Giá nông sản đua nhau lập kỷ lục

Không chỉ mặt hàng gạo, giá nhiều loại nông sản xuất khẩu ở nước ta đua nhau tăng mạnh, lập kỷ lục mới.

Giá cao nâng đỡ kim ngạch xuất khẩu
Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, tháng 7 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, nhóm nông sản đạt 2,32 tỷ USD, tăng 27%; chăn nuôi đạt 45 triệu USD, tăng 35,6%; thủy sản đạt 800 triệu USD, giảm 15%; lâm sản đạt 1,24 tỷ USD, giảm 11%; đầu vào sản xuất đạt 210 triệu USD, tăng 12,7%.
Tính đến hết tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp ước đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% - mức giảm nhẹ hơn so với những tháng trước. Cụ thể, giá trị xuất khẩu nhóm thuỷ sản đạt 4,95 tỷ USD, giảm 25,4%; lâm sản 7,79 tỷ USD, giảm 25,5%; đầu vào sản xuất đạt 1,13 tỷ USD, giảm 25,1%.
Tuy nhiên, nhóm nông sản xuất khẩu thu về 14,99 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là nhờ giá trị xuất khẩu rau quả đạt 3,23 tỷ USD, tăng mạnh 68,1%; gạo đạt 2,58 tỷ USD, tăng 29,6%; hạt điều 1,95 tỷ USD, tăng 9,8%; cà phê 2,76 tỷ USD, tăng 6%. Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi cũng đạt 276 triệu USD, tăng 27,4%.
Gia nong san dua nhau lap ky luc
 Nguồn cung dự báo thiếu hụt lớn, giá cà phê tiếp tục tăng cao kỷ lục (Ảnh: Zing).
Đáng chú ý, giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đua nhau tăng mạnh, lập kỷ lục lịch sử.
Đơn cử, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam tháng 7/2023 ghi nhận mức cao kỷ lục 2.828 USD/tấn, tăng 5,4% so với tháng 6/2023 và tăng 23,4% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.418 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục lịch sử khi Ấn Độ và một số quốc gia cấm xuất khẩu mặt hàng này.
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta ngày 11/8 đạt mốc mới 638 USD/tấn, gạo 25% cũng vọt lên 618 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu (20/7), gạo 5% tấm và 25% tấm đã tăng thêm 105 USD/tấn, đưa giá mặt hàng này lên mức cao hiếm có trong lịch sử.
Có thể thấy, chỉ trong vòng 20 ngày, giá gạo xuất khẩu loại 5% và 25% tấm của nước ta lần lượt tăng lần lượt 19,7% và 20,5%.
Không chỉ gạo, giá nhiều mặt hàng khác cũng tăng cao
Không có mức giá cao kỷ lục như gạo và cà phê, song giá hạt tiêu và sắn cùng xu hướng tăng mạnh. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.731 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 494,9 USD/tấn, tăng 6,9% so với tháng 6/2023 và tăng 9,2% so với tháng 7/2022.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, sau những tháng đầu năm sụt giảm mạnh, sang đầu quý III/2023 xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp đã có chuyển biến tốt. Thị trường lớn có nhiều tín hiệu tích cực khi nhu cầu tăng, kéo theo đơn hàng xuất khẩu tăng trở lại.
Riêng về mặt hàng gạo, Thứ trưởng cho rằng nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE,... hạn chế xuất khẩu là thời cơ cho gạo Việt Nam.
Các chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, giá gạo xuất khẩu có thể tăng lên ngưỡng 800 USD/tấn, thậm chí lặp lại lịch sử năm 2008 khi mặt hàng này đạt ngưỡng giá 1.000 USD/tấn. Bởi, nguồn cung gạo toàn cầu đang căng thẳng, một số nước cấm xuất khẩu để bảo hộ an ninh lương thực quốc gia, trong khi các khu vực sản xuất lúa gạo lớn ở châu Á chịu tác động mạnh bởi El Nino khiến sản lượng mặt hàng này giảm mạnh.
Mới đây, báo cáo của Fitch Ratings cảnh báo mưa lớn ở Đông Bắc, Trung Quốc - nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới - sẽ làm giảm sản lượng lúa gạo và có khả năng gây áp lực tăng giá mặt hàng này trên toàn cầu.
Tương tự, ngành hàng cà phê cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng như gạo. Nguyên nhân, mưa quá nhiều kéo sản lượng cà phê ở Indonesia - quốc gia trồng cà phê lớn thứ 4 của thế giới - xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua, đẩy giá cà phê toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại.
Đáng lo ngại, thời tiết khô hạn do hiện tượng El Nino có thể tăng cường vào cuối năm 2023 và đầu năm sau. Đây thời điểm cà phê ra hoa, đậu quả nên sản lượng cà phê của Indonesia dự báo tiếp tục sụt giảm mạnh.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), dự kiến toàn cầu sẽ thiếu hụt 7,26 triệu bao cà phê các loại trong niên vụ 2023/2024.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá cà phê robusta thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nguồn cung thiếu hụt và tồn kho trên cả hai sàn giao dịch ở mức thấp sẽ nâng đỡ giá mặt hàng này.
Ở Việt Nam, sản lượng cà phê trong niên vụ 2021-2022 đạt trên 1,8 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil và là nước có sản lượng cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Lạm phát lan ra toàn cầu, người dân thắt chặt chi tiêu, buộc phải tìm đến những mặt hàng cùng loại nhưng giá thành hợp túi tiền hơn. Cà phê robusta của Việt Nam hưởng lợi, giá xuất khẩu bật tăng mạnh thời gian qua. Đây cũng là cơ hội để nước ta đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

