Giá khí, dầu thô và than tăng hỗ trợ mức giá urê cao

(Kiến Thức) - Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo ngành sản xuất phân bón với chủ đề Giá khí, dầu thô và than tăng cao hỗ trợ mức giá urê cao.

Giá khí, dầu thô và than tăng hỗ trợ mức giá urê cao
Giá urê toàn cầu trung bình năm 2022 đạt 550 USD/tấn - cao hơn 10% so với năm 2021
VCSC điều chỉnh giảm giả định về giá urê toàn cầu nhưng kỳ vọng giá khí đốt, dầu thô và than cao sẽ hỗ trợ giá urê ở mức cao trong năm 2022.
Tính đến giữa tháng 2/2022, giá urê toàn cầu giảm 30%-40% so với mức đỉnh vào tháng 12/2021, có thể là do việc gián đoạn nguồn cung giảm bớt và các vị thế đầu cơ được giảm dần. Tuy nhiên, những mức giá này gần đây đã tăng trở lại do xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá dầu thô, khí đốt, than và nông sản lên cao hơn.
Trong báo cáo quý 1/2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo giá khí đốt trung bình năm 2022 lên 60% so với báo cáo quý 4/2021 lên 19 USD/MMBTU. Do triển vọng giá hàng hóa trong ngắn hạn vẫn còn nhiều bất ổn, VCSC đã điều chỉnh giảm dự báo giá urê toàn cầu 2022 trung bình 12% từ 625 USD/tấn xuống còn 550 USD/tấn.
VCSC dự báo giá urê toàn cầu trung bình năm 2022 đạt 550 USD/tấn - cao hơn 10% so với năm 2021 - mặc dù kỳ vọng xu hướng giảm sẽ diễn ra trong năm 2022. VCSC tiếp tục kỳ vọng giá urê toàn cầu trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2022.
VCSC duy trì quan điểm rằng ngành urê toàn cầu sẽ thiếu cung trong năm 2022 do 1) hiệu suất hoạt động của các nhà máy urê trên toàn cầu có khả năng thấp hơn do giá khí đốt cao và chi phí lao động tăng dẫn đến hầu hết các nhà sản xuất urê ở Châu Âu phải đóng cửa các nhà máy; 2) Lệnh cấm xuất khẩu hiện tại của Trung Quốc và các giới hạn đối với xuất khẩu của Nga được công bố vào tháng 11/2021 tiếp tục cho đến giữa năm 2022; và 3) triển vọng nhu cầu năm 2022 ổn định - đặc biệt là cho mục đích sử dụng trong công nghiệp.
VCSC: Gia khi, dau tho va than tang ho tro muc gia ure cao
 
