Giải mã bất ngờ chiếc tàu tên lửa tham gia giải phóng miền Nam

Giải mã bất ngờ chiếc tàu tên lửa tham gia giải phóng miền Nam

(Kiến Thức) - Chắc hẳn rất ít người biết rằng trong cuộc tổng tấn công giải phóng miền Nam tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã điều động các tàu tên lửa đặc biệt nguy hiểm.

Với sức mạnh từ hai quả tên lửa diệt hạm mang theo đầu đạn cực mạnh nặng tới nửa tấn, những chiếc  tàu tên lửa Komar mà Việt Nam được Liên Xô viện trợ hoàn toàn có thể đánh chìm mọi tàu chiến lớn nhất của VNCH. Nguồn ảnh: Sputnik International
Với sức mạnh từ hai quả tên lửa diệt hạm mang theo đầu đạn cực mạnh nặng tới nửa tấn, những chiếc tàu tên lửa Komar mà Việt Nam được Liên Xô viện trợ hoàn toàn có thể đánh chìm mọi tàu chiến lớn nhất của VNCH. Nguồn ảnh: Sputnik International
Theo tài liệu lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong những năm chống Mỹ, Việt Nam từng có trong trang bị tới 4 tàu loại này, được viện trợ tháng 12/1972. Trong ảnh là tàu tên lửa Project 183R lớp Komar đang tuần tra trên Vịnh Hạ Long. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Theo tài liệu lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong những năm chống Mỹ, Việt Nam từng có trong trang bị tới 4 tàu loại này, được viện trợ tháng 12/1972. Trong ảnh là tàu tên lửa Project 183R lớp Komar đang tuần tra trên Vịnh Hạ Long. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Ngay sau khi tiếp nhận tàu lớp Komar - đây là những chiến hạm được đánh giá là đáng gờm nhất khi đó, và ngay lập tức được biên chế cho Trung đoàn 172 sau này thành Lữ đoàn 172 bảo vệ Vịnh Bắc Bộ. Năm 1975, Quân chủng Hải quân đã điều biên đội 3 tàu Komar vào phía Nam làm nhiệm vụ uy hiếp hải quân VNCH, gây hoang mang buộc chúng không thể thực hiện yểm trợ hỏa lực cho quân trên bộ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay sau khi tiếp nhận tàu lớp Komar - đây là những chiến hạm được đánh giá là đáng gờm nhất khi đó, và ngay lập tức được biên chế cho Trung đoàn 172 sau này thành Lữ đoàn 172 bảo vệ Vịnh Bắc Bộ. Năm 1975, Quân chủng Hải quân đã điều biên đội 3 tàu Komar vào phía Nam làm nhiệm vụ uy hiếp hải quân VNCH, gây hoang mang buộc chúng không thể thực hiện yểm trợ hỏa lực cho quân trên bộ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu tên lửa Project 183R lớp Komar được Liên Xô thiết kế và đóng trong những năm 1950 -1960, dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới và cũng là tàu tên lửa đầu tiên mà Hải quân nhân dân Việt Nam được tiếp nhận. Nguồn ảnh: Military Edge
Tàu tên lửa Project 183R lớp Komar được Liên Xô thiết kế và đóng trong những năm 1950 -1960, dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới và cũng là tàu tên lửa đầu tiên mà Hải quân nhân dân Việt Nam được tiếp nhận. Nguồn ảnh: Military Edge
Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67. Cho đến nay loại tên lửa này vẫn còn trong trang bị của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngoài ra tàu còn có một pháo hạm 2 nòng cỡ 25mm 2M-3M. Nguồn ảnh: NavWeaps
Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67. Cho đến nay loại tên lửa này vẫn còn trong trang bị của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngoài ra tàu còn có một pháo hạm 2 nòng cỡ 25mm 2M-3M. Nguồn ảnh: NavWeaps
Pháo hạm 25mm 2M-3M trang bị trên tàu có cơ số đạn lên tới 1000 viên, góc ngẩng của pháo từ -10 tới +85 độ, tốc độ bắn lên tới 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn ảnh: Wikiwand
Pháo hạm 25mm 2M-3M trang bị trên tàu có cơ số đạn lên tới 1000 viên, góc ngẩng của pháo từ -10 tới +85 độ, tốc độ bắn lên tới 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn ảnh: Wikiwand