'Giải cứu' thanh long, mít, cam, bưởi... đến bao giờ?

Theo chuyên gia, cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch thì nông sản mới tránh được chuyện 'giải cứu'.

'Giai cuu' thanh long, mit, cam, buoi... den bao gio?
 
Những ngày qua, hàng trăm xe chở mít Thái, thanh long ruột đỏ, dưa hấu... bị ùn ứ ở cửa khẩu phải quay đầu bán tháo. Thực tế, các cuộc giải cứu nông sản hầu như năm nào cũng tái diễn.

Bưởi Diễn xuất đi Anh, nông sản Việt "ùn ùn" sang Trung Quốc

Một lô bưởi Diễn Yên Thủy (Hòa Bình) vừa được xuất khẩu chính ngạch đầu tiên đến Anh. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc thời gian gần đây rất sôi động.

Lô bưởi Diễn xuất khẩu chính ngạch đầu tiên đến Anh

Những trái bưởi Diễn Yên Thủy lần đầu tiên xuất hiện tại siêu thị ở Anh khi được bày bán tại chuỗi siêu thị Longdan vào ngày 9/2.

Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần RYB (Hòa Bình), lần đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch số lượng lớn (11 tấn) sang Anh.

Buoi Dien xuat di Anh, nong san Viet

Bưởi Diễn bày bán tại siêu thị Londan. (Ảnh: TTXVN)

Xuất khẩu sang Trung Quốc sôi động

Hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc sôi động ngay trong những ngày đầu năm, nhất là từ sau khi nước bạn mở cửa trở lại các cửa khẩu.

Từ tháng 1 đến nay, thông quan tại các cửa khẩu đã trở về bình thường trước khi có dịch COVID-19. Hiện mỗi ngày có 500 xe thông quan cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn là trên 800 xe.

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, từ ngày 3/2, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Trung Quốc gom mua cau non giá cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo

Gần đây, thương lái Trung Quốc tăng thu mua quả cau non của Việt Nam khiến loại quả này có giá lên đến 26.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn nếu khan hiếm.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết trên VTC News, điều này có thể khiến người dân trồng cau một cách ồ ạt, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa. Ông Cường khuyến cáo người dân không nên ham giá cao mà trồng ồ ạt cau theo phong trào.

Buoi Dien xuat di Anh, nong san Viet

Cau non được bán với giá cao. (Ảnh: Báo Sóc Trăng)

Thúc đẩy triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành để xây dựng chế tài bắt buộc lắp máy tính tiền có kết nối dữ liệu in hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết nối với cơ quan thuế, để quản lý được doanh thu thực của người bán.

Sau gần 1 tháng vận hành hệ thống hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, cả nước mới có trên 800 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng dịch vụ này của cơ quan thuế.

Tháng đầu năm, không có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, đến ngày 31/1, không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào.Cùng kỳ năm 2022, VBMA ghi nhận 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành tới 25.923 tỷ đồng.

VCCI đề nghị cho doanh nghiệp 'tự quyết' giá bán lẻ xăng dầu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

VCCI đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc lựa chọn phương án cho doanh nghiệp được "tự quyết" giá bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước phấn đấu giảm lãi vay, gỡ khó cho bất động sản

Ngày 8/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Nhiều doanh nghiệp mong muốn được cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, nới hạn mức tín dụng bất động sản hay giảm lãi suất cho vay, để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn.

NHNN cho biết sẽ điều hành phù hợp với diễn biến thị trường, nếu điều kiện cho phép sẽ cố gắng giảm lãi suất cho vay, không chỉ cho bất động sản mà cả các lĩnh vực khác.

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm

Sau hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được NHNN tổ chức ngày 8/2, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất. Mức lãi suất 10%/năm đã biến mất, mức 8-9%/năm đang xuất hiện nhiều hơn.

Một số lãnh đạo ngân hàng tiết lộ, mức lãi suất tối đa ở các ngân hàng lớn thời gian tới sẽ chỉ còn khoảng 8,7%/năm, thay vì mức tối đa 9,5% như hiện nay.

 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.