Gia cảnh đáng thương lúc cuối đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Trong sự lẫn lộn lúc nhớ lúc quên tuổi già, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết, từ lâu ông vẫn đưa tiền nuôi cả 2 bà cháu người giúp việc.

Gia cảnh đáng thương lúc cuối đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Sau thông tin về gia cảnh khốn khó của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được chia sẻ rộng rãi, phóng viên đã có buổi thăm hỏi và gặp gỡ nhạc sĩ ngay tại nhà riêng. Khi đến nhà, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang đếm và cột chặt lại số tiền của các mạnh thường quân gửi đến hỗ trợ cho ông sau bài viết về hoàn cảnh của ông được đăng tải.
Gia canh dang thuong luc cuoi doi cua nhac si Nguyen Van Ty
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. 
Cậu cháu ngoại của bà Thương – người phụ nữ chăm sóc cho nhạc sĩ từ năm 1988 đến nay, cũng có mặt ở nhà cho biết: “Từ hôm qua đến giờ có 5 tốp người đến thăm ông, cứ người này về là người kia lại đến, mọi người quan tâm ông lắm, mà ông thì cũng đã già yếu lắm rồi!”
Với độ tuổi 92, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng đã không còn minh mẫn, ông hoàn toàn không nhớ có người đến thăm và tặng quà, chỉ khóc khi chia sẻ về hoàn cảnh của mình cần được nhiều người giúp đỡ hơn nữa. Nhạc sĩ chỉ thật bình tĩnh khi nhắc về người vợ quá cố của mình (em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương) và dù không còn giữ được trí nhớ, ông vẫn có thể chỉ cho người khác đâu là ảnh của vợ.
Gia canh dang thuong luc cuoi doi cua nhac si Nguyen Van Ty-Hinh-2
Vì sức yếu không thể với tay lên cao, ông dùng đèn pin để chỉ ảnh của vợ. 
Ông kể ngày xưa bà đẹp lắm, mà chịu ông vì ông vừa đẹp trai lại khiêm tốn, bà cũng rất thích sáng tác Mẹ yêu con mà ông viết tặng bà.
Dù tuổi cao sức yếu và trí nhớ đã bị ảnh hưởng ít nhiều, nhạc sĩ vẫn khiến người đối diện cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho con gái, ông kể những câu chuyện về con gái với tình yêu thương mong nhớ.
Về cuộc sống bình thường, ông cho biết mình ăn uống không được nhiều, thèm ăn tôm nhưng cô Thương không chịu mua vì bảo đắt tiền, kể cả giấc ngủ cũng không tròn đầy.
“Cái mình thèm cũng không được ăn, nó chỉ nấu bình thường thôi còn những cái ông thèm nó bảo đắt. Ông thèm ăn tôm, thèm nhiều thứ lắm nhưng nó không cho ăn, nó bảo không có tiền".
“8h tối ông lên giường ngủ nhưng cứ phải mở đèn, ông trằn trọc đến 1-2h sáng mới ngủ được, rồi khoảng 3-4h lại giật mình thức giấc vì lo canh xe cho thằng nhỏ (cháu ngoại cô Thương), nó chỉ biết mua chứ mất hay không thì nó chả cần để ý đến, ông thì rất tiếc tiền.
Ông mua cho nó xe mới, cũng mấy chục triệu hay sao đó, nên ông tiếc lắm. Ông dặn dò nó nhiều mà nó có nghe đâu, nó mải chơi, còn cho người ta mượn để đi”, ông nghẹn ngào kể thêm.
Trò chuyện cùng cô Thương, người chăm sóc cho nhạc sĩ, cô cho biết do ông đã đãng trí nhiều nên đôi lúc ăn hay chưa ông cũng không biết, cô cũng xác nhận mấy ngày rồi nhiều người đến thăm và cho tiền nhạc sĩ. Khi được hỏi vì sao không mua món nhạc sĩ thích ăn, cô Thương phủ nhận.
“Mỗi lần ông muốn ăn tôm, tôi đều đặt người ta mang tôm ngon, tôm tươi tới chứ làm gì có chuyện tôi không cho ông ăn đâu. Có nhiều cái ông nói đúng nhưng cũng có những cái ông nói sai. Nhiều khi ông quên chứ tôi vừa cho ăn hôm qua", cô Thương nói.
Gia canh dang thuong luc cuoi doi cua nhac si Nguyen Van Ty-Hinh-3
Cô Thương, người chăm sóc cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từ năm 1988 đến nay. 
Riêng về số tiền các mạnh thường quân gửi cho nhạc sĩ, cô Thương cho hay: “Tôi để cho ông giữ, khi nào trong nhà mà cần cái gì như điện, nước người ta tới kêu, tôi nói ông, ông sẽ đưa tiền. Tôi đưa hết cho ông giữ chứ ông còn tỉnh, còn nằm tính tiền được mà, mình đâu có giữ cho ông được. Nhiều khi ông mua cái gì mà thiếu tiền của ai, hỏi ông có nhớ không ông nói nhớ chứ”.
Cô Thương cho biết thêm: “Cách đây 2 năm tôi về nhà, ông cùng con gái sống ở đây nhưng sau đó vì sao ông không cho ở nữa thì tôi không biết. Tôi làm ở đây quen rồi nên giờ có đi đâu ông cũng kêu tôi về.
Thời gian mà tôi đi 1 tháng, ông bảo không cho con ở cùng nữa và gọi tôi cùng cháu trai của tôi về ở vì thương thằng nhỏ. Mười mấy năm nay có nó ở đây ông không phải đi cấp cứu, tôi theo đạo mà tôi còn tin như vậy vì thấy ngay trước mắt”.
Bên cạnh đó, cô Thương cũng nói rằng mỗi tháng được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho 5 triệu đồng để chi tiêu và lo việc ăn học cho cháu trai.
Sau bài viết chia sẻ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, cũng có không ít người đặt giả thuyết hoài nghi về chuyện tình cảm dành cho con của ông đang bị người khác lợi dụng nhằm mục đích trục lợi.
Nhạc sĩ hiện nay đã 92 tuổi và đãng trí nhiều, mọi chuyện liên lạc ông đều thông qua chiếc điện thoại bàn và nhờ cô Thương bấm số gọi giúp.
Cô Thương cũng khẳng định: "Từ ngày ông với con ông xích mích, tôi gọi điện thoại cô ấy không bao giờ bắt máy, thấy số tôi gọi đến là tắt liền. Thành ra tôi chỉ gọi mấy người bạn của ông, người ta bắt máy thì tôi có nói chuyện về ông".
Phía con gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết, các con vẫn chu cấp cho cha ruột hàng tháng, cũng như luôn quan tâm, chăm sóc người nhạc sĩ già những năm tháng cuối đời.

