Gia đình danh giá nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng ‘gen tài năng'

Ở Việt Nam, hiếm có gia đình nào có thể duy trì truyền thống khoa bảng lâu như dòng tộc này. Những gì họ cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, làm rạng danh dòng họ là không thể đong đếm được.

Nói đến dòng tộc có truyền thống khoa bảng, vang danh học giỏi lâu đời, dòng họ Nguyễn Lân chắc hẳn sẽ được nhắc đến đầu tiên. Người được xem như mở đường, dẫn đầu truyền thống hiếu học của gia tộc Nguyễn Lân chính là cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003). Ông là một học giả và nhà biên soạn từ điển nổi tiếng của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân sinh ra trong một gia đình nghèo tại vùng bạc điền, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Nhờ nỗ lực học tập, ông đã thi đỗ vào trường Bưởi và được nhận học bổng toàn phần. Khi còn là học sinh trung học vào năm 1925, ông đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay "Cậu bé nhà quê", một phần tự truyện về tuổi thơ của mình. Cuốn sách này không chỉ được dịch sang tiếng Pháp mà còn được sử dụng làm sách giáo khoa cho học sinh từ năm 1934.

Gia dinh danh gia nhat Viet Nam: Con chau thua huong ‘gen tai nang'

Giáo sư Nguyễn Lân (phải)

Năm 1932, chàng trai Nguyễn Lân khi đó tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và bắt đầu hành trình cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ông đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng, người đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh xuất sắc.

Sau này, con cháu của cố Giáo sư Nguyễn Lân đã nối tiếp truyền thống hiếu học, làm vẻ vang dòng tộc:

Gia dinh danh gia nhat Viet Nam: Con chau thua huong ‘gen tai nang'-Hinh-2

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, con thứ tư, là chuyên gia hàng đầu về Cổ nhân học, nghiên cứu viên cao cấp và Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam. Ông cũng giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người con thứ năm, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam và là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, con thứ sáu, hiện là giảng viên Bộ môn Hệ thống điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, với những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật điện.

Giáo sư - Tiến sĩ - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt, con thứ bảy, từng giữ chức Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, và là nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Người con út, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, từng là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Gia dinh danh gia nhat Viet Nam: Con chau thua huong ‘gen tai nang'-Hinh-3

Tính đến ba thế hệ, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, và tiến sĩ. Đại gia đình gần 60 người của ông không chỉ nổi bật bởi thành tựu học thuật mà còn là hình mẫu của một gia đình nề nếp, yêu thương, kính trên nhường dưới. Những người đi trước luôn dìu dắt thế hệ đi sau, góp phần xây dựng nên một đại gia đình hiếu học, tài năng và chuẩn mực.

Gia dinh danh gia nhat Viet Nam: Con chau thua huong ‘gen tai nang'-Hinh-4

Nói về gia đình mình, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng từng chia sẻ với Dân Việt: “Công đầu tiên phải nói là từ cha tôi. Dù sinh ra trong nghèo khó nhưng ông luôn ham học. Ông thọ 98 tuổi nhưng làm việc đến năm 95 tuổi. Ngày nào ông cũng miệt mài 10 tiếng và rất nghiêm túc. Đúng 8h sáng làm việc, trưa nghỉ rồi 1h chiều dậy làm việc, kể cả thứ 7, chủ nhật. Anh Nguyễn Lân Dũng rất chăm chỉ. Anh còn ngủ luôn ở phòng thí nghiệm. Nhà tôi 8 anh em đều dạy đại học, đến thế hệ các cháu cũng noi gương nghiên cứu khoa học.

Mọi người bảo do gen nhưng tôi cho rằng gia đình chúng tôi cũng bình thường, do không khí gia đình thôi. Các thành viên trong nhà luôn động viên nhau, bảo ban nhau học tập, người đi trước nối tiếp làm gương cho người đi sau”.

Gia dinh danh gia nhat Viet Nam: Con chau thua huong ‘gen tai nang'-Hinh-5

Khi còn sống, Giáo sư Nguyễn Lân luôn đặt ra những quy định trong nhà, chẳng hạn như mỗi tháng con cháu sẽ hội ngộ gặp nhau một lần, tháng nào có sinh nhật ai hay chúc mừng sự kiện gì đều sẽ gặp mặt. Cứ vào tối ngày Ông Táo, 30 Tết, ngày mùng 2, giỗ chạp... cả nhà lại quây quần. Chính thói quen bình dị đó đã giúp các thành viên trong gia đình hiểu, gần gũi và giúp đỡ nhau nhiều hơn.

Việt Nam có 1 nhân vật lịch sử: Tên là “Trật” nhưng thi đâu trúng đó

Học không giỏi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện, lại có công cứu giá nên ông Trật được đặc cách đỗ Tiến sĩ.

Các kỳ thi khoa bảng trong xã hội phong kiến xưa nổi tiếng nghiêm ngặt và khó khăn. Ngoài việc thông làu kinh sách và thể thức đi thi, sĩ tử còn phải thuộc những chữ kỵ húy. Ai viết lầm thì bị tội "phạm trường quy" và sẽ bị đánh hỏng. Vì thế nên có những người đã 50, 60 tuổi rồi mà vẫn thi không đỗ.

Cổ nhân nói nhà cao cửa rộng là sang: Người trẻ hiện nay nói gì?

Người xưa quan niệm, gia đình giàu có, thịnh vượng thể hiện qua “nhà cao cửa rộng”. Ngày nay, quan niệm này có tồn tại được không?

Người Việt trẻ quan niệm về "nhà cao cửa rộng"

"Nhà cao cửa rộng" là một quan niệm thẩm mỹ từ xa xưa trong đời sống người Việt. Nhà là nơi ở của cả 1 gia đình, dòng tộc thì phải cao ráo, khang trang, cửa là phần chính và quan trọng nhất của ngôi nhà nên phải rộng để đón nhiều tài lộc vào.

Đọc nhiều nhất

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Trước lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu - vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh đã sai người đi tìm 100 đứa trẻ dưới 10 tuổi. Bề ngoài, bà nói với mọi người rằng đưa chúng vào cung để bầu bạn nhưng thực chất vì mục đích đáng sợ.

Tin mới