Múi mít không phải là phần duy nhất ăn được của quả mít. Chúng ta còn thể chế biến hạt mít thành các món ăn vặt ngon lành như hạt mít rang, hạt mít luộc, nghiền thành bột để làm bánh, chế biến nước cà ri, nước sốt cà chua, làm siro ngọt… Tựu chung lại, giá trị của hạt mít rất lớn và bạn sẽ không muốn bỏ phí loại hạt này sau khi biết tác dụng của chúng.
Giá trị dinh dưỡng
100g hạt mít cung cấp khoảng 184 calo, 7g protein, 38g carbonhydrate, 1,5g chất xơ và ít hơn 1g chất béo. Đặc biệt, 25g chất xơ từ hạt mít có thể đáp ứng được 6% nhu cầu chất xơ hàng ngày của con người, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ bệnh tim, hạ huyết áp và chữa táo bón. Ngoài ra, hạt mít cũng giúp cải thiện đường huyết và giúp đường ruột khỏe mạnh.
Hạt mít giúp cải thiện đường huyết, tốt cho tim mạch. |
Vitamin và khoáng chất
Hạt mít chứa nguồn thiamine và riboflavin phong phú. Cả hai loại vitamin nhóm B này giúp biến thực phẩm bạn ăn thành năng lượng, đồng thời giúp cho da, mắt và tóc khỏe mạnh. Riboflavin trong hạt mít cũng hoạt động giống như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tế bào bị hủy hoại bởi các gốc tự do.
Hạt mít cũng cung cấp một lượng nhỏ các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, đồng, kali và mangan. Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ quan miễn dịch, trong khi đồng và sắt chịu trách nhiệm hình thành các tế bào máu đỏ và canxi, giúp xương chắc khỏe. Khi ăn hạt mít, bạn cũng nạp vào cơ thể kali để duy trì huyết áp ổn định. Mangan trong hạt mít thì giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Ăn hạt mít sẽ giúp da, tóc và mắt khỏe mạnh. |
Các chất chống oxy hóa phytochemical
Hạt mít cũng cung cấp cho bạn một lượng phytochemical có hoạt tính chống oxy hóa như saponin và flavonoid. Saponin giúp ngăn chặn hoạt động của các tế bào ung thư, còn flavonoid giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh máu đông.
Các lợi ích khác
Ngoài các lợi ích sức khỏe trên, hạt mít còn chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, theo một báo cáo đăng tải trên Tạp chí Food Science & Food Safety vào tháng 11/2012. Trước đó, hạt mít cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh về đường tiêu hóa, điều trị tiêu chảy…