Năm 1997, Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện âm thanh tần số thấp nhưng biên độ cao, gọi là Bloop. Âm thanh "quái vật" dưới đáy đại dương sâu thẳm này phát ra từ độ sâu khoảng 4,3 km ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía Tây. Nó được dò thấy trong khi Mỹ đang theo dõi chuyển động của các tàu ngầm của Liên Xô.
Khi đó, tần số âm thanh này được các chuyên gia xác định lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật gây ra, kể cả những con cá voi to nhất. Bởi lẽ, các nhà khoa học đã phát hiện được âm thanh bí ẩn trên từ khoảng cách xa 5.000 km. Trong khi đó, cá voi xanh được các chuyên gia ghi nhận là loài vật có âm thanh phát ra ở mức cường độ âm khoảng 188 dB và truyền được xa 500 dặm (khoảng 804,6 km). Khi so sánh với độ truyền 5.000 km của âm thanh bí ẩn Bloop thì các chuyên gia xác định không trùng khớp.
Phổ âm thanh thu được của Bloop - âm thanh "quái vật" của đại dương sâu thẳm. |
Chính vì vậy, một số người đưa ra giả thuyết rằng, âm thanh bí ẩn Bloop là của một con quái vật dưới đáy biển sâu. Có thể đó là do một con mực hay bạch tuộc khổng lồ tạo ra âm thanh "quái vật" dưới đáy đại dương sâu thẳm.
Nhà sinh vật học biển Phil Lobel tại ĐH Boston ở Massachusetts suy đoán âm thanh Bloop có khả năng là do mực khổng lồ gây ra.
“Động vật thân mềm không có các túi khí nên chúng không có cách nào tạo ra loại âm thanh này được”, ông Lobel suy đoán âm thanh Bloop có nhiều khả năng có nguồn gốc sinh vật.
Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2005 - 2010, NOAA đã tiến hành nghiên cứu âm thanh bí ẩn trên ở Nam Cực - địa điểm gần nơi ghi nhận được âm thanh Bloop. Theo đó, các chuyên gia đã theo dõi quá trình tảng băng trôi khổng lồ A53a sắp tan gần đảo South Georgia hồi đầu năm 2008 và ghi nhận được âm thanh giống Bloop từng xuất hiện năm 1997. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, các chuyên gia phát hiện "thủ phạm" gây ra âm thanh Bloop đánh đố nhân loại suốt hàng chục năm qua là do âm thanh nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển hoặc dưới lòng đại dương.