Lo sợ gây mê dạ dày
Chị Huỳnh Thị Hải Vân trú tại Tây Hồ, Hà Nội tâm sự chị bị viêm dạ dày mãn tính. Ngày trước mỗi lần đi nội soi dạ dày là nỗi ám ảnh kinh hoàng với chị, thậm chí vì quá sợ mà chị không dám đi nội soi. Gần đây có biện pháp nội soi dạ dày có gây mê chị mới dám đi nội soi.
Qua hai lần nội soi chị thấy nhẹ nhàng, không có cảm giác gì và chị coi mỗi năm nên nội soi dạ dày 1 lần để bảo vệ sức khoẻ.
Tuy nhiên, sau khi thấy có người tử vong do sốc thuốc mê, hai người liền lúc khiến chị Vân sợ hãi và nghĩ có lẽ không dám nội soi gây mê thêm lần nữa.
Hay như trường hợp của Bùi Thị Nga trú tại thành phố Hưng Yên, năm ngoái chị Nga lên Hà Nội khám và có thực hiện nội soi dạ dày có gây mê. Sau nội soi dạ dày gây mê chị Nga bị sốc thuốc nhưng thể nhẹ dị ứng mặc dù trước đó chị đã test thuốc.
Sau đó, chị Nga phải điều trị chuyên môn dị ứng lâm sàng cả tuần mới khỏi. Từ đó đến nay, chị Nga sợ không dám nội soi dạ dày gây mê. Tuần trước, dù bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày gây mê nhưng chị nói về dị ứng với thuốc nên phải nội soi thường. Chị kể nội soi thường chị rất sợ hãi, sau nội soi chị bị nôn oẹ và đau bụng nhưng như thế còn đỡ lo lắng hơn.
Hơn 10 bác sĩ của cùng với các trang thiết bị của bệnh viện được huy động để cứu Th, nhưng, tim cậu bé 7 tuổi đã ngừng đập. (Ảnh minh họa) |
Trường hợp của em Nguyễn Dư Th. Đắk Lắc được gia đình đưa đến bệnh viện khám nội soi dạ dày. Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ tiêm thuốc gây mê cho Th.
Tuy nhiên, sau hơn 1 phút tiến hành xong nội soi với kết quả Th. bị viêm xung huyết dạ dày, thì người em có dấu hiệu sụt giảm oxy.
Hơn 10 bác sĩ của cùng với các trang thiết bị của bệnh viện được huy động để cứu Th, nhưng, tim cậu bé 7 tuổi đã ngừng đập.
Theo phản ứng của gia đình nạn nhân thì bác sĩ trực tiếp gây mê cho Th. đã bỏ qua việc kiểm tra phản ứng phụ đối với thuốc gây mê. Nhưng theo giải thích của bác sĩ gây mê, thuốc gây mê này không nằm trong danh mục kiểm tra trước của Bộ y tế.
Th là vận động viên cờ vua trẻ của tỉnh Đắk Lắc.
Có đang lạm dụng gây mê nội soi?
Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn- chuyên môn gây mê hồi sức Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nội soi gây mê không phải là lạm dụng thuốc gây mê mà nó được chỉ định sử dụng bình thường.
Bác sĩ Tuấn cho biết gây mê trong nội soi tiêu hóa ngày càng phổ biến, một phần nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng, giúp làm giảm cảm giác đau, cảm giác sợ hãi cho bệnh nhân, hơn nữa, gây mê trong nội soi tiêu hóa làm cho bệnh nhân đỡ kích thích hơn, giúp quá trình thực hiện thủ thuật được thuận lợi, áp dụng được nhiều kỹ thuật đem lại sự chính xác cao: cắt polyps, cắt hớt niêm mạc, chẩn đoán ung thư sớm bằng nhuộm màu, tiêm xơ tĩnh mạch phình vị, thắt tĩnh mạch thực quản, tiêm cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa
Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn cho biết dù là nội soi gây mê nó vẫn có thể xảy ra các phản ứng sốc phản vệ nhẹ thì dị ứng như trường hợp của chị Nga ở trên, nặng thì bệnh nhân có thể tử vong nhanh phóng.
Bác sĩ Tuấn cho biết khi thực hiện thủ thuật này thì người bác sĩ phải có kinh nghiệm và phải thăm hỏi kỹ tiền sử của bệnh nhân để tránh các tai biến có thể xảy ra như trước đó bệnh nhân đã thực hiện lần nào chưa, có tiền sử dị ứng với thuốc nào, thực phẩm nào… rồi mới tiến hành tiêm gây mê nội soi.
Hiện nay một số thuốc gây mê trong nội soi tiêu hoá có tác dụng nhanh và thời gian bán thải cũng rất nhanh nên người bệnh không cần phải lo lắng.