Giá của BHYT hàng chục năm về trước khiến các bệnh viện thu không bù chi

(Vietnamdaily) - Một ca siêu âm ổ bụng, Bệnh viện Bạch Mai thu bằng các tuyến của cả nước là 43.900 đồng/1 ca. Trong khi giá bảo hiểm y tế được xây dựng cách đây 10 - 20 năm, nguồn tài chính không đủ mua trang thiết bị y tế, thuốc men.

Ngày 12/8, cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế."

Gia cua BHYT hang chuc nam ve truoc khien cac benh vien thu khong bu chi
Theo PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện thu giá của bảo hiểm y tế đã được xây dựng cách đây 10 - 20 năm. Tổng số tiền thu được không đủ mua trang thiết bị y tế, chưa nói đến chuyện trả nhân công. 

Các chuyên gia y tế nhắc đến những giải pháp như rà soát, sửa đổi quy định pháp luật, vấn đề về nhân lực, điều hành quản lý, ngay cả vấn đề tâm lý e ngại; tuy nhiên một trong nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế còn liên quan đến tính tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, Bệnh viện Bạch Mai hoàn thành 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện tự chủ diễn ra trong 2 năm hết sức khó khăn, dịch bệnh hoành hành.

Sau khi dịch được kiểm soát, Bệnh viện Bạch Mai đã có báo cáo tổng kết gửi Bộ Y tế, gửi Chính phủ về kết quả công tác này. Tuy nhiên, hiện Chính phủ và các bộ, ban ngành chưa có văn bản hướng dẫn tiếp theo.

Trong khi chờ Chính phủ trả lời, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục thí điểm tự chủ.

Nhưng, theo PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai gặp muôn vàn khó khăn trong giai đoạn này, đặc biệt là giá viện phí. Giá viện phí không được tính đúng, tính đủ.

Hiện Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân từ người giàu, nghèo, người có công và các giai tầng khác trong xã hội... Trong đó, hơn 90 - 95% là đối tượng đến khám bệnh có bảo hiểm y tế.

Bệnh viện Bạch Mai hoàn toàn thu giá của bảo hiểm y tế đã được xây dựng cách đây 10 - 20 năm. Khi đó, các bệnh viện thu một phần viện phí, do vậy giá đó chỉ cấu thành 4/7 yếu tố.

Như vậy, các cơ sở y tế thu một phần viện phí và giá cách đây lâu rồi và bây giờ đã trượt giá.

Về tài chính, lấy thu bù chi trong bệnh viện sẽ không bảo đảm. Bệnh viện không có nguồn kinh phí nào nữa.

Ví dụ một ca siêu âm ổ bụng, Bệnh viện Bạch Mai thu bằng tất cả các tuyến của cả nước là 43.900 đồng/1 ca.

Máy siêu âm, thiết bị được mua từ nguồn thu của bệnh viện chứ không nguồn ngân sách nào cấp cả, từ nguồn thu viện phí, nguồn thu bảo hiểm của bệnh viện

Theo PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, tính từ lúc mua thiết bị đến lúc máy hết khấu hao, tổng số tiền thu được không đủ mua máy đó, chưa nói đến chuyện trả nhân công. Tự chủ trong điều kiện ấy thì tự chủ làm sao được.

Gia cua BHYT hang chuc nam ve truoc khien cac benh vien thu khong bu chi-Hinh-2
Người dân, đặc biệt là người nghèo, người có công chủ yếu đi khám bệnh, chữa bệnh ở các bệnh viện công. 

Điều này dẫn tới hậu quả không riêng gì cho Bạch Mai mà cho các bệnh viện công đang tự chủ về tài chính, không bảo đảm lấy thu bù chi. Thu như vậy còn chi gì? Chi cho xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chi mua sắm thiết bị y tế, chi lương, chi thưởng… Do vậy nguồn tài chính rất khó khăn.

Nghị quyết 33 của Chính phủ giao cho 4 Bệnh viện bao gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện K thực hiện thí điểm toàn diện. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 2 bệnh viện thực hiện thí điểm toàn diện là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K Hà Nội.

Trước khi thực hiện thí điểm tự chủ, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện rất nhiều dự án liên danh, liên kết, tổng tài chính thu được tương đối dồi dào. Nhưng bây giờ không còn liên danh, liên kết nữa, không còn các máy xã hội hoá đặt ở Bệnh viện Bạch Mai nữa.

Văn bản pháp quy cho việc đặt máy cũng không rõ ràng nên Bệnh viện Bạch Mai không thực hiện nữa. Toàn bộ dịch vụ kỹ thuật thu theo giá của bảo hiểm.

Nguồn thu như vậy nhưng nguồn chi rất lớn. Đấy là khâu dẫn tới hậu quả cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ trong khối y tế công, cán bộ chất lượng cao, trình độ cao, uy tín, rất dễ chuyển dịch sang y tế tư nhân, được trả mức thù lao cao hơn rất nhiều.

Các cơ sở y tế tư nhân đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, thuốc đầy đủ phục vụ cho công tác chuyên môn, họ cũng không mất tiền để đào tạo cán bộ đó, nhưng thế là họ có cán bộ tốt.

Người dân, đặc biệt là người nghèo, người có công chủ yếu khám bệnh, chữa bệnh ở các bệnh viện công. Chỉ có một số người có điều kiện đến các bệnh viện tư phục vụ theo yêu cầu. Sự chuyển dịch này dẫn đến thiếu hụt lực lượng y tế trong bệnh viện công, vấn đề hết sức nóng thời gian qua, mà chúng ta đang tìm giải pháp.

PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đề xuất, giải pháp căn cơ nhất lúc này là tính đúng, tính đủ giá viện phí theo bảo hiểm y tế, đủ 7 yếu tố cấu thành viện phí và cập nhật giá.

Qua đó bảo đảm nguồn thu cho bệnh viện đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ, xây dựng nhà cửa khang trang…; bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ cho các giai tầng.

Ông cũng đề xuất với Bộ Y tế, Chính phủ là trong điều kiện hiện nay, các điều kiện và văn bản pháp quy, điều kiện thực tại của bệnh viện, của ngành y tế, nên dừng thí điểm tự chủ toàn diện.

Bệnh viện Bạch Mai cũng chỉ thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 của Chính phủ mới ban hành.

Vì sao bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc, bệnh nhân ghép thận phải tự đi mua?

Việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép khiến bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài là sự việc không mong muốn.

Bộ Y tế cho biết, từ ngày 24/11/2021, Trung tâm Mua sắm Tập trung thuốc Quốc gia đã ban hành công văn số 580/TTMS-NVD đề nghị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế để đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị.

Vi sao benh vien Cho Ray thieu thuoc, benh nhan ghep than phai tu di mua?
Bệnh nhân sau ghép thận đang chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.  

Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân bị 'tước' quyền lợi khám chữa bệnh?

Nhiều bệnh nhân phải chạy mua từng cây kim truyền dịch với giá 3.000 đồng/cây trước giờ mổ. Bệnh nhân đau xương khớp mạn tính cũng phải đi mua thuốc ngoài vì trạm y tế hết thuốc bảo hiểm y tế.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP HCM, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại các trạm y tế rất ít, ảnh hưởng rất lớn đến cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Thiếu thuốc là do hiện nay một số mặt hàng đã tăng giá, việc đấu thầu khó, đặc biệt là trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này, các bệnh viện phải làm thủ tục đấu thầu rườm rà. Đấu thầu thuốc chậm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh của người người bệnh.  

Tin mới