Gia tăng trẻ mắc COVID-19: Bảo vệ nghiêm ngặt nhóm trẻ có bệnh nền

Tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn người lớn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền, thừa cân, béo phì...

Gia tăng trẻ mắc COVID-19: Bảo vệ nghiêm ngặt nhóm trẻ có bệnh nền

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi. Cả nước ghi nhận 165 trẻ tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: “Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”.

Gia tang tre mac COVID-19: Bao ve nghiem ngat nhom tre co benh nen

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho trẻ mắc COVID-19 Ảnh: Tuấn Dũng

Các chuyên gia y tế cho rằng y tế cơ sở phải tăng cường tập huấn về chăm sóc, theo dõi, phân loại bệnh nhân COVID-19 trẻ em. Việc phân loại tình trạng bệnh của trẻ rất quan trọng, đặc biệt kĩ năng chuyên môn phát hiện trẻ chuyển nặng để kịp thời chuyển đến viện, tránh tình trạng chuyển nặng không cần thiết... Đối với các cơ sở điều trị tầng 2 và tầng 3 cần nâng cao năng lực điều trị nhi khoa mắc COVID-19, chuẩn bị sẵn một số cơ sở vật chất, trang thiết bị về hồi sức nhi trong trường hợp nhu cầu hồi sức cấp cứu tăng.

Tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tính đến ngày 7/2, trong tổng số 516.163 ca mắc COVID-19 của TPHCM có 32.429 F0 là trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, chiếm tỉ lệ 6,3%. Số ca tử vong trẻ em là 48 ca/tổng số ca tử vong cộng dồn 20.379 người (chiếm 0,23% tổng số ca tử vong). Tỉ lệ tử vong/mắc 0,15%. Qua phân tích 2.478 ca mắc COVID-19 tại TPHCM cho thấy có 165 ca trẻ ở mức độ nặng, nguy kịch, trong số này có 13,9% trẻ thừa cân, béo phì, 8,5% có bệnh đi kèm.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số trẻ được khám và chẩn đoán COVID-19 đến nay là 611 trẻ, trong đó có 545 ca được chuyển khám, cách li tại địa phương; 66 ca điều trị nội trú tại bệnh viện. Hiện bệnh viện đang điều trị 10 bệnh nhân COVID-19. Thời gian qua đã có 5 trẻ mắc COVID-19 tử vong (gồm 3 bệnh nhân sơ sinh, 1 bệnh nhân 2 tháng tuổi có viêm não liên cầu B, 1 bệnh nhân 6 tháng tuổi ở Bắc Ninh chuyển lên).

Thống kê cho thấy Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có tổng 617 bệnh nhân COVID-19 là trẻ em dưới 16 tuổi trên tổng số 6.484 F0 đã điều trị tại đây; có 21 trẻ nặng, nguy kịch.

TS Nguyễn Trọng Khoa cho hay: “Rất may số tử vong ở trẻ em rất ít. Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn”.

Không chủ quan

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 cho biết: “Tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 ngày càng gia tăng. Bệnh nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng không được chủ quan”.

Bác sĩ Hiếu đưa ra các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ, gồm: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gene, béo phì; bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản; bệnh tim bẩm sinh; suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài); bệnh thận mạn; ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

Đối với việc điều trị, chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh cần phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng, điều trị các triệu chứng thông thường và tránh lây nhiễm chéo trong gia đình. “Lợi ích điều trị tại nhà, đó là trẻ được chăm sóc trong vòng tay người thân, không bị thay đổi môi trường sống, ít ảnh hưởng tới tâm lí và hạn chế quá tải y tế không cần thiết”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Nâng cao năng lực, kĩ năng thực hành y khoa

Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh mở cửa trở lại, dự kiến số trẻ mắc cao. Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho trẻ để phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, một trong những giải pháp để chuẩn bị kịch bản thích ứng linh hoạt và an toàn cho trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thời gian tới là cần chủ động sắp xếp nhân lực tại chỗ, nâng cao năng lực, kĩ năng thực hành y khoa để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khám, chữa bệnh khác phù hợp.