Quý 1/2022: DPM sẽ đạt lãi sau thuế 1,4 nghìn tỷ và DCM là 1 nghìn tỷ
VCSC điều chỉnh giảm mức chiết khấu giả định giữa giá urê trong nước và giá urê thế giới từ 20% xuống khoản 15% và thận trọng dự báo giá bán của DPM/DCM đi ngang so cùng kỳ. VCSC cũng điều chỉnh giảm giảm 8% dự báo giá bán trung bình của DPM/DCM trong năm 2022 từ 493 USD xuống 453 USD/tấn và giảm khoảng 3%-4% trong giai đoạn 2023-2026. Dự báo giá bán trung bình của VCSC có khả năng được điều chỉnh tăng từ mức chiết khấu thấp hơn do các công ty phân bón kỳ vọng mức chiết khấu không đáng kể so với giá urê toàn cầu.
Giá urê trong nước vẫn tăng trong quý 1/2022; xuất khẩu tích cực hỗ trợ một quý diễn biến mạnh mẽ nữa cho DPM và DCM. Giá urê trong nước hiện là 16.500 đồng/kg (700 USD/tấn). VCSC giữ nguyên dự báo DPM sẽ đạt lợi nhuận sau thuế 1,4 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2022 (tăng 7 lần so cùng kỳ).
VCSC cũng duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế của DCM sẽ đạt 1 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2022 (, tăng 6 lần so cùng kỳ).
Tuy nhiên, VCSC lại điều chỉnh giảm khoảng 5% giá mục tiêu cho DPM từ 64.400 đồng/cổ phiếu còn 60.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA. Dựa trên các giả định về giá urê đã điều chỉnh, VCSC điều chỉnh giảm 11% dự báo LNST năm 2022 và 3% dự báo LNST tổng hợp 2023-2026.
Ngược lại, VCSC tăng dự phóng DPS năm 2021 từ 3.000 đồng lên 3.500 đồng theo kế hoạch gần đây của công ty và duy trì dự báo DPS 2022/2023 của VCSC tương ứng là 4.000/5.000 đồng, tương ứng lợi suất cổ tức từ 6%-10%. DPM đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 8,2 lần và EV/EBITDA là 3,4 lần, dựa theo dự báo của VCSC.
VCSC điều chỉnh giảm khoảng 9% giá mục tiêu cho DCM từ 49.600 đồng/cổ phiếu còn 45.200 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA. Dựa trên các giả định về giá urê đã điều, VCSC cắt giảm 12% dự báo LNST năm 2022 và 5% dự báo LNST tổng hợp 2023-202F năm 2023-2026. DCM đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 9,5 lần, EV/EBITDA là 3,5 lần và lợi suất cổ tức là 4%, dựa trên dự báo của VCSC.
Theo VCSC, yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp này là cổ tức tiền mặt cao hơn dự kiến; mức chiết khấu thấp hơn dự kiến giữa giá thế giới và giá trong nước; Xung đột Nga-Ukraine khiến giá khí đốt ở EU tăng cao, làm giảm nguồn cung urê và đẩy giá urê lên cao hơn dự kiến.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến rủi ro là 1) giá urê toàn cầu trung bình năm 2022 hạ nhiệt cap hơn dự kiến; 2) giá dầu nhiên liệu cao hơn dự kiến và chi phí khí đầu vào. Đối với vấn đề thứ hai, VCSC tin rằng có thể được bù đắp bởi giá urê cao hơn do chi phí vận chuyển urê quốc tế cao hơn. VCSC cho rằng giai đoạn 2021-2022 sẽ là một giai đoạn bất thường khi giá đầu vào của các công ty phân bón Việt Nam (có liên quan đến giá dầu thô) sẽ tăng ít hơn so với giá khí quốc tế - ngược lại với những năm trước khi LNST của DPM và DCM bị ảnh hưởng khi giá dầu thô tăng.

Cổ phiếu phân bón "nổi sóng" giữa ngưỡng tâm lý 1.200 điểm

(Kiến Thức) - Trước diễn biến thị trường đang giao dịch lình xình tích luỹ để vượt mốc 1.200 điểm thì cổ phiếu nhóm ngành phân bón có tiến triển khá tích cực.
 

Cổ phiếu phân bón "nổi sóng" giữa ngưỡng tâm lý 1.200 điểm
Cổ phiếu DDV của DAP Vinachem tăng mạnh nhất 54% trong vòng 1 tháng, nhiều phiên gần đây tăng trần. Sản phẩm chính của DAP Vinachem là phân DAP, axit sulfuric 98%, axit photphoric 52%.
Cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền ghi nhận mức tăng giá 28% trong vòng 1 tháng từ vùng 15.000 đồng/cp lên 20.600 đồng/cp, DCM của Đạm Cà Mau tăng từ vùng 12.000 đồng/cp lên 16.000 đồng/cp, tăng 25%, DPM của Đạm Phú Mỹ tăng 22%, LAS của Hóa chất Lâm Thao tăng 48%.

Giá xăng dầu bước vào đợt giảm mạnh sau 5 lần tăng

Giá dầu thế giới giảm mạnh và đã chạm mức thấp nhất từ đầu tháng 10. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu được dự báo giảm mạnh sau 5 lần tăng.

Giá xăng dầu bước vào đợt giảm mạnh sau 5 lần tăng
Trên thị trường thế giới, trong mấy phiên gần đây, giá dầu liên tục giảm sâu và không còn giữ được mốc 80 USD/thùng.

Muốn ghìm giữ giá xăng dầu, phải tính giảm thuế phí

Nếu giá xăng dầu tiếp tục leo thang, Vụ Thị trường trong nước cho rằng, ngoài việc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá thì phải tính đến công cụ khác là thuế phí.

Muốn ghìm giữ giá xăng dầu, phải tính giảm thuế phí

Vì sao chậm điều chỉnh giá?

Giải thích vì sao phải chờ đến 11/2 mới điều chỉnh giá xăng dầu thay vì ngày 1/2, ông Trần Duy Đông Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng ngày 28/1, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ phân tích rất rõ tình hình thế giới, tình hình trong nước. Trong đó, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ này lựa chọn thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp cho kỳ điều hành tới theo quy định tại khoản 27 điều 1 nghị định 95 (tức không đợi đến ngày 11/2-PV).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.