"Ông trùm" đứng sau thành công của Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi là ai?

Là người đứng sau thành công của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng với những sáng tác ăn khách nhưng Đỗ Hiếu khá khiêm nhường khi nói về mình.

"Ông trùm" đứng sau thành công của Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi là ai?
Người thầm lặng của các nghệ sĩ

Ca khúc cuối cùng của cố nhạc sĩ Văn Cao và số phận kỳ lạ

"Mùa xuân đầu tiên", ca khúc gợi hình ảnh đất nước Việt Nam yên bình của cố nhạc sỹ Văn Cao đã có một số phận đầy bí ẩn...

Ca khúc cuối cùng của cố nhạc sĩ Văn Cao và số phận kỳ lạ
Khi thưởng thức ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”, hẳn người thưởng thức đều bay bổng theo giai điệu nhẹ nhàng và tuyệt vời này của nhạc sỹ Văn Cao, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Nhưng có lẽ không nhiều người biết được tác phẩm bất hủ này có một số phận kỳ lạ và nhiều bí ẩn. Thật may mắn khi chúng tôi đã có buổi nói chuyện với họa sỹ Văn Thao, con trai cả của nhạc sỹ Văn Cao và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm ngay khi vừa được nhạc sỹ sáng tác xong.
Họa sỹ Văn Thao nói về tác phẩm kỳ lạ của cha ông.
 Họa sỹ Văn Thao nói về tác phẩm kỳ lạ của cha ông.
Khi nói về tác phẩm, họa sỹ Văn Thao cho biết, với cha ông ca khúc Mùa xuân đầu tiên được coi là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác. Để tác phẩm này ra đời, Văn Cao đã “thai nghén” ngay sau khi hiệp định Pari năm 1973 được ký kết, với dự đoán ngày đất nước thống nhất không còn xa. Và đánh dấu cho sự kiện đó, Văn Cao dự định viết một ca khúc nói về mùa xuân đầu tiên đất nước được xum vầy hạnh phúc, mùa xuân của nước Việt Nam thống nhất.
Sau nhiều năm thai nghén, nhạc sỹ Văn Cao đã tìm cho mình những điều bình dị nhất cho ngày sự kiện đất nước được thống nhất, khép lại những ký ức đau thương của đất nước thời binh biến. Họa sỹ Văn Thao cho biết: Để tác phẩm này chính thức được hình thành, ngay sau khi thống nhất, đoàn công tác của báo Sài Gòn giải phóng đã ra Hà Nội công tác và đặt hàng cha ông một ca khúc. Khi nghe lời đề nghị của đoàn công tác, cụ vui vẻ nhận lời. Cùng với thời gian “thai nghén” trước đó, mùa xuân năm 1976, ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã ra đời. Ca khúc đã được đăng trên số báo xuân năm 1976. Sau đăng trên báo Sài Gòn giải phóng số xuân năm 1976, ca khúc đã có những hiệu ứng nhất định. Tuy nhiên, ngay sau đó nó gần như chìm vào lãng quên bởi nhiều lý do khác nhau. Trong đó, lý do được nhiều người quy kết chính là Văn Cao đã từngcó vướng mắc với Nhân văn Giai phẩm. Và Mùa xuân đầu tiên được xếp vào trong ngăn tủ. Tưởng chừng như ca khúc sẽ rơi vào quên lãng thì bằng lý do nào đó sức sống mãnh liệt của ca khúc mùa xuân đầu tiên vẫn được cất lên tại đất nước Liên Xô xa xôi lạnh giá. Ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã trở thành một bài hát yêu thích của không chỉ khán giả của chương trình Việt ngữ của đài Moskva và cả những người bạn Nga yêu mến Việt Nam. Đây đã từng là một bí mật không có lời đáp suốt nhiều năm liền. Lý giải cho bí ẩn này, họa sỹ Văn Thao đã tiết lộ lý do rất “đặc biệt”. Theo đó, trong năm 1976, con gái út của ông là cô Thiên Nga đã mang ca khúc Mùa xuân đầu tiên sang Học viện âm nhạc quốc gia Liên Xô để làm đề tài trong quá trình học. Ngay sau đó, ca khúc đã đặt những dấu ấn trong lòng khán giả Nga. Cũng trong năm đó, chương trình Việt ngữ tại Moska phát bài hát và họ đã liên hệ trả nhuận bút cho Văn Cao. Tuy nhiên, để lấy được nhuận bút này, Văn Cao đã phải viết giấy bảo lãnh gửi qua đại sứ quán. Sau khi viết xong giấy bảo lãnh, Văn Cao đã nói với con gái mình rằng “con cứ giữ lấy mà tiêu vì ở nước ta bố có bao giờ biết đồng nhuận bút là gì đâu.” Họa sỹ Văn Thao khẳng định nhờ người em gái mà ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã không bị rơi vào quên lãng.
Thời gian có phủ bụi trên phím đàn đã lặng câm sau ngày Văn Cao mất nhưng những tác phẩm của ông vẫn có sức sống trường tồn.
 Thời gian có phủ bụi trên phím đàn đã lặng câm sau ngày Văn Cao mất nhưng những tác phẩm của ông vẫn có sức sống trường tồn.
Ở Việt Nam, Mùa xuân đầu tiên đã phải trải qua những mùa xuân đợi chờ trước dài đằng đẵng để trở thành một trong những ca khúc phổ biến như hiện nay. Sau khi được sáng tác, Mùa xuân đầu tiên đã nhiều lần được nhắc đến trong các tác phẩm viết về cuộc đời của nhạc sỹ như: Văn Cao của Nguyễn Nhụy Kha, năm 1992. Trong cuốn sách này có hẳn một chương viết về bài Mùa xuân đầu tiên. Năm 1993, ca khúc Mùa xuân đầu tiên cũng đã được xuất bản trong tuyển tập thơ Văn Cao để kỷ niệm ngày sinh của ông (1923-1993). Trước đó, năm 1988, sau khi được phục hồi là hội viên hội nhà Văn Việt Nam, ca khúc Mùa xuân đầu tiên được công bố trong đêm nhạc “Thiên thai”. Thế nhưng, không hiểu vì sao, ca khúc này không có chút dấu ấn nào trong lòng công chúng. Chỉ đến khi ông mất đi, đứa con tinh thần của ông mới có sức sống rực rỡ đến vậy. Gần 20 năm sau ngày sáng tác, năm 1995, trong chương trình âm nhạc Văn Cao – Buổi sáng có trong sự thật, một chương trình kỷ niệm ngày Văn Cao mất, đạo diễn Đinh Anh Dũng đã mới ca sỹ Thanh Thúy hát ca khúc Mùa xuân đầu tiên. Ngay lập tức, ca khúc đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả và có sức lan tỏa lớn đến công chúng khán giả * Một số hình ảnh về kỷ niệm của Văn Cao sau ngày ông mất:

Vợ cố nhạc sĩ Thuận Yến và những chia sẻ hiếm có về chồng

Sau 2 năm kể từ ngày nhạc sĩ Thuận Yến về thế giới bên kia, NSƯT Thanh Hương mới có đủ sự tĩnh tâm để hồi tưởng lại những kỷ niệm.

Vợ cố nhạc sĩ Thuận Yến và những chia sẻ hiếm có về chồng
Không dám uống 1 cốc bia ngon

Đọc nhiều nhất

Tin mới