Gia Lai: Công ty Thăng Long có khai thác đá thu hẹp diện tích đất trồng lúa?

Một phần lớn diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã bị thu hẹp, đào xới nham nhở để phục vụ việc khai thác đá.

Đất trồng lúa bị thu hẹp… “nhường” chỗ cho mỏ đá?
Tìm hiểu của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, từ năm 2006, Công ty cổ phần Thăng Long (gọi tắt Công ty Thăng Long) có đơn và UBND tỉnh Gia Lai cấp giấp phép khai thác đá với diện tích 8,15 ha, thời hạn 5 năm, công suất 40.000m3/năm.
Năm 2011, doanh nghiệp này tiếp tục có đơn xin khai thác và cũng được UBND tỉnh Gia Lai cấp phép khai thác đá với diện tích, thời hạn, công suất như trên.
Tháng 6/2014, UBND tỉnh Gia Lai điều chỉnh, bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 2014-2015. Sau 3 tháng, Công ty Thăng Long có "Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai" và được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo này.
Công ty Thăng Long sau đó có đơn và hồ sơ đề nghị khác thác khoáng sản tại khu vực xã Ia Dêr. Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai cũng có tờ trình đề nghị cấp phép khai thác đá cho doanh nghiệp này.
Gia Lai: Cong ty Thang Long co khai thac da thu hep dien tich dat trong lua?
 Nhìn từ trên cao, mỏ đá của Công Thăng Long đã khai thác thu hẹp một phần lớn diện tích đất ruộng trồng lúa.
Đến tháng 11/2014, ông Đào Xuân Liên, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã ký cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty Thăng Long với diện tích 5,5 ha, thời gian 15 năm. Trong giấy phép đều yêu cầu Công ty Thăng Long khai thác đúng tọa độ, diện tích được cấp phép.
Thế nhưng, phản ánh đến Báo Tri thức và Cuộc sống, người dân trên địa bàn xã Ia Dêr cho biết, thời gian qua, rất nhiều diện tích là ruộng lúa tiếp giáp khu vực mà Công ty Thăng Long được phép khai thác đá đã bị đào xới nham nhở để phục vụ cho hoạt động khai thác đá của doanh nghiệp này.
Người dân cho hay, hầu hết các diện tích đất ruộng nói trên đều được mua bán bằng giấy qua tay với nhau. Đến nay, một diện tích đất mênh mông được quy hoạch trồng lúa tại khu vực xã Ia Dêr đã phải “nhường” chỗ cho mỏ khoáng sản.
Gia Lai: Cong ty Thang Long co khai thac da thu hep dien tich dat trong lua?-Hinh-2
 Máy xay đá hoạt động liên tục, hết công suất cả ngày lẫn đêm.
Ghi nhận của phóng viên những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3/2022, nhìn từ trên cao đều thấy rõ, tại khu vực mỏ khai thác đá của Công ty Thăng Long ở xã Ia Dêr một phần lớn diện tích đất trồng lúa đã bị thu hẹp lại.
Trong khi đó, hoạt động khai thác tại mỏ này diễn ra liên tục cả ngày lẫn đêm. Các máy xay đá đều hoạt động hết công suất. Cùng với đó, nhiều đống đá xây dựng được chất đống cao như núi chờ vận chuyển đi tiêu thụ.
Bên cạnh thông tin Công ty Thăng Lon khai thác đá xây dựng làm thu hẹp diện tích đất trồng lúa, người dân còn cho biết, hoạt động khai thác và vận chuyển đá của doanh nghiệp này thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không thấy các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân.
Gia Lai: Cong ty Thang Long co khai thac da thu hep dien tich dat trong lua?-Hinh-3
Hàng đống đá xây dựng cao như núi đang chờ được vận chuyển tiêu thụ. 
Chính quyền địa phương nói gì?
Liên quan đến thông tin sự việc, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo UBND xã Ia Dêr cho biết, cánh đồng lúa xã Ia Dêr là cánh đồng rộng nhất của huyện Ia Grai. Từ những năm trước, khi thấy người dân nhờ xác thực việc mua bán ruộng lúa, xã đã vận động, tuyên truyền để người dân không bán ruộng lúa. Tuy nhiên, sau này người dân vẫn bán nhưng chỉ viết giấy tay với nhau, không thông qua chính quyền địa phương nên địa phương không nắm rõ bao nhiêu diện tích đã được sang nhượng.
Nói về thông tin diện tích lớn đất quy hoạch trồng lúa đã phải “nhường” chỗ cho mỏ đá, thì lãnh đạo xã Ia Dêr khẳng định, xã không có phương tiện để đo đạc, xác định tọa độ cụ thể nên không nắm được.
Nhằm đa chiều, khách quan các thông tin phản ánh, ngày 11/3/2022, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ với ông Tài Văn Trung - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai. Về việc này ông Trung cho biết, huyện đã nhận được thông tin và đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Gia Lai.
Đồng thời, ông Trung khẳng định thông tin mà báo chí phản ánh Công ty Thăng Long khai thác khoáng sản thu hẹp diện tích đất trồng lúa chỉ là “hiểu nhầm”. Khi phóng viên ngỏ ý tiếp cận văn bản mà huyện đã báo cáo lên tỉnh về sự việc thì ông Trung lại không phản hồi.
Tìm hiểu của phóng viên, từ nhiều năm trước, cánh đồng lúa tại xã Ia Dêr đã có một số diện tích được UBND tỉnh Gia Lai quy hoạch để khai thác khoáng sản. Sau đó, UBND tỉnh này đã cấp phép cho nhiều đơn vị tiến hành khai thác tại khu vực trên.
Đến nay, đa số các đơn vị được cấp phép đã hết thời gian hoạt động. Hiện tại, khu vực này chỉ còn mỏ khai thác đá của Công ty Thăng Long được phép khai thác đá xây dựng đến năm 2029.
Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Ông chủ cty Xi măng Sông Lam nổ mìn khai thác đá nghi làm nứt nhà dân là ai?

Công ty CP Xi măng Sông Lam được thành lập năm 2004, do ông Hoàng Minh Tuấn làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Đến tháng 5/2021, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.917 tỷ đồng.

Công ty CP Xi măng Sông Lam nổ mìn khai thác đá nghi làm nứt nhà dân (khu dân cư xóm Hồng Thịnh, xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được thành lập năm 2004, có trụ sở tại xóm Quyết Tâm (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ông Hoàng Minh Tuấn (SN 1990, ở TP.HCM).

Bất động sản cao cấp phía Tây Hà Nội “thỏi nam châm” hút giới đầu tư

Theo quy hoạch đến 2025, phía Tây sẽ trở thành trung tâm tri thức và công nghệ cao của Hà Nội. Với chính sách mở rộng các tuyến đường giao thông, tăng khả năng kết nối, những sản phẩm bất động sản cao cấp phía Tây Hà Nội sẽ là nơi lý tưởng để bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản cho các nhà đầu tư.

Bat dong san cao cap phia Tay Ha Noi “thoi nam cham” hut gioi dau tu
Một góc đại lộ Thăng Long. Ảnh: Bình Minh. 
Năm 2021, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia bất động sản, dù có những biến động nhất định, nhưng phân khúc hạng sang luôn đứng ở một vị trí rất riêng, không chịu nhiều tác động theo chu kỳ biến động của thị trường.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.