Giải bí ẩn “ngón tay tử thần” đóng băng mọi thứ trong tích tắc

Giải bí ẩn “ngón tay tử thần” đóng băng mọi thứ trong tích tắc

(Kiến Thức) - Hình ảnh đẹp ma mị của hiện tượng "cột băng chết chóc" còn có tên gọi là brinicle hay là "ngón tay tử thần" khiến người ta ám ảnh, bởi nó có thể nuốt chửng chính chúng ta trong tích tắc khi đối mặt.

" Ngón tay tử thần" là một tên gọi khác của hiện tượng "cột băng chết chóc", còn có tên gọi là brinicle làm nên những dòng nước với nhiệt độ cực thấp, khiến mọi sinh vật chạm vào nó bị đóng băng chỉ trong tích tắc. Nguồn ảnh: Discovery Channel
" Ngón tay tử thần" là một tên gọi khác của hiện tượng "cột băng chết chóc", còn có tên gọi là brinicle làm nên những dòng nước với nhiệt độ cực thấp, khiến mọi sinh vật chạm vào nó bị đóng băng chỉ trong tích tắc. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Hiện tượng brinicle bí ẩn "khoác" lên mình vẻ đẹp đầy chết chóc. Hiện tượng thiên nhiên kỳ quái này được phát hiện từ những năm 1960, nhưng tới 2011 người ta mới có thể ghi lại được sự hình thành của hiện tượng này. Nguồn ảnh: Lauren G.Fields
Hiện tượng brinicle bí ẩn "khoác" lên mình vẻ đẹp đầy chết chóc. Hiện tượng thiên nhiên kỳ quái này được phát hiện từ những năm 1960, nhưng tới 2011 người ta mới có thể ghi lại được sự hình thành của hiện tượng này. Nguồn ảnh: Lauren G.Fields
Sự hình thành của hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này được cho rằng do khi băng hình thành tại các vùng Nam và Bắc cực, tạp chất như muối bị đẩy ra ngoài,nước xung quanh khu vực sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng và tăng mật độ của nước. Điều đó ngăn cho dòng nước xung quanh không bị đóng băng ngay tại thời điểm đó dù đã có nhiệt độ rất thấp, mật độ nước cao khiến chúng bị chìm xuống dưới đáy.Khi dòng nước mặn chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn sẽ bị đóng băng, tạo nên những "cột băng của cái chết"này. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Sự hình thành của hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này được cho rằng do khi băng hình thành tại các vùng Nam và Bắc cực, tạp chất như muối bị đẩy ra ngoài,nước xung quanh khu vực sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng và tăng mật độ của nước. Điều đó ngăn cho dòng nước xung quanh không bị đóng băng ngay tại thời điểm đó dù đã có nhiệt độ rất thấp, mật độ nước cao khiến chúng bị chìm xuống dưới đáy.Khi dòng nước mặn chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn sẽ bị đóng băng, tạo nên những "cột băng của cái chết"này. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Khi lớp băng xung quanh brinicle dày đến một mức độ nhất định, nó sẽ có thể tự duy trì nhiệt độ cực thấp. Nguồn ảnh: BBC
Khi lớp băng xung quanh brinicle dày đến một mức độ nhất định, nó sẽ có thể tự duy trì nhiệt độ cực thấp. Nguồn ảnh: BBC
"Ngón tay tử thần" là nỗi ám ảnh của các sinh vật nhỏ. Khi cột băng chạm tới đáy biển, nhiệt độ lạnh buốt của brinicle tác động tới các sinh vật trong một khu vực đáy biển rộng tới hàng kilomet vuông, đóng băng và tiêu diệt tất cả sinh vật trên đường đi của nó. Nguồn ảnh: Discovery Channel
"Ngón tay tử thần" là nỗi ám ảnh của các sinh vật nhỏ. Khi cột băng chạm tới đáy biển, nhiệt độ lạnh buốt của brinicle tác động tới các sinh vật trong một khu vực đáy biển rộng tới hàng kilomet vuông, đóng băng và tiêu diệt tất cả sinh vật trên đường đi của nó. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Nạn nhân của brinice thường chỉ là những loài sinh vật bé nhỏ và chậm chạp dưới đáy biển như nhím và sao biển. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Nạn nhân của brinice thường chỉ là những loài sinh vật bé nhỏ và chậm chạp dưới đáy biển như nhím và sao biển. Nguồn ảnh: Discovery Channel
Những loài động vật có thân hình to như hải cẩu không bị ảnh hưởng bởi brinicle, thậm chí chúng còn có khả năng phá hủy những cột băng này. Nguồn ảnh: BBC
Những loài động vật có thân hình to như hải cẩu không bị ảnh hưởng bởi brinicle, thậm chí chúng còn có khả năng phá hủy những cột băng này. Nguồn ảnh: BBC
Có nhiều nhà khoa học tin rằng sự sống trên trái đất có thể có nguồn gốc từ chính hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này. Nguồn ảnh: BBC
Có nhiều nhà khoa học tin rằng sự sống trên trái đất có thể có nguồn gốc từ chính hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này. Nguồn ảnh: BBC
Mời quý vị xem video: 13 hiện tượng thiên nhiên kỳ quái nhất

GALLERY MỚI NHẤT