Giá heo hơi tại miền Bắc giảm nhẹ
Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, các tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình giá heo hơi cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 64.000 đồng/kg.
Thương lái tại Tuyên Quang và Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 62.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại vẫn giữ nguyên giao dịch ổn định trong khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm nhẹ trên diện rộng |
Giá heo hơi tại miền Trung hạ nhiệt
Cụ thể, hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa lần lượt đưa giao dịch xuống mức 59.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Đắk Lắk và Bình Thuận tiếp tục thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg.
Các tỉnh còn lại gồm tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định giá heo hơi ở mức 63.000 - 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 57.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam đứng yên
Hiện tại, mức giá cao nhất tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Long An là 64.000 đồng/kg.
Trong khi đó, thương lái tại Tây Ninh đang giao dịch với giá 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Khoảng giá heo hơi được chứng kiến tại các tỉnh thành còn lại là 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Theo ngành NN&PTNT Hà Tĩnh, hiện đang là thời điểm người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chuẩn bị con giống để phục vụ nhu cầu dịp tết.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thời tiết diễn biến bất lợi, sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm khiến cho các loại virus dễ “tấn công”. Do đó, người chăn nuôi cần cẩn trọng phòng chống dịch bệnh, theo báo Hà Tĩnh.
Theo ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, ngành chuyên môn khuyến cáo chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của các hộ chăn nuôi, phải làm tốt công tác quản lý vận chuyển con giống vào, ra trên địa bàn.
Đồng thời, kiên quyết xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ, đưa toàn bộ gia súc, gia cầm vào lò giết mổ tập trung. Ngoài việc tiêm vắc-xin phòng bệnh định kỳ, người chăn nuôi phải tiêm phòng bổ sung khi tái đàn, đồng thời tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại,…
Khi phát hiện dịch bệnh phải có trách nhiệm thông báo ngay cho ngành chuyên môn để kịp thời xử lý, không để dịch bệnh lan ra diện rộng.