Trong hình là các chiến sĩ kỹ thuật của Hải quân nhân dân Việt Nam đang tiến hành nạp đạn P-15 Termit cho tàu tên lửa project 183R lớp Komar để chuẩn bị cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải Việt Nam. Nguồn ảnh; QĐNDVN
Trong hình là các chiến sĩ kỹ thuật của Hải quân nhân dân Việt Nam đang tiến hành nạp đạn P-15 Termit cho tàu tên lửa project 183R lớp Komar để chuẩn bị cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải Việt Nam. Nguồn ảnh; QĐNDVN
Phiên bản đầu tiên của tên lửa diệt hạm P-15 có cánh cố định trang bị trên tàu tên lửa project 183R lớp Komar có thiết kế là thân hình trụ, mũi tròn, hai cánh tam giác ở giữa hai bên thân và ba đuôi định hướng xếp thành hình tam giác. Ngoài ra nó còn một khoang nhiên liệu rắn để sử dụng trong quá trình tăng tốc. Trong ảnh là tàu chiến lớp Kormar của Hải quân Ai Cập. Nguồn ảnh: ShipSpotting
Phiên bản đầu tiên của tên lửa diệt hạm P-15 có cánh cố định trang bị trên tàu tên lửa project 183R lớp Komar có thiết kế là thân hình trụ, mũi tròn, hai cánh tam giác ở giữa hai bên thân và ba đuôi định hướng xếp thành hình tam giác. Ngoài ra nó còn một khoang nhiên liệu rắn để sử dụng trong quá trình tăng tốc. Trong ảnh là tàu chiến lớp Kormar của Hải quân Ai Cập. Nguồn ảnh: ShipSpotting
P-15 Termit đang có trong trang bị cho tàu tên lửa Osa II, Project 1241RE đã được nâng cấp tầm bắn lên gấp đôi, với cự ly diệt mục tiêu 80km thay vì 40km như trước kia. Nguồn ảnh: Wikiwand
P-15 Termit đang có trong trang bị cho tàu tên lửa Osa II, Project 1241RE đã được nâng cấp tầm bắn lên gấp đôi, với cự ly diệt mục tiêu 80km thay vì 40km như trước kia. Nguồn ảnh: Wikiwand
Đầu đạn nổ phía sau thùng nhiên liệu của tên lửa P-15 Termit để có thể khi đâm vào mục tiêu các nhiên liệu chưa cháy hết sẽ cộng hưởng với thuốc nổ tạo sức công phá mạnh hơn với tàu địch. Nguồn ảnh: raspletin.ru
Đầu đạn nổ phía sau thùng nhiên liệu của tên lửa P-15 Termit để có thể khi đâm vào mục tiêu các nhiên liệu chưa cháy hết sẽ cộng hưởng với thuốc nổ tạo sức công phá mạnh hơn với tàu địch. Nguồn ảnh: raspletin.ru
Cơ cấu phóng tên lửa diệt hạm T-15 Termit cũng giống như các tàu chiến mang tên lửa hiện đại ngày nay, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước, đau đó kíp trắc thủ nhận lệnh phóng và bấm nút cho tên lửa lao vút vào mục tiêu. Để phóng được tên lửa này, tàu chiến phải chạy với tốc độ từ 15 hải lý trở lên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cơ cấu phóng tên lửa diệt hạm T-15 Termit cũng giống như các tàu chiến mang tên lửa hiện đại ngày nay, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước, đau đó kíp trắc thủ nhận lệnh phóng và bấm nút cho tên lửa lao vút vào mục tiêu. Để phóng được tên lửa này, tàu chiến phải chạy với tốc độ từ 15 hải lý trở lên. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân. Ngày nay các tàu chiến lớp Komar đã được rút ra khỏi biên chế để nhường chỗ cho các chiến hạm có sức chiến đấu mạnh mẽ hơn, tuy nhiên vai trò là tàu chiến mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Việt Nam vẫn được ghi nhận và từng là biểu tượng sức mạnh một thời của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: ShipSpotting
Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân. Ngày nay các tàu chiến lớp Komar đã được rút ra khỏi biên chế để nhường chỗ cho các chiến hạm có sức chiến đấu mạnh mẽ hơn, tuy nhiên vai trò là tàu chiến mang tên lửa đầu tiên của Hải quân Việt Nam vẫn được ghi nhận và từng là biểu tượng sức mạnh một thời của Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: ShipSpotting

GALLERY MỚI NHẤT