương Thần Công phải có được sự thông đạt, cực kỳ kiên nhẫn và khả năng chịu đựng phải cao.

Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật bất ngờ về Ngũ Nhạc kiếm phái

Ngũ Nhạc kiếm phái là một liên minh bao gồm năm phái: Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Đông Nhạc Thái Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn. .

Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật bất ngờ về Ngũ Nhạc kiếm phái
Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của cố nhà văn Kim Dung, với nhiều thành công về nội dung, cốt truyện, thủ pháp văn học. Tiếu ngạo giang hồ đã có một hệ thống các môn phái phong phú với nhiều nhân vật điển hình để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.
Kiem hiep Kim Dung: Su that bat ngo ve Ngu Nhac kiem phai
Tả Lãnh Thiền trong phim Tiếu ngạo giang hồ 2001. 
Trong số các môn phái nổi danh như Thiếu Lâm, Võ Đang với nhiều cao thủ và sở hữu các môn tuyệt thế võ công đã trở thành thương hiệu trong lòng độc giả yêu thích thế giới võ hiệp Kim Dung, thì Ngũ Nhạc kiếm phái xuất hiên trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ với công cuộc hợp nhất năm phái thành một môn phái của Tả Lãnh Thiền (trong phim còn thuyết minh là Tả Lãnh Thiên) được coi là cái hồn của tác phẩm, tuy nhiên Ngũ Nhạc kiếm phái lại không được Kim Dung coi là một môn phái mạnh trong võ lâm.
Kiem hiep Kim Dung: Su that bat ngo ve Ngu Nhac kiem phai-Hinh-2
Lệnh Hồ Xung – Đệ nhất cao thủ đương thời của Ngũ Nhạc kiếm phái. 
Bởi ngoài Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung, Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần ra thì Ngũ Nhạc kiếm phái không còn có cao thủ nào có thể xứng tầm võ lâm. Nhưng tất cả các cao thủ trên đều nổi danh không phải do sử dụng võ công của môn phái mình. Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung nổi tiếng với Độc cô cửu kiếm do Độc Cô Cầu Bại sáng tạo ra, Tả Lãnh Thiền nổi tiếng nhờ Hàn băng thần công do mình tạo ra, Nhạc Bất Quần trở thành cao thủ đánh bại cả Tả Lãnh Thiền nhờ Tịch tà kiếm pháp của nhà họ Lâm.

Kiếm hiệp Kim Dung: bộ chưởng pháp kỳ lạ nhất võ lâm

Trong thế giới kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung có rất nhiều chiêu thức võ công khó hiểu và Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là một trong số đó.

Kiếm hiệp Kim Dung: bộ chưởng pháp kỳ lạ nhất võ lâm

Bối cảnh giang hồ trong truyện kiếm hiệp Kim Dung luôn luôn có những bộ tuyệt học võ công uy lực mạnh mẽ, có thể khuynh đảo thiên hạ. Tuy nhiên trong số đó cũng có không ít bộ võ học kỳ lạ, chứa quá nhiều yêu cầu quái dị như Thất thương quyền, Song thủ hỗ bác, Qùy hoa bảo điển, Hấp tinh đại pháp… trong đó Ảm nhiên tiêu hồn chưởng hay còn gọi là Ảm nhiên tiêu hồn chưởng do Dương Quá sáng tạo ra và được xem là chưởng pháp kỳ lạ bậc nhất trên giang hồ.

Kiếm hiệp Kim Dung: Phong Thanh Dương đấu Đông Phương Bất Bại ai thắng?

Phong Thanh Dương và Đông Phương Bất Bại là những nhân vật xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của cố nhà văn Kim Dung. Tuy nhiên, cố nhà văn không có nói đến nếu Phong Thanh Dương và Đông Phương Bất Bại giao đấu ai sẽ thắng.

Kiếm hiệp Kim Dung: Phong Thanh Dương đấu Đông Phương Bất Bại ai thắng?
Tiếu ngạo giang hồ 2013 là bộ phim truyền hình Trung Quốc do Vu Chính sản xuất vào năm 2012, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Phim do ba diễn viên Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân và Viên San San thủ vai chính, được phát sóng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2013.

Đọc nhiều nhất

Tin mới