Giá một loại gạo Việt lập kỷ lục lịch sử, bỏ xa Thái Lan

Giá xuất khẩu gạo 25% tấm của Việt Nam tăng không ngừng nghỉ trong vòng một tháng qua, lập kỷ lục lịch sử khi Ấn Độ áp lệnh cấm xuất khẩu, bỏ xa mặt hàng cùng loại của Thái Lan cũng như Pakistan.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 19/7 dừng ở ngưỡng 513 USD/tấn, gạo Thái Lan cùng loại có giá 502 USD/tấn.
Nhưng ngay sau khi Ấn Độ áp lệnh cấm xuất khẩu với tất cả các loại gạo thẻ thường, gạo "sốt giá" trên toàn cầu. Mặt hàng gạo 25% tấm xuất khẩu của Việt Nam vào đà tăng mạnh.
Đến ngày 21/8, giá mặt hàng này của nước ta vọt lên mức 623 USD/tấn, tăng 110 USD/tấn so với phiên 19/7. Đáng chú ý, suốt một tháng qua, giá xuất khẩu loại gạo 25% tấm của Việt Nam chỉ có 1 phiên duy nhất giảm, còn lại tăng không ngừng nghỉ.
Gia mot loai gao Viet lap ky luc lich su, bo xa Thai Lan
 
Tương tự, trong ngày 21/8, gạo 25% tấm của Thái Lan cũng vọt lên mức 563 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với ngày 19/7. Tuy nhiên, một tháng qua, giá gạo 25% tấm của Thái Lan tăng giảm đan xen, biên độ dao động không mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến khoảng cách giữa giá gạo 25% tấm của Việt Nam và Thái Lan ngày càng nới rộng.
Ở ngưỡng 623 USD/tấn, Việt Nam trở thành quốc gia có giá gạo 25% tấm xuất khẩu cao nhất thế giới (tính trong top các nước xuất khẩu gạo lớn), bỏ xa mặt hàng cùng loại của Thái Lan cũng như Pakistan, lần lượt ở mức 60 USD/tấn và 95 USD/tấn.
Trong khi trước thời điểm Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, vào phiên giao dịch ngày 19/7, gạo 25% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn hàng Thái Lan 11 USD/tấn, cao hơn hàng Pakistan 15 USD/tấn.
Theo các chuyên gia, gạo 25% tấm tăng giá kỷ lục là do giá các loại gạo 5% tấm và gạo chất lượng cao tăng quá nhanh, vượt ngưỡng chịu đựng của khách hàng nên các nhà nhập khẩu tìm đến các mặt hàng có giá cạnh tranh hơn, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Hiện, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 638 USD/tấn, cũng đứng đầu thế giới khi cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 20 USD/tấn, hơn Pakistan 50 USD/tấn.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng gạo xuất khẩu trong tháng 7/2023 là 619 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng lượng gạo trong 7 tháng năm 2023 lên tới 4,85 triệu tấn, tăng 19,1% và trị giá đạt 2,62 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước.
7 tháng năm 2023, ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Trong đó, xuất sang ASEAN đạt 2,87 triệu tấn, tăng 21%; Trung Quốc đạt 715 nghìn tấn, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, lượng gạo xuất sang hai thị trường này đạt 3,59 triệu tấn, chiếm 74% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Bộ NN-PTNT tính toán, năm 2023 nước ta có thể xuất khẩu khoảng 7,5-8 triệu tấn gạo. Trừ số gạo đã xuất khẩu 7 tháng qua, từ nay đến cuối năm Việt Nam còn khoảng 2,65-3,15 triệu tấn gạo các loại để xuất khẩu.

Vì sao gạo Việt "mất ngôi" giá cao nhất thế giới?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu tháng 8 đến nay, trong khi giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng cao trở lại, giá gạo Việt Nam liên tục sụt giảm mạnh và đánh mất vị trí cao nhất thế giới.

Theo ghi nhận, giá gạo loại 5% tấm của Việt Nam ngày 16/8 trên thị trường được giao dịch 393 USD/tấn, gạo 25% là 378 USD/tấn, loại 100% tấm có giá 383 USD/tấn (giảm 10-15 USD/tấn so với tháng 7). Trong khi đó, giá gạo Thái Lan liên tục tăng mạnh, như loại 5% tấm là 418 USD/tấn (tăng 10 USD/tấn so với tháng 7); gạo 25% có giá 396 USD/tấn (tăng 10 USD/tấn), gạo 100% tấm là 361 USD/tấn
Vi sao gao Viet

El Nino khiến các nước tăng cường mua gạo của Việt Nam

Lo sợ El Nino khiến nhiều quốc gia tăng mua gạo dự trữ. Giá gạo Việt vọt tăng, đẩy kim ngạch xuất khẩu gạo lên mức 2,3 tỷ USD.

Nhiều nước tăng mua gạo Việt

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.