Gia vị bí mật trong món cơm nắm hút khách ở Nhật Bản

Cơm nắm cực kỳ phổ biến trong các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản, được nhiều khách hàng yêu thích.

Gia vị bí mật trong món cơm nắm hút khách ở Nhật Bản
Gia vi bi mat trong mon com nam hut khach o Nhat Ban

Cơm nắm các vị trong cửa hàng tiện lợi Nhật Bản. Ảnh: Soranews24

Trong rất nhiều mặt hàng tuyệt vời tại các cửa hàng tiện lợi, phục vụ cho nhịp sống hối hả của nước Nhật thời hiện đại, có lẽ thứ đắt khách hơn cả chính là cơm nắm.

Theo cách gọi của người Nhật, món cơm nắm có tên là "onigiri". Nó xuất phát từ động từ "nigiru", có nghĩa là nắm hoặc nắn. Tên gọi này phản ánh cách làm onigiri truyền thống của người dân địa phương.

Họ dùng tay bóp, nắm những hạt cơm lại với nhau tạo thành hình, đặt thêm nhân ở giữa hoặc phủ lên trên. Onigiri có nhiều hình dạng khác nhau từ tròn dẹt như chiếc đĩa hay tam giác...

Món ăn này giá hợp lý, ngon và tương đối tốt cho sức khỏe. Bạn dễ dàng tìm thấy cơm nắm ở bất kỳ cửa hàng tiện lợi nào trên đất nước Nhật Bản với đủ loại nhân như cá hồi, thịt gà, ruốc...

Một trong những thành phần "bí mật" xuất hiện nhiều trong cơm nắm ở cửa hàng tiện lợi nhưng không phải người dùng nào cũng biết, ngay cả người Nhật, đó chính là dầu. Cụ thể hơn, đó là dầu thực vật.

Gia vi bi mat trong mon com nam hut khach o Nhat Ban-Hinh-2

Món cơm nắm bày bán trong cửa hàng tiện lợi Nhật Bản. Ảnh: Soranews24

Đây không phải là phát hiện mới, nhưng nhiều người không biết đến bí quyết này. Do vậy, cứ vài năm lại có vụ xôn xao trên mạng xã hội khi người dùng mạng nhận thấy và chỉ ra thành phần trong cơm nắm, món ăn yêu thích của họ, theo Soranews24.

Gần đây, bài đăng trên Twitter của người dùng mạng Nhật Bản chia sẻ hình ảnh gói cơm nắm từ chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart lan truyền. Anh khá ngờ khi thấy thành phần dầu trong món ăn đơn giản, ngon miệng này. Bài đăng thu hút hàng triệu lượt xem, hàng nghìn bình luận.

Dầu thực vật không hẳn làm cho món cơm nắm ở cửa hàng tiện lợi ngon hơn, nhưng được dùng khá phổ biến, vì sao vậy?

Gia vi bi mat trong mon com nam hut khach o Nhat Ban-Hinh-3

Bài đăng của người dùng mạng Nhật Bản trên Twitter thu hút 26,8 triệu lượt xem. Ảnh: Soranews24

Sở dĩ, dầu trở thành thành phần không thể thiếu trong nhiều món cơm nắm bày bán ở cửa hàng tiện lợi Nhật Bản vì 3 nguyên nhân.

Lý do đầu tiên vì dầu giúp giữ kết cấu. Thêm chút dầu vào gạo trước khi nấu sẽ tạo ra lớp phủ cho từng hạt. Do vậy, khi ép chặt lại với nhau, hạt không bị vỡ vụn, mà kết dính vừa đủ tạo nên độ sánh mịn nhẹ.

Điều này, hơi khác so với cơm nắm làm ở nhà hoặc làm ăn ngay ở cửa hàng. Thông thường, cơm nắm bày bán ở cửa hàng tiện lợi được sản xuất tại nhà máy. Sau đó, người ta vận chuyển đến các chuỗi cửa hàng, đặt trên kệ tủ lạnh để bảo quản. Nếu không có dầu, thời gian và nhiệt độ thấp sẽ khiến cơm vón cục và cứng.

Lý do thứ 2 liên quan đến cách làm cơm nắm ở cửa hàng tiện lợi. Thay vì được ép bằng tay, người ta làm cơm nắm ằng máy ép cơ học. Dầu giúp cơm không bị dính vào máy, dễ tạo hình và đồng nhất.

Lý do thứ 3 liên quan đến cách đóng gói cơm nắm. Sau khi tạo hình, cơm sẽ được bọc trong một thứ gì đó, thường là bao bì nhựa. Dầu giúp cơm không bị dính vào bao bì, thực khách có thể lấy ra ăn dễ dàng mà không bị mất phần nào.

Nếu món cơm nắm có tạo hình kém hoặc dính vào bao bì, phần nhân bên trong sẽ bị nhô ra ngoài, vừa mất thẩm mỹ, vừa gây khó khăn cho thực khách.

Tuy nhiên, một số món cơm nắm có bọc rong biến ở ngoài thường không chứa dầu. Với món cơm nắm không dùng dầu, tổng cộng chất béo khoảng 0,9 gam. Trong khi đó, món cơm nắm có dầu như trong hình người dùng chia sẻ trên mạng twitter thì chất béo cũng chỉ là 1,1 gam.

Do vậy, cơm nắm ở cửa hàng tiện lợi vẫn là một lựa chọn ăn nhẹ khá tốt cho sức khỏe. Điều cần quan tâm hơn là liệu bạn có biết mở bao bì đúng cách không. 