“Các nhà trường phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo như vệ sinh trường học, phân luồng đón tiếp học sinh, bố trí phòng cách li tạm thời tại các trường học, phòng học dự phòng trong tình huống có học sinh nghi nhiễm, nhiễm SARS-CoV-2”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói thêm.

Thầy hiền hóa quỷ dữ: “Quan” giáo dục ối... ôi!

(Kiến Thức) - "Không thể một người thầy hiền lành bỗng hóa quỷ dữ. Ông Tiên tạt axít 4 đồng nghiệp phản ánh sự thật nhức nhối trong quan hệ giáo viên với quan chức giáo dục", PGS-TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.

Thầy hiền hóa quỷ dữ: “Quan” giáo dục ối... ôi!
Dư luận bàng hoàng với việc thầy giáo Nguyễn Minh Tiên (35 tuổi, ngụ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), giáo viên dạy môn tiếng Anh - Trường THCS Tân Phú (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã mang axit, tạt thẳng vào 4 đồng nghiệp. Và để lý giải một thầy giáo hiền lành như Nguyễn Minh Tiên lại trở thành kẻ ác nhân, CAFE ĐẦU TUẦN của Kiến Thức bắt đầu bằng cuộc đối thoại với PGS-TS Nguyễn Văn Tiệp - Nguyên Trưởng khoa Nhân học, Trường Đại học xã hội và Nhân văn TP HCM.
Thầy giáo hiền lành trở thành ác quỷ khi tạt axit vào 4 đồng nghiệp, vì sao lại thế?
 Thầy giáo hiền lành trở thành ác quỷ khi tạt axit vào 4 đồng nghiệp, vì sao lại thế?

Hàng trăm nghìn công nhân sẽ bị cách li ở nhà máy iPhone

Virus corona có thể để lại nhiều tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh và doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc.

Hàng trăm nghìn công nhân sẽ bị cách li ở nhà máy iPhone
Hon Hai Precision Industry Co. đang lên kế hoạch cách li tối đa hai tuần với bất kì nhân viên nào quay trở lại làm việc tại nhà máy sản xuất iPhone. Đây được xem là một động thái cẩn trọng cao trong bối cảnh virus corona chủng mới có thể ảnh hưởng tới tiến độ của Apple.

‘Vạ miệng’ nói thành phố thất thủ, Be lập tức phải lên tiếng xin lỗi

Be thừa nhận thông báo của hãng đến từ lỗi sai nghiêm trọng của đội ngũ làm tiếp thị.

‘Vạ miệng’ nói thành phố thất thủ, Be lập tức phải lên tiếng xin lỗi
Sáng nay 3/4, nhiều người dùng ứng dụng gọi xe Be nhận được thông báo với nội dung “Thành phố thất thủ, giao hàng vẫn vù vù!”. Ngay lập tức, nội dung này đã khiến người dùng Be cảm thấy bức xúc và khó chịu. Chiều cùng ngày, Be đã lên tiếng xin lỗi về dòng thông báo có phần vô duyên và bất cẩn này.
‘Va mieng’ noi thanh pho that thu, Be lap tuc phai len tieng xin loi
Dòng thông báo có phần vô duyên của be trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp. (Ảnh chụp màn hình) 
“Be tự đánh giá đây là lỗi sai nghiêm trọng của đội ngũ làm tiếp thị. Dù nhiệt tình hưởng ứng cùng thành phố chống dịch nhưng lại thiếu cẩn thận trong từ ngữ sử dụng”, be viết trong một thông báo. Ở thời điểm hiện tại, Be đã thu hồi thông báo nói trên đồng thời công khai xin lỗi đến toàn thể cộng đồng vì nội dung mà mình chia sẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.