Gạt nước mắt, nông dân Thủ đô đứng dậy sau bão

Sau một tuần gây ngập úng, nước sông Hồng đã rút khỏi các vườn đào, quất cũng như một số vùng trồng hoa màu ở vùng ven sông Hồng (Hà Nội). Nhưng nhiều cánh đồng vẫn phủ một lớp bùn dày, đặc quánh, cây cối héo rũ, chết dần.

"Thủ phủ" trồng phật thủ thiệt hại tiền tỷ 

Từ đê sông Hồng nhìn xuống cánh bãi các xã Trung Châu, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà…, chúng tôi thấy khắp nơi chỉ có một màu xám của bùn đất bám trên cây cối đang héo rũ, chết dần. 

Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Oanh (30 tuổi, thôn Chùa Ngụ, xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội) khi đang trở lại thăm vườn phật thủ của gia đình tại xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng). Sau khi nước lũ sông Hồng rút đi, giờ đây cả một vùng rộng lớn trồng phật thủ của gia đình chị và các hộ xung quanh trở nên tan hoang, nhuốm màu chết chóc.

Bà Đinh Thị Trang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắc Sở cho biết, phật thủ là loài cây chỉ ưa đất tơi xốp, pha cát ven sông. Do vậy nhiều người dân Đắc Sởđã thuê thêm những diện tích ven sông Đáy, sông Hồng ở các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng để trồng phật thủ.

2 năm trước, vợ chồng Oanh thuê lại 1,5ha đất ven sông Hồng của một hộ gia đình với giá hơn 3 triệu đồng/sào để trồng phật thủ. Cây đang chuẩn bị cho thu hoạch vụ đầu tiên để bán vào dịp rằm tháng 8 và Tết Nguyên đán thì bất ngờ "tai họa" trên trời đổ xuống, nước lũ đã nhấn chìm tất cả.

Gat nuoc mat, nong dan Thu do dung day sau bao
 Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại (bên trái) cùng lãnh đạo huyện Mê Linh và Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra việc khôi phục sản xuất rau màu tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh.

Nhặt từng quả phật thủ rụng trong vườn, Oanh không khỏi xót xa, nói: "Vòng đời của cây phật thủ chỉ 5-6 năm, bắt đầu cho trái từ năm thứ hai. Cây cho năng suất cao nhất là từ năm thứ 3, đến năm thứ 5 thì hết lứa. Gia đình tôi vay ngân hàng 300 triệu đồng, cộng với tiền túi, tổng đầu tư cho vườn là gần 1 tỷ đồng, nhưng giờ mất tất cả rồi".

Anh Vương Trí Hưng (thôn Trung Kỳ, xã Đắc Sở) còn rơi vào cảnh thê thảm hơn khi trong 2 năm qua anh bỏ ra 750 triệu đồng, trong đó vay ngân hàng 600 triệu để trồng gần 1ha phật thủ ở xã Liên Hà (huyện Đan Phượng). Con đường dẫn vào vườn của anh Hưng vẫn sình lầy, ngập ngụa trong bùn cao tới 50cm, khiến anh chưa thể kéo máy móc lên được. Thiệt hại cũng gần 1 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắc Sở - Đinh Thị Trang cho hay, tính đến ngày 17/9, 245 hộ trồng phật thủ của xã bị thiệt hại do lũ, trên 300ha xóa sổ hoàn toàn, tổng thiệt hại ước tính trên 250 tỷ đồng.

Cũng như nông dân xã Đắc Sở, hàng trăm hộ trồng đào, quất ở các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên (quận Tây Hồ) đang mướt mồ hôi khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Ước tính thiệt hại về cây trồng trên địa bàn quận khoảng 161,1ha, tương đương 132,18 tỷ đồng, trong đó có khoảng 35,5ha quất, 105ha đào và hơn 20ha hoa màu...

Gắn bó với nghề trồng đào vài chục năm, anh Đỗ Ngọc Bảo, chủ vườn đào tại Nhật Tân không giấu được vẻ mệt mỏi khi nhìn vào khu vườn đào rộng hàng trăm m2 đang héo rũ. 

"Chúng tôi đã cố gắng di dời cây lên những khu vực cao hơn, nhưng nước lũ dâng lên nhanh quá. Chỉ trong vài tiếng, cả vườn chìm nghỉm. Hàng năm, thời gian này các nhà vườn đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ đào Tết để đưa ra thị trường những cây đào, cây quất đẹp nhất. Giờ thì chẳng còn gì để bán" - anh Bảo buồn rầu nói.

Sẵn sàng khôi phục sau lũ, gieo trồng sớm cây vụ đông

Trao đổi với PV Báo NTNN, điều mong mỏi nhất lúc này của các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ vừa qua là được các ngân hàng cho giãn nợ, khoanh nợ đối với các hộ đang vay vốn, đồng thời cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để tái sản xuất.

Bà Đinh Thị Trang cũng mong muốn thành phố, huyện quan tâm, có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân về vốn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… để nhanh chóng sản xuất trở lại.

Trong khi đó, theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, địa phương có hơn 1.000ha lúa đã bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu bị hư hỏng; diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng năng suất khoảng 450ha.

Gat nuoc mat, nong dan Thu do dung day sau bao-Hinh-2
 Gần 1,5 ha phật thủ của chị Nguyễn Thị Oanh bị nước lũ nhấn chìm, thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có khoảng 14ha nhà màng, nhà lưới bị hư hỏng, tốc mái. Hơn 41ha nuôi trồng thủy sản bị ngập và gần 600 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi…

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ - Cấn Văn Hồng cho biết, ngay sau khi bão số 3 đi qua và mưa lũ giảm, huyện đã chỉ đạo các xã huy động lực lượng tập trung khơi thông dòng chảy để cây lúa, hoa màu tiếp tục phát triển.

