Vừa hết những ngày tháng 3, khi tổng kết lại số tiền chi tiêu trong cả tháng vừa rồi chỉ có chưa tới 1,5 triệu đồng mà bác Hoa (Mai Lĩnh, Hà Đông, Hà Nội) không tin vào mắt mình. Gia đình bác Hoa có 4 người lớn gồm vợ chồng bác và vợ chồng con trai.
"Hàng ngày ở nhà chỉ có tôi và ông xã. Chúng tôi đều làm nông nghiệp. Còn con trai và con dâu tôi chỉ vừa mới cưới mấy tháng nay. Hai con hàng ngày đi làm tại Cầu Giấy. Lương của 2 con cộng lại khoảng 20 triệu/tháng".
Bác Hoa cho biết, như mọi tháng trước, mỗi tháng 2 con góp cho bác 5 triệu để chi tiêu gia đình. Số tiền này bao gồm tiền ăn, tiền điện nước của cả nhà. Tuy nhiên, rất ít tháng bà nội trợ này tiêu hết 5 triệu.
"Vì nhà tôi có vườn tược rộng, hoa quả, rau nào cũng có, lại nuôi vịt, gà, lợn được nên thành ra rất ít khi phải mua thức ăn. Tôi chỉ phải mua thêm ít thực phẩm cho đa dạng bữa ăn và tốn khoản tiền ma chay, cưới hỏi là nhiều. Một tháng thông thường gia đình 4 người nhà tôi chỉ tiêu hết 3 triệu tiền ăn là cùng. Số tiền còn lại tôi tiết kiệm, mua thuốc men lúc ốm đau".
Vườn rau xanh gồm mấy loại rau nhà bác Hoa. |
Khoảng 1 tháng trở lại đây, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên 2 con bác cũng được công ty tạo điều kiện cho làm việc online tại nhà mà vẫn hưởng nguyên lương. Để phòng chống dịch bệnh, gia đình 4 người nhà bác Hoa hạn chế ra ngoài mua sắm hay tụ tập. Ngược lại, nhà bác Hoa ở trong nhà nhiều hơn.
"Vì ở trong nhà nhiều nên nhà tôi thường xuyên tận dụng ăn rau quả trồng trong vườn nhà để ăn. Bởi vườn cũng có tận mấy loại rau nên ăn thay đổi cũng không chán. Còn thịt vịt, thịt gà nhà tôi lúc nào cũng sẵn có. Trứng gà cũng có rất nhiều. Do đó mà bữa ăn tuy cả nhà ở trong nhà nhưng cũng được cải thiện và vẫn thịnh soạn", bác Hoa tươi tắn khoe.
Cho tới hôm qua, vừa hết tháng 3 dương lịch, bác Hoa mở sổ chi tiêu gia đình để cộng lại. Nhìn vào con số chi tiêu chỉ hết 1,5 triệu đồng/tháng mà người phụ nữ tuổi 60 này chẳng dám tin vào mắt mình lại tiết kiệm được 1 khoản tiền nhiều đến thế.
Gà vịt luôn sẵn trong vườn nhà. |
Cụ thể, gia đình bác Hoa chi tiêu tháng vừa rồi như sau:
Tiền mua cá: 200 ngàn đồng
Bác Hoa cho biết, đầu tháng rồi bác đi chợ mua 2kg cá chép. Cá chép ở chỗ bác bán khá rẻ, chỉ 55 ngàn đồng/kg. Vì thế bác mua 2 kg làm sẵn chia 2 bữa để ngăn đá tủ lạnh để lúc cần đổi bữa lấy ra ăn.
Tiền mua tôm: 100 ngàn đồng
Để có đồ ăn dự trữ, bác mua Hoa cũng ra chợ mua 1kg tôm khô nhỏ. Sau đó về bác rang khô lên để ăn thay đổi bữa hoặc lấy ra giã nấu canh bầu ăn dần.
Mâm cơm ngày dịch vẫn đầy đủ thịt vịt nhà làm thơm ngon. |
Tiền mua vật liệu về làm sữa chua: 150 ngàn đồng
Nhà bác Hoa rất thích ăn sữa chua, vì thế bác cũng mua sữa tươi, sữa ông thọ, và sữa chua lên men về để tự làm. Cứ mỗi đợt làm, bác làm khoảng 30 lọ và để tủ lạnh ăn dần hoặc bác cũng tự làm sữa chua nếp cẩm, sữa chua hoa quả để ăn. Một tháng bác làm khoảng 2-3 đợt sữa chua.
Tiền mua hoa quả, hành, gia vị, các thứ khác: 500 ngàn đồng
Cứ cách vài ngày, người phụ nữ trung niên này lại ra chợ mua hoa quả tươi về ăn. Cũng có khi bác Hoa mua gia vị muối mắm hay một số loại rau gia vị như hành, vài lạng măng tươi về để nấu cùng thực phẩm để bữa ăn đa dạng.
Nhà bác có sẵn ổi, dưa chuột, chuối nên thỉnh thoảng mới phải ra chợ mua thêm xoài, dưa hấu... |
Tiền điện nước: 600 nghìn đồng
"Vì đang dịch COVID-19 như vậy nên nhà mình cũng chủ trương cắt giảm chi tiêu. Trước đây, tôi chẳng bao giờ nghĩ lại có thể chi tiêu dưới 4 triệu/tháng ở Hà Nội được.
Nhưng bây giờ đang dịch, như mọi người thấy không gì là không thể được cả. Và chẳng có gì là không thể cắt giảm được chi tiêu. Tiền điện nước thì chưa có hóa đơn phải đóng nên cũng không rõ bao nhiêu song cũng không quá 300 ngàn đâu vì thời tiết mát mẻ, chưa cần bật điều hòa", bác Hoa nói.
Người phụ nữ này cũng khuyên: "Dù có thể 1-2 tháng nữa là hết dịch, song kinh tế quy mô gia đình cũng như kinh tế xã hội chắc chắn sẽ không thể phục hồi được ngay. Mà theo đà, sẽ còn lao dốc thêm vài tháng hoặc đến hết cả năm.
Bởi thế nếu cắt giảm được các khoản chi tiêu nào để tiết kiệm thì bà nội trợ cứ nên cắt giảm tối đa. Ví như tiền ăn nhiều thì cắt giảm thấp nhất, ăn đơn giản hơn, không ra ngoài ăn hay ăn nhà hàng nữa. Tiền đi lại, chi tiêu, mua sắm khác cắt giảm đi tối đa. Nói chung hãy thử không tiêu cái gì ngoài ăn, nước, điện ra.... như nhà tôi cũng không chết đâu".
Như vậy tổng chi tiêu 1 tháng vừa rồi nhà bác Hoa chỉ hết 1,5 triệu đồng mà bữa ăn vẫn đầy đủ rau thịt cá, hoa quả và sữa chua tráng miệng.
Bác tự làm ruốc nấm, bánh bao, xôi khúc đều tự nguyên liệu của nhà sẵn có. |
Với bác Hoa, mùa dịch COVID-19 cũng là những ngày chính bản thân bác được trải nghiệm với chính mình về tính tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu gia đình để có 1 khoản dự phòng lúc biến cố.