Những tác hại không ngờ ẩn chứa trong dầu ăn thực vật

Dầu ăn thực vật khi gặp nhiệt độ cao sẽ biến đổi thành chất độc adelhyde làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Những tác hại không ngờ ẩn chứa trong dầu ăn thực vật

Mọi người thường cho rằng dầu ăn thực vật tốt hơn mỡ động vật hoặc bơ, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy dù một số loại dầu thực vật lạnh như dầu oliu tốt cho sức khỏe, nhưng các loại dầu thực vật khác không đem lại lợi ích thực tế nào nhiều hơn tác hại chúng mang lại.

Tại sao dầu ở nhiệt độ cao lại trở nên độc hại? Khi dầu mỡ bị đun nóng, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra chất chất độc adelhyde có thể gây hại đến tim, gây ung thư.

Dầu ăn thực vật dùng không đúng cách sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Khi đun nóng, các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của nó giảm sút và sinh ra độc chất có hại. Dầu có nhiệt độ bốc hơi càng thấp càng nguy hiểm, vì nó nhanh chóng sản xuất chất độc hơn. Nấu ăn bằng dầu thực vật chỉ trong vòng 20 phút đã tăng mức adelhyde lên gấp 20 lần so với mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các chuyên gia cho rằng loại dầu thực vật an toàn cho nấu nướng cần có nhiệt độ bốc hơi cao, có thể chịu nhiệt mà không sinh ra chất gây ung thư. Các loại dầu này bao gồm dầu hướng dương sôi ở 225 độ C, dầu ngô sôi ở 230 độ C.

Tuy nhiên, khi thử nghiệm thực tế với nhiều loại dầu mỡ khác nhau bao gồm dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu cải dầu, dầu oliu, bơ, mỡ ngỗng, mỡ heo, kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên.

Dầu hướng dương được cho là lành mạnh nhất lại tạo ra mức adelhyde rất cao, thậm chí hơn cả mỡ heo. Dầu ngô cũng có kết quả tương đương.

Dầu oliu và dầu cải dầu ép lạnh tạo ra ít aldehyde hơn rất nhiều, tương tự bơ và mỡ ngỗng.

Các chất dầu mỡ này ôxy hóa trong không khí, tạo thành các chất như aldehyde và peroxit lipid. Trong nhiệt độ bình thường, quá trình này diễn ra chậm hơn. Ăn hoặc hít thở các chất này dù chỉ một lượng nhỏ cũng tăng nguy cơ bệnh ung thư, tim mạch.

Những loại dầu càng giàu chất không bão hòa đa càng sản xuất ra nhiều aldehyde hơn. Và những loại chất được cho là tốt cho cơ thể lại biến đổi khi bị hâm nóng, thành chất có hại. Nấu ăn bằng những loại dầu này còn tạo ra nhiều chất độc hơn tất cả cảnh báo trước đó.

Dầu oliu và dầu cải dầu ép lạnh tạo ra ít aldehyde hơn rất nhiều, tương tự bơ và mỡ ngỗng. Các loại chất béo này là chất béo không bão hòa đơn hoặc là chất béo bão hòa, ổn định hơn khi hâm nóng. Độc chất chúng tạo thành cũng ít nguy hiểm với cơ thể con người hơn. Và so với sử dụng dầu thực vật đun nấu, dùng mỡ động vật có vẻ lành mạnh hơn.

Các loại dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa vẫn rất tốt cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, đột quỵ, trụy tim… Nhưng chúng nên được dùng lạnh. Các chất béo bão hòa dù ổn định hơn khi nấu nướng nhưng cũng cần được sử dụng đúng mức vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu, gây hẹp động mạch, bệnh tim…

Và mọi người cũng nên xem lại cách cất dầu nấu ăn của mình, vì ánh nắng mặt trời cũng tạo ra tác hại với dầu tương đương như nhiệt độ cao, dù chỉ chậm hơn. Dầu nấu ăn nên được cất trong tủ kín, tránh ánh sáng trực tiếp.

Quả dại vùng nông thôn không ai hái, hóa ra giá trị cực cao

(Kiến Thức) - Vì không ăn được nên quả sơn trà bị nhiều người đánh giá thấp, thế nhưng thực tế, giá trị dinh dưỡng của nó cực cao, có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. 

Quả dại vùng nông thôn không ai hái, hóa ra giá trị cực cao
Qua dai vung nong thon khong ai hai, hoa ra gia tri cuc cao
 Ở nông thôn có một loại quả mọc hoang, bình thường hay bị mọi người bỏ qua, rơi đầy đất cũng không có người nhặt thế nhưng thực tế, loại quả này rất trân quý, là một vị thuốc trong đông y. 

Kẻ dùng súng cướp cửa hàng giữa mùa dịch Covid-19 khai gì?

Phương khai do thiếu tiền tiêu nên nảy sinh ý định dùng súng bắn bi đi cướp tài sản của cửa hàng tiện lợi giữa mùa dịch Covid-19.

Kẻ dùng súng cướp cửa hàng giữa mùa dịch Covid-19 khai gì?
Ngày 28/7, Công an quận 12, TP.HCM cho biết, đang tạm giữ hình sự Lý Ngọc Kiều Phương (21 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Ke dung sung cuop cua hang giua mua dich Covid-19 khai gi?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.