GDP tăng cao kỷ lục 10 năm: Hết thời đầu năm thong thả

Tổng cục Thống kê cho hay, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2018 ước tính tăng tới 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Tại họp báo ngày 29/3, Tổng cục Thống kê cho hay, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2018 ước tính tăng tới 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cục Thống kê nhấn mạnh “đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây”.
Trong mức tăng 7,38% của quý I/2018, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp nhiều nhất với mức tăng 9,7%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm. Tiếp theo là khu vực dịch vụ và khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
 
Lý giải mức tăng trưởng quý I/2018 lên tới 7,38%, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Một là tăng trưởng quý I năm nay tiếp đà tăng trưởng 6 tháng cuối năm ngoái. 6 tháng cuối năm ngoái tăng trưởng quý III và IV tăng rất cao. Hai là quy mô GDP quý I hàng năm trước là nhỏ, nên do tích được đà tăng trưởng quý III và IV của năm 2017 nên làm cho quy mô GDP quý I năm nay lớn hơn nhiều quý I các năm trước.
“Ngoài ra, sản xuất Việt Nam thường tăng trưởng có tính mùa vụ, đầu năm mức tăng trưởng thường thấp thấp. Các năm trước có hiện tượng sản xuất theo mùa vụ nên tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Năm nay yếu tố mùa vụ có nhưng không tác động nhiều như các năm trước. Điều này khiến GDP quý I/2018 tăng cao”, ông Nguyễn Bích Lâm giải thích.
Dẫn số liệu quý I của các năm trước để chứng minh “sản xuất có tính mùa vụ”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho hay: Quý I năm 2009 tăng 3,14%; quý I năm 2010 tăng 5,84%; quý I năm 2015 tăng 6,2%; quý I năm 2017 tăng 5,15%...
Liên quan đến tình hình phát triển của doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết: Quý I số DN khai sinh là hơn 26,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 1,2 so về số DN và 2,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, số DN tạm ngừng hoạt động cũng lên đến hơn 20,3 nghìn DN, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I có hơn 3,3 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có khoảng 3 nghìn doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng.
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy, có 33% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm nay tốt hơn quý trước; 24,6% số DN đánh giá gặp khó khăn và 42,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.

Kinh tế Việt Nam 2017 qua những con số

Tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn FDI đều đạt kỷ lục trong vòng 10 năm nhưng bên cạnh đó, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.
 Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.
Năm 2017 đánh dấu kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch thương mại hay khách du lịch đến Việt Nam. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm. Tuy nhiên bội chi ngân sách, năng suất lao động thấp, thiên tai vẫn là những thách thức với nền kinh tế.

GDP và cạm bẫy "thịnh vượng"

Tổng hoà của sự “thịnh vượng” đến từ mỗi người dân, những thứ mà nhiều khi không thể đo lường được bằng GDP.

Năm 1776, khi nước Mỹ vừa mới tuyên bố độc lập với lời văn bất hủ của Thomas Jefferson, thì ở bên kia bờ Đại Tây Dương, một tác phẩm bất hủ khác cũng ra đời: Sự thịnh vượng của các quốc gia (The wealth of the nations). Cuốn sách là kinh điển của giới kinh tế học, và là nền tảng cho những tranh luận sau này về “thịnh vượng”, như lý thuyết giải thích “vì sao các quốc gia thất bại” của Daron Acemoglu và James Robinson mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trích dẫn trong một bài phát biểu đầu năm.  

Để trở thành một “quốc gia thịnh vượng” là khó. Cái khó trước tiên là về mặt định nghĩa: thịnh vượng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, hay mang tính đa chiều để bao gồm cả phúc lợi, công bằng xã hội, và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân? Nếu xét đơn chiều về mặt kinh tế, GDP đầu người hẳn nhiên là chỉ số được quan tâm nhiều nhất. Nhưng cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, GDP không phải là không có vấn đề. Từ lâu, nhiều tổ chức đã sử dụng chỉ số GDP đầu người tính theo giá so sánh (PPP) để phản ánh được chính xác hơn sức mua tương đương ở các quốc gia khác nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.