"Đối với những diện tích bị gãy, đổ, huyện khuyến cáo bà con thu hoạch sớm; thực hiện thu hoạch lúa đến đâu thì làm đất để chuẩn bị gieo trồng cây vụ đông đến đó" - ông Hồng nói thêm.

Nhận định thiên tai gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, UBND huyện Phúc Thọ đã rà soát, bổ sung kế hoạch tăng thêm diện tích sản xuất vụ đông 2024. Theo đó, huyện phấn đấu tăng thêm khoảng 200ha rau màu ngắn ngày.

Lãnh đạo huyện Phúc Thọ cho biết, huyện xác định vụ đông là vụ chính, có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân và duy trì tăng trưởng cho huyện trong năm 2024. Do vậy, UBND huyện đề nghị các phòng ban chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung dồn sức cho vụ đông 2024. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là tổ chức chiến dịch nạo vét kênh mương thuỷ lợi để phục hồi sản xuất.

hiều 18/9, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã trực tiếp đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Mê Linh, một trong những địa phương có diện tích trồng rau lớn nhất Thủ đô. Ông Đại cho biết, theo kế hoạch, vụ đông năm nay Hà Nội dự kiến gieo trồng 29.000ha. Song, để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở NNPTNT Hà Nội đã đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông lên 36.000ha. Trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển cây khoai tây gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, địa phương đang chỉ đạo khẩn trương phục hồi sản xuất, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống rau ngắn ngày để kịp thời cung ứng cho thị trường. Huyện cũng huy động các lực lượng hỗ trợ người dân chuẩn bị đất và gieo trồng vụ mới.

Tại cánh đồng thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, mưa lũ đã khiến phần lớn diện tích rau màu bị ngập úng, chỉ còn lại bùn đất. Đến nay, nước đã rút trên phần lớn diện tích canh tác và người dân đang tích cực chuẩn bị cho vụ trồng mới. 

Thôn Đông Cao là vựa rau lớn nhất của huyện Mê Linh, cung cấp hàng trăm tấn rau mỗi ngày cho thị trường Hà Nội, vì vậy việc khôi phục sản xuất tại đây được huyện Mê Linh đặc biệt quan tâm. Dự kiến, chỉ trong 20 - 25 ngày nữa, sản lượng rau sẽ được phục hồi đáng kể.

Theo Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, ước tính tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP sau cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.286 tỷ đồng. Trong đó, trồng trọt thiệt hại khoảng 1.956 tỷ đồng; chăn nuôi ước thiệt hại 31,8 tỷ đồng, thủy sản ước thiệt hại 298,9 tỷ đồng. Chưa kể mưa bão đã gây ra 32 sự cố sạt lở liên quan đến đê điều, ảnh hưởng đến đê điều, bờ bãi sông; gây ra 151 sự cố công trình thủy lợi.

Hezbollah, lực lượng bóng tối đe dọa thổi bùng chiến tranh Trung Đông

Hezbollah, một trong những nhóm vũ trang phi nhà nước được trang bị mạnh mẽ nhất thế giới, đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi có khả năng tham gia vào cuộc xung đột Israel-Hamas, điều có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Hezbollah, luc luong bong toi de doa thoi bung chien tranh Trung Dong
Năm 1982, trong cuộc nội chiến kéo dài 15 năm tại Lebanon, Hezbollah được hình thành từ nỗ lực của Iran nhằm lan tỏa Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và đối đầu với sự xâm lược của Israel vào LebanonẢnh: Getty Images.

Honda Accord 2025 đối thủ Toyota Camry liệu có về Việt Nam?

Đợt nâng cấp nhẹ dành cho Honda Accord 2025 tại thị trường Mỹ mang đến một số cải tiến để mẫu sedan hạng D trở nên hấp dẫn hơn như cấu hình SE thể thao khỏe khoắn với tông màu tối.

Honda Accord 2025 doi thu Toyota Camry lieu co ve Viet Nam?

Mới đây, phiên bản nâng cấp Honda Accord 2025 mới đã ra mắt tại Mỹ. Do thế hệ Accord mới nhất hiện tại là thế hệ thứ 11 chỉ vừa chính thức được công bố vào cuối năm 2022 để bắt đầu kinh doanh từ năm 2023 trở đi, nên mẫu sedan hạng D này chưa cần thiết phải thay đổi quá nhiều. Hãng Nhật chỉ đưa ra một số chỉnh sửa và bổ sung ở quy mô nhỏ.

Kỳ lạ 'cây thiêng' tự động phun nước, người uống sẽ gặp điều may?

Mặc dù hiện tượng này vẫn chưa được giải thích một cách thấu đáo, một số nhà khoa học cho rằng sự thay đổi lớn của áp suất không khí dọc theo bờ biển Adriatic có thể là nguyên nhân.

Ky la 'cay thieng' tu dong phun nuoc, nguoi uong se gap dieu may?
Trong một ngôi làng nhỏ bên bờ biển Adria, Estonia, có một cây cổ thụ đặc biệt đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong suốt hàng chục năm qua. Cây này không chỉ nổi bật bởi tuổi đời hàng trăm năm mà còn bởi khả năng tự phun nước từ thân cây, một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được. (Ảnh: News18